Top 3 # Xem Nhiều Nhất Uống Thuốc Sốt Rét Phòng Covid Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Suýt Chết Vì Uống 15 Viên Thuốc Chữa Sốt Rét Để Phòng Bệnh Covid

Nghe theo tin đồn thuốc chữa bệnh sốt rét có tác dụng phòng bệnh COVID-19, một người đàn ông đã uống khoảng 15 viên thuốc này. Kết quả phòng bệnh chưa thấy đâu nhưng bệnh nhân đã rơi vào tình trạng ngộ độc, nôn trớ, tụt huyết áp… và phải nhập viện cấp cứu.

Bệnh nhân là nam, 44 tuổi, Hà Nội được chuyển vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Trước đó, bệnh nhân được người nhà đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện của Hà Nội với những dấu hiệu của ngộ độc như tụt huyết áp, nôn, mắt nhìn lơ mơ. Bệnh nhân đã uống khoảng 15 viên thuốc sốt rét để “dự phòng COVID-19” do nghe theo mách bảo trên mạng. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu ban đầu, rửa ruột và sử dụng than hoạt tính sau khi ổn định thì chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh nhân đã mua dự trữ ở nhà 100 viên với mục đích dùng cho bản thân và những người trong gia đình. Đây là trường hợp đầu tiên được cơ quan y tế y ghi nhận bị ngộ độc thuốc sốt rét do uống để dự phòng COVID-19.

Theo Dược sĩ Bùi Sỹ Thành, việc người dân tìm mua thuốc này về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây nguy hiểm. Vì, cho đến nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào được hoàn toàn công nhận là đặc hiệu với COVID-19. Thông tin về tác dụng chữa COVID-19 của hai thuốc này mới chỉ là thông tin sơ bộ về kết quả nghiên cứu bước đầu, trên quy mô nhỏ và vẫn đang tiếp tục phải nghiên cứu kỹ thêm. Hydroxychloroquine vẫn chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế công nhận và chính thức đưa vào phác đồ điều trị và khuyến cáo sử dụng.

Cho dù khi thuốc này được công nhận và được khuyến cáo sử dụng trong điều trị COVID-19, thì cũng chỉ được sử dụng khi bác sĩ chỉ định và có liều lượng sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả đối với từng trường hợp bệnh nhân. Vì vậy, nếu người dân có sẵn thuốc này thì cũng không được tự ý dùng được. Vì có thuốc trong tay mà dùng không đúng, bệnh không khỏi mà còn gặp bất lợi do thuốc, nguy cơ khó lường.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và đồng nghiệp là dược sĩ Hà Quang Tuyến cũng đã lên tiếng cảnh báo về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc trị sốt rét (hoạt chất chloroquine và hydroxychloroquine). Cụ thể, hydroxycloroquin/cloroquin từ trước đến nay vẫn thường được biết đến và sử dụng trong điều trị các bệnh lý sốt rét, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh hệ thống như lupus ban đỏ…

Hydroxycloroquin là Cloroquin có gắn thêm nhóm (-OH) để giảm các tác dụng phụ so với Cloroquin thông thường cho dù vậy thuốc vẫn có rất nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn, mắt có thể bị phù, teo điểm vàng, rối loạn màu sắc, mất phản xạ hố võng mạc; ảnh hưởng đến thị trường mắt dẫn đến khó nhìn, khó đọc, sợ ánh sáng. Những tổn thương này có thể xảy ra ngay cả khi đã ngừng dùng thuốc.

Nó cũng gây ra các rối loạn tạo máu khác nhau như thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu, tan máu ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD. Trong đó tác dụng phụ với tim mạch là nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến xoắn đỉnh, rung thất và đột tử.

Còn theo chúng tôi Hoàng Bùi Hải – Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có khuyến cáo một cách chính thức về việc sử dụng thuốc này cho dự phòng hay chữa bệnh COVID-19. Hydroxycloroquin/cloroquin là thuốc phải kê đơn, việc sử dụng thuốc như thế nào cho có hiệu quả (liều bao nhiêu, thời gian bao lâu) phải do bác sĩ quyết định.

“Chúng tôi khuyến cáo cộng đồng cần tuân thủ đầy đủ khuyến cáo của Bộ Y tế, khi có bệnh, nghi ngờ có bệnh cần tư vấn thầy thuôc, tuyệt đối không tự ý mua thuốc Hydroxycloroquin để uống nhằm mục đích dự phòng hoặc điều trị tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.” chúng tôi Hoàng Bùi Hải chia sẻ.

Nguồn: Bộ Y tế Việt Nam

Link: https://suckhoedoisong.vn/suyt-chet-vi-uong-15-vien-thuoc-chua-sot-ret-de-phong-benh-covid-19-n170696.html

Bác Sĩ Mỹ Nói Thuốc Sốt Rét Hydroxychloroquine Có Thể Trị Và Phòng Ngừa Covid

Theo một nhóm các bác sĩ Mỹ, hydroxychloroquine – một loại thuốc trị sốt rét và lupus – đã giúp hơn 90% bệnh nhân COVID-19 cải thiện tình trạng bệnh.

“Chúng tôi tin rằng có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục về lợi ích cả trước và sau quá trình phơi nhiễm”, hai quan chức của Hiệp hội Bác sĩ và Phẫu thuật viên Hoa Kỳ, bác sĩ Michael Robb và bác sĩ Jane Orient đã viết trong một lá thư gửi Doug Ducey – Thống đốc bang Arizona.

The Epoch Times cho hay, hai bác sĩ Robb và Orient đã trích dẫn dữ liệu quan sát đến ngày 20/4 từ nhiều quốc gia của khoảng 2.333 bệnh nhân được điều trị bằng hydroxychloroquine, một số kết hợp với kẽm hoặc azithromycin. Trong số đó, 91,6% ghi nhận sự cải thiện lâm sàng.

Hầu hết các dữ liệu trong bảng ( pdf) đề cập đến hydroxychloroquine như một biện pháp điều trị COVID-19, nhưng một nghiên cứu chỉ ra nó có hiệu quả như một biện pháp dự phòng, các bác sĩ cho biết. Hầu hết các dữ liệu được thu thập dựa trên cơ sở quan sát, hay không được thu thập thông qua các nghiên cứu chính thức. Trong một số trường hợp, tên của bác sĩ được liệt kê nhưng không có thông tin chi tiết. Bảng dữ liệu cũng có một số dấu hỏi.

“Dựa trên bằng chứng này, chúng tôi yêu cầu ngài hủy bỏ lệnh hành pháp ngăn cấm việc sử dụng hydroxychloroquine (HCQ) và chloroquine (CQ), đồng thời ban bố thêm lệnh chỉ định các cơ quan chức năng không áp đặt bất kỳ yêu cầu nào đối với việc kê đơn CQ, HCQ, azithromycin hoặc các loại thuốc khác nhằm điều trị hoặc ngăn ngừa Covid-19, trừ phi yêu cầu này được áp dụng đại trà cho tất cả các loại thuốc được phê duyệt khác có thể được sử dụng ngoài nhãn hiệu cho bất kỳ chứng bệnh nào khác”, họ đã viết.

Lệnh hành pháp của Thống đốc Ducey ( pdf) tuyên bố rằng, “Các toa thuốc dự phòng trong phòng ngừa COVID-19 đều bị nghiêm cấm trừ khi có bằng chứng bình duyệt trích dẫn hiệu quả dự phòng của thuốc”.

Một nghiên cứu công bố ngày 1/5 cho thấy bệnh nhân dùng hydroxychloroquine với azithromycin xuất hiện Hội chứng QT kéo dài lớn hơn, có thể dẫn đến tình trạng tim đập nhanh. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy sự gia tăng nhịp tim ở những bệnh nhân dùng chung cả hai loại thuốc này. Cả hai nghiên cứu đều được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (Journal of the American Medical Association).

Bệnh Sốt Rét: Triệu Chứng, Điều Trị Và Phòng Ngừa

Sốt rét đã từng là vấn đề sức khỏe gây sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Muỗi là loài động vật gây lây truyền bệnh sốt rét. Đất nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi.

Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét có giảm đi nhiều phần. Tuy nhiên, đây vẫn là một bệnh nguy hiểm và dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều cần nắm biết thông tin về bệnh để có thể nhận ra, thăm khám và điều trị kịp lúc.

Sốt rét là bệnh do nhiễm ký sinh trùng. (Ký sinh trùng là sinh vật rất nhỏ chuyên sống trên cơ thể người hoặc động vật lớn để lấy chất dinh dưỡng, dưỡng khí, nơi trú ẩn…). Muỗi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét khi hút máu các con vật bị bệnh sốt rét. Ký sinh trùng phát triển trong muỗi và truyền sang con người qua vết chích độc hại.

Để hiểu rõ hơn về ký sinh trùng với những triệu chứng nhận biết kịp thời hãy tìm hiểu với bài viết: “Nhiễm ký sinh trùng: Dấu hiệu và những điều cần biết” của bác sĩ Đinh Gia Khánh

Sốt rét khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Bệnh có thể nhẹ và thể nặng. Sốt rét thể nặng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí là tử vong.

2. Các triệu chứng của bệnh sốt rét là gì?

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Vì có triệu chứng sốt và rét nên bệnh được đặt tên là sốt rét.

Sốt rét nặng có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

Gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị sốt trong khi đi du lịch hoặc sau khi bạn quay trở lại từ một “vùng dịch tễ sốt rét”. Vùng dịch tễ nghĩa là nơi có nhiều người bị bệnh này. Các vùng dịch tễ sốt rét có thể tham khảo trong thông báo của bộ y tế Việt Nam hay trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới. Hãy chắc chắn nói với bác sĩ nơi bạn đã đi, bao gồm cả sân bay quá cảnh.

4. Tôi sẽ cần làm xét nghiệm?

Đúng. Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn bị sốt rét thì họ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng sốt rét. Có vài loại ký sinh trùng khác nhau, cách điều trị cũng khác nhau tùy loại. Nếu bạn bị sốt rét, bác sĩ cần biết bạn bị nhiễm loại nào để có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Xét nghiệm máu cũng có thể cho thấy nếu sốt rét đang gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

5. Bệnh sốt rét được điều trị như thế nào?

Các bác sĩ cho thuốc để loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Đôi khi phải uống nhiều hơn một loại thuốc hoặc thậm chí phải nhập viện để truyền thuốc nếu bạn bị thể sốt rét nặng (còn gọi là sốt rét ác tính).

Sau khi bạn bắt đầu điều trị, bạn sẽ được xét nghiệm máu mỗi ngày trong vài ngày. Các xét nghiệm là để đảm bảo thuốc đang hoạt động tốt. Nếu không, bác sĩ có thể cho một loại thuốc khác.

6. Bệnh sốt rét có thể phòng ngừa được không?

Việc uống thuốc có thể giúp ngừa bệnh khi bạn sắp và đang đi đến khu vực dịch tễ của bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nếu bạn cần. Hãy uống chính xác như những gì được hướng dẫn, nếu không có thể sẽ chẳng có tác dụng gì cả. Uống thuốc sốt rét rất quan trọng ngay cả khi bạn đi du lịch đến một nơi bạn từng sống.

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm quanh năm, nhiều cây xanh. Bệnh sốt rét thường rộ lên cùng thời điểm với mùa sinh sản mạnh của muỗi là đầu và cuối mùa mưa. Vùng có nhiều người bị mắc sốt rét thường là vùng rừng núi ở các tỉnh từ 20 độ Bắc trở xuống, gồm Bắc Trung Bộ, Miền Trung – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Bạn đã nghe đến cây Ngải cứu chưa? Loài cây này sở hữu một nhóm khá rộng với những đặc tính trị liệu. Bao gồm: chống sốt rét, chống viêm, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, ngừa tổn thương gan, chống co thắt và chống nhiễm trùng

6.1. Bạn cũng có thể giảm nguy cơ bằng cách ngăn muỗi đốt:

Ở trong nhà vào ban đêm – sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc vì đây là thời điểm hoạt động mạnh của muỗi

Mang giày, áo sơ mi dài tay và quần dài khi ra ngoài.

Mang thuốc xịt hoặc kem có chứa DEET hoặc hóa chất picaridin, muỗi rất sợ các hóa chất này.

Ngủ trong có cửa sổ và cửa ra vào thông thoáng hoặc kín và có điều hòa không khí.

Ngủ trong mùng có tẩm thuốc chống muỗi

Mọi người có thể bị sốt rét ngay cả khi đã dùng thuốc để phòng ngừa.

6.2. Nếu tôi có thai thì sao?

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao hơn những người khác và họ có thể bị bệnh nặng hơn. Sốt rét có thể gây ra các vấn đề sau:

Sảy thai – Đây là khi thai kỳ tự kết thúc trước khi người phụ nữ mang thai được 20 tuần.

Trẻ sinh ra quá nhỏ, quá sớm hoặc bị nhiễm sốt rét

Tử vong của mẹ hoặc em bé – Đứa bé có thể chết trước hoặc sau khi sinh.

Nếu có thể, các bà bầu nên tránh những khu vực thường gặp sốt rét cho đến khoảng 2 tháng sau khi sinh.

Như vậy, chúng ta đã biết sốt rét là bệnh được muỗi truyền qua con người qua vết chích. Cách tốt nhất để phòng ngừa sốt rét là tránh đi đến các vùng dịch tễ, hạn chế sự sinh sản của muỗi và tự bảo vệ mình khỏi bị muỗi chích.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Thuốc Điều Trị Sốt Rét Quinin

Quinine ® (Lafran) [viên chlorhydrat].

Quinoforme ® tiêm (formiat) (Synthé labo).

Quinimax ® [+quinidin, cinchonin, cinchonidin] (Sanofi Winthrop).

Ar siquinoforme ® [quinin acetarsolat] (Synthelabo).

Tính chất: alcaloid của cây quinin có tác dụng diệt thể phân bào: quinin được dùng trong điều trị các thể sốt rét đề kháng với choloroquin hay các thể sốt rét nặng khác mà chỉ có thể dùng đường tiêm.

Chỉ định

Điều trị bệnh sốt rét do p.falciparum trong các vùng đa kháng thuốc:

Truyền tĩnh mạch chậm để điều trị cấp cứu mọi người bị sốt rét nặng hay có biến chứng và không thể uống được do hôn mê, co giật, nôn hay ỉa chảy;

Theo đường uống dùng cho những người ít nặng hơn, biểu hiện bị nhiễm các chủng có thể kháng với chloroquin; khi đó, đôi khi người ta dùng phối hợp với pyrimethamin/sulfadoxin hay với một tetracyclin.

Được khuyên dùng cho chuột rút châh về đêm.

Liều dùng: (mọi liều lượng được biểu hiện bằng quinin gốc):

DÙNG ĐƯỜNG TĨNH MẠCH

Liều cần thiết, nên pha loãng trong dung dịch glucose 5% để bù lại hạ đường huyết, được cho truyền vào một tĩnh mạch lớn, theo tổng thể tích 10ml/kg. Nếu thiếu glucose, người ta có thể dùng dung dịch sinh lý bình thường. Phương pháp dùng thuốc này làm giảm nguy cơ hạ huyết áp nặng với suy hô hấp và viêm tĩnh mạch huyết khối đi kèm theo.

Khi ta không có vật tư để truyền, có thể cho dùng quinin tiêm tĩnh mạch với liều 10mg/kg cách quãng 8 giờ. Tuy vậy, phương pháp này chỉ được áp dụng cuối cùng do quinin rất kích ứng và có thể dẫn đến hoại tử tại chỗ và tạo nên một áp xe tại chỗ tiêm.

Người lớn và trẻ em: người ta cho truyền 10mg/kg trong 4 giờ, cách quãng 8 đến 12 giờ. Với người lớn bị nặng, lần truyền đầu là 20mg/kg có thể hiệu quả hơn nhưng người ta chỉ cho dùng không quá nguy hiểm những liều như vậy khi chắc chắn là người bệnh chưa được chữa bằng quinin hay meAoquin và có thể đặt dưới chế độ theo dõi về tim. Cần phải theo dõi cẩn thận nhịp tim và huyết áp động mạch trong khi truyền, giảm tốc độ truyền khi thấy loạn nhịp.

Ngừng truyền ngay khi người bệnh có thể dùng quinin bằng đường uống.

Những liều duy trì phải được chia làm 3 lần dùng đổi với những người bị suy thận. Khi ta không có sẵn quinin và không thể theo dõi tim được, có thể cho dùng quinidin. Một liều nạp ban đầu 15mg/kg trong dung dịch sinh lý bình thường được truyền trong 4 giờ. Liều này được tiếp bằng một liều duy trì 7,5mg/kg truyền cách quãng 8 giờ cho tới khi người bệnh có thể uống được thuốc.

DÙNG ĐƯỜNG UỐNG: nếu có thể nên cho dùng quinin theo đường uống.

Nếu một phần hay cả liều bị nôn trong giờ sau khi uống, phải uống lại ngay.

Người lớn: 600mg cách quãng 8 giờ trong 3 tới 7 ngày.

Trẻ em: 10mg/kg cách quãng 8 giờ trong 3 tới 7 ngày.

Trong chuột rút chân về đêm: 300mg vào buổi tối.

Chống chỉ dịnh

Đã bị mẫn cảm với quinin hay quinidin.

Rung tâm nhĩ, hemoglobin niệu, viêm thần kinh thị giác, suy gan nặng, nhược cơ.

Thận trọng

Trong phạm vi có thể, phải theo dõi glucose huyết trong quá trình điều trị. Người bệnh và việc cho dùng quinin có thể dẫn đến tiết insulin vì vậy gây hạ đường huyết; người ta có thể khắc phục bằng truyền glucose đậm đặc hơn (50%).

Dùng khi có thai: không được ngừng điều trị với quinin trong khi có thai, mặc dù gây sảy thai được coi là’ với liều cao, bởi thuốc bảo vệ tính mạng người mẹ. Khi được cho dùng theo đường tĩnh mạch, tốc độ truyền không được vượt quá 10mg/kg cách quãng 8 giờ.

Giảm liều khi suy thận.

Truyền tĩnh mạch: theo dõi điện tâm đồ (quãng Q-T kéo dài và loạn nhịp xuất hiện chứng tỏ quá liều); khi trụy tim mạch, cho dùng một corticoid (ví dụ như cho 10-20mg dexamethason vào dịch truyền).

Tác dụng phụ: các phản ứng nặng hiếm gặp với điều kiện là nồng độ trong huyết thanh không vượt quá 5mg/lit.

Các dấu hiệu nhiễm độc cinchonin nhẹ tối vừa (ù tai, nhức đầu, giảm thính lực và thị lực, nôn và ỉa chảy) xuất hiện, thường là vào ngày điều trị thứ ba, ít khi cần ngừng thuốc này nhưng nếu phải ngừng quinin sớm, nên cho thêm tetracyclin trong 7 ngày nữa.

Các hiện tượng đặc ứng cũng có thể xảy ra nhưng ít phổ biến. Chúng gồm có mẩn ngứa, nổi mề đay hay ban da, xuất huyết dưới da hay dưới niêm mạc và phù ở niêm mạc mi mắt và phổi.

Bệnh sốt rét thường dẫn đến các tổn thương về thận, có thể thành suy thận cấp và vô niệu gây tử vong. Hiếm thấy hơn, vô niệu là hậu quả của sốt vàng da tăng hemoglobin niệu, một hội chứng có đặc điểm là tan máu ồ ạt làm tăng huyết sắc tố trong máu và huyết sắc tố niệu. Mặc dù trườc đây, người ta đã cho hội chứng này là do điều trị không đầy đủ bằng quinin, nhưng còn chưa biết được nguyên nhân chính xác.

Quá liều

Liều độc: từ khoảng 5 lần liều điều trị; trẻ em đặc biệt nhạy cảm; đã ghi nhận tử vong với liều 20mg/kg quinin.

Ù tai, giảm thích lực và chóng mặt. Việc phơi nhiễm với liều độc có thể gây điếc vĩnh viễn.

Giảm thị lực, co hẹp thị trường, chứng song thị và mù về đêm. Phục hồi trở lại bình thường là chậm và không bao giờ đầy đủ.

Các tác dụng của loại quinin biểu hiện bằng hạ huyết áp, rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất và nội tâm thất, các triệu chứng đau ngực và tăng nhịp thất.

Tác dụng kích ứng lên ống tiêu hoá có thể biểu hiện bằng buồn nôn, nôn, đau bụng và ỉa chảy.

ở người lớn, với liều uống duy nhất 3g có thể gây ra ngộ độc nặng, thậm chí chết người. Những liều thấp hơn nhiều cũng có thể gây tử vong ở trẻ em.

Khi bị quá liều, phải làm cho người bệnh nôn và rửa dạ dày tiến hành sớm nhất với khả năng có thể. Sau đó cho uống than hoạt.

Các săn sóc gồm đặt ống nội khí quản và hô hấp hỗ trợ cũng như điều trị triệu chứng loạn nhịp, suy tim và co giật. Không có một biện pháp đặc hiệu nào được chứng minh là có thể làm giảm độc tính hay thúc đẩy sự bài tiết quinin.

Tương tác: với các thuốc kháng acid dạ dày (có thể làm chậm hấp thu quinin); với các thuốc uống chống dông máu (tăng khả năng chống đông); với quinidin (tăng nguy cơ nhiễm độc cinchonin); với các thuốc kiềm hoá nước tiểu (giảm bài tiết của thận).