Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ursodeoxycholic Acid Thuốc Biệt Dược Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thuốc Chống Ứ Mật Ursodeoxycholic Acid (Ursodiol)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A05AA02.

Brand name:

: Ursobil,Ursochol 250 mg, Unoursodiol-300, Bivouro, Ursopa, Urdoc 300,Urdoc 100, Maxxhepa urso ,Asopus ,Catolis,Beenenit,Verni-Topbee, Cuellar,Urxyl,Zuiver, Livursol ,Ursolcaps, Ursimex 300, Zozo 150,Galfit,Midanitin 250, Usolin,Ursocholic-OPV , Uristic ,Pancrezym,Oripra 150mg, SaVi Urso 300,Ursokol 300, Hep-Uso 150,Hep-Uso 250, Adercholic 200,Uforgan, Ukapin,Granbas,Vacocholic 150, Ulictan 200, Homan, Ursoterol 500mg,Ursoterol 250mg, Phuhepa 150mg,Phuhepa, Dourso,pendo-Ursodiol C 500 mg,pendo-Ursodiol C 250 mg, Lodegald-Urso, Amursolic,Meyerurso,Meyerursolic,Meyerursolic F, Galcholic 100,Galcholic 150,Galcholic 200,Galcholic 300, Macibin,Burci,Prohepatis,Tatridat,Hypodat,Megistan,Ursofast, Uruso, Ursodeo Capsules 300mg,Ursodeo Tablets 100mg, Ursocure, Uldeso tab., Hueso Tab,Ursomaxe Tablet, Ursoliv 250, Ursachol,Ursodox, PMS-Ursodiol C 250mg,pms -Ursodiol C 500mg, Winudihep,

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén /nang 100mg, 150 mg, 200mg, 250mg, 300 mg, 500 mg.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Ursodeoxycholic acid được chỉ định trong điều trị xơ gan ứ mật nguyên phát (PBC) và làm tan các sỏi mật thấu xạ ở những bệnh nhân có túi mật hoạt động.

Sỏi túi mật cholesterol: Sỏi túi mật nhỏ hoặc không triệu chứng, không cản quang, có đường kính dưới 15 mm, túi mật vẫn hoạt động bình thường (được xác nhận bằng chụp X quang túi mật), ở các bệnh nhân có sỏi nhưng bị chống chỉ định phẫu thuật.

Bệnh gan mật mạn tính đặc biệt là chứng xơ gan mật nguyên phát, viêm xơ đường dẫn mật, bệnh gan mắc phải do chứng bệnh nhầy nhớt..

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng đường uống. Chia làm 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tối, uống cùng với bữa ăn.

Liều dùng:

Người lớn: Uống: 13 – 16mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần, cùng với thức ăn hoặc sữa vào buổi sáng và tối. Liều hàng ngày có thể chia không đều và liều lớn hơn cho vào trước giờ đi ngủ để trung hòa sự tăng nồng độ cholesterol mật qua đêm.

Nên uống liều ban đầu 250mg, mỗi ngày 2 lần trong 2 tuần điều trị, sau đó mỗi tuần tăng thêm 250mg/ngày cho tới liều khuyến cáo hoặc đạt tới liều tối đa dung nạp được.

Nếu tiêu chảy xuất hiện trong khi đang tăng liều hoặc cuối thời kỳ điều trị, điều chỉnh lại liều cho tới khi hết tiêu chảy, sau đó liều cũ thường lại được dung nạp.

Người bệnh béo (nặng cân) có thể cần tới liều 20 mg/kg thể trọng/ngày.

Liều thường dùng cho trẻ em chưa được xác định.

Tùy theo kích cỡ và thành phần của sỏi mật có cholesterol, có thể phải điều trị kéo dài 3 tháng đến 2 năm. Cứ cách từ 3 đến 9 tháng lại chụp X-quang túi mật hoặc siêu âm để theo dõi đáp ứng với thuốc. Việc điều trị có thể cần tới 2 năm, phụ thuộc vào kích cỡ của sỏi. Nên tiếp tục điều trị khoảng 3 tháng sau khi chụp X-quang không còn sỏi.

4.3. Chống chỉ định:

Ursodeoxycholic acid không phù hợp trong việc làm tan các sỏi mật không thấu xạ và không nên sử dụng ở những bệnh nhân có túi mật không hoạt động.

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Tương đối: Phụ nữ có thai

Cảnh báo: Đối với liệu pháp điều trị dài hạn, mặc dù acid ursodeoxycholic không có tác dụng gây ung thư nhưng giám sát trực tràng được khuyến cáo thực hiện.

Thận trọng sử dụng: Trong trường hợp điều trị sỏi túi mật cholesterol, nên kiểm tra hiệu quả điều trị bằng chẩn đoán hình ảnh sau 6 tháng.

Trong điều trị bệnh gan mật mạn tính:

Bệnh nhân bị xơ gan kết hợp với suy giảm chức năng tế bào gan hoặc ứ mật (hàm lượng bilirubin huyết trên 200 micromol/L), chức năng gan (và, nếu có thể, nồng độ huyết tương các acid mật) phải được giám sát.

Trong trường hợp ứ mật gây mẫn ngứa, liều dùng của acid ursodeoxycholic cần được tăng dần với liều khởi đầu là 200 mg/ngày. Trong trường hợp này, việc sử dụng đồng thời cholestyramin là cần thiết với điều kiện cholestyramin phải được dùng cách 5 giờ với acid ursodeoxycholic

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Ursodeoxycholic acid không ảnh hưởng đến khả năng điều khiển tàu xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B3

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy khả năng gây quái thai. Không có đủ dữ liệu nghiên cứu để đánh giá khả năng gây quái thai hoặc gây độc bào thai của thuốc này khi dùng trong thời gian mang thai.

Không dùng thuốc cho người mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

Thời kỳ cho con bú:

Không dùng cho người đang cho con bú. Cho đến nay, chưa tài liệu nghiên cứu nào có kết luận cụ thể về vấn đề này. Không sử dụng acid ursodeoxycholic trong thời kỳ mang thai ngoài trừ có chỉ định rất hạn chế và được thẩm định

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR): Hiếm gặp: ADR <1/1000

Tiêu hóa: Tiêu chảy hiếm khi xảy ra.

Do tính tan ở ruột rất kém, acid ursodeoxycholic không gây kích ứng màng nhầy ruột, do đó các trường hợp tiêu chảy là rất hiếm.

Gia tăng chứng ngứa ngáy, mề đay khi bắt đầu điều trị chứng ứ mật nặng. Do đó, liều khởi đầu khuyến cáo của các bệnh nhân này là 200 mg/ngày.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Một số loại thuốc, như cholestyramine, charcoal, colestipol và một số thuốc kháng acid (như nhôm hydroxid) kết hợp với các acid mật trong in vitro. Do đó, chúng có thể có tác dụng tương tự trong in vivo và có thể gây trở ngại cho việc hấp thu của Ursodeoxycholic acid.

Không dùng đồng thời với cholestyramin: Tác dụng của acid ursodeoxycholic bị giảm do gắn kết với cholestyramin và bị đào thải ra ngoài. Nếu cần dùng cholestyramin, nên dùng cách 5 giờ với thời điểm dùng acid ursodeoxycholic.

Các thuốc làm tăng thải trừ cholesterol trong mật, như hormone estrogen, các thuốc ngừa thai đường uống giàu estrogen và một số thuốc làm giảm cholesterol trong máu, như clofibrat, không nên dùng với Ursodeoxycholic acid.

Không nên sử dụng với các loại thuốc kích thích tố estrogen, vì các thuốc này gây gia tăng cholesterol mật.

Tránh sử dụng với các thuốc gắn với acid mật khác như các thuốc kháng acid, than hoạt tính vì có thể làm giảm hiệu quả điều trị

Ursodiol có thể làm tăng hấp thu của cyclosporin ở những bệnh nhân cấy ghép.

4.9 Quá liều và xử trí:

Các acid mật được thải qua phân dạng không đổi hoặc dạng biến đổi bởi vi khuẩn. Chưa rõ độc tính nghiêm trọng xảy ra sau khi quá liều. Độc tính rõ nhất là tiêu chảy, có thể được xử trí bằng điều trị triệu chứng và hỗ trợ

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Ursodiol là một acid mật thứ cấp (secondary) được sản sinh từ các vi khuẩn đường ruột, trong khi các acid mật sơ cấp được sản sinh ra từ gan và được tích lũy ở mật. Khi được bài tiết vào đoạn ruột kết, các acid mật sơ cấp có thể được chuyển hóa thành acid mật thứ cấp nhờ các chủng vi khuẩn đường ruột. Các acid mật sơ cấp và thứ cấp giúp cơ thể tiêu hóa lipid.

Ursodiol có hoạt tính điều chỉnh sự cân bằng giữa các thành phần của mật (làm giảm tổng hợp cholesterol ở mật), kích thích và giúp tái tạo tế bào gan, tạo các điều kiện thuận lợi hòa tan các sỏi cholesterol.

Mặc dù Ursodiol không phải là dẫn chất có nguồn gốc sản sinh từ động vật, nhưng nó đã được tìm thấy với số lượng lớn trong mật gấu.

Ursodiol có tác dụng thúc đẩy hấp thu và este hóa vitamin B1 và B2.

Cơ chế tác dụng:

Acid ursodeoxycholic là muối mật tự nhiên có mặt một hàm lượng rất thấp trong cơ thể. Khác với các muối mật nội sinh khác, acid ursodeoxycholic rất ái nước và không có tác dụng tẩy rửa.

Acid ursodeoxycholic có tác dụng lên chu trình gan – ruột của các acid mật nội sinh: Làm tăng tiết dịch mật, giảm tái hấp thu các dịch mật bằng cách ức chế tái hấp thu chủ động tại ruột, từ đó làm giảm nồng độ các acid mật nội sinh trong máu.

Acid ursodeoxycholic là một trong những biện pháp điều trị sỏi mật có bản chất cholesterol bằng cách làm giảm nồng độ cholesterol trong dịch mật. Tác dụng này là sự kết hợp của nhiều cơ chế khác nhau: Giảm tái hấp thu cholesterol, tăng chuyển hóa cholesterol ở gan thành các acid mật thông qua con đường làm tăng hoạt tính tại gan của enzym cholesterol 7 alpha- hydroxylase. Hơn nữa, acid ursodeoxycholic duy trì cholesterol ở dạng hòa tan trong dịch mật

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Phân bố sau khi uống: Ursodiol được hấp thu nhanh chóng. Sau khi uống 96 – 98% được gắn kết với protein huyết tương và được chuyển trực tiếp đến gan, chỉ một lượng nhỏ lưu thông trong vòng tuần hoàn.

Chuyển hóa: Ursodiol nhanh chóng hấp thu vào gan và gắn kết với Glycin hoặc Taurin rồi thải vào mật. Một tỷ lệ nhỏ Ursodiol chịu sự chuyển hóa trong chu trình gan – ruột.

Thải trừ: Ursodiol đào thải qua sữa mẹ, thận, mật và chủ yếu qua phân.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

Từ Điển Thuốc Biệt Dược Và Cách Sử Dụng

Tác dụng

Tác dụng của amlodipine + atorvastatin là gì?

Sản phẩm này chứa 2 loại thuốc: amlodipine và atorvastatin. Amlodipine là thuốc chặn kênh canxi và được sử dụng để điều trị tăng huyết áp hoặc ngăn ngừa đau thắt ngực. Thuốc này hoạt động bằng cách làm giãn mạch máu để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn và giúp tim không hoạt động quá mức. Giảm huyết áp trong bệnh tăng huyết áp giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu tim và các vấn đề về thận. Việc ngăn ngừa đau thắt ngực giúp cải thiện khả năng rèn luyện thể thao của bạn.

Atorvastatin được dùng kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp giúp hạ lượng cholesterol “xấu” và chất béo (như LDL, triglyceride) đồng thời làm tăng lượng cholesterol “tốt” (HDL) trong máu. Thuốc này thuộc nhóm thuốc “statin”. Thuốc này hoạt động bằng cách làm giảm lượng cholesterol do gan tạo ra. Giảm lượng cholesterol “xấu” và triglyceride, tăng lượng cholesterol “tốt” giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống thích hợp (ví dụ như chế độ ăn uống ít chất béo, ít cholesterol), các thay đổi khác trong sinh hoạt hằng ngày giúp thuốc hoạt động hiệu quả hơn bao gồm tập thể dục, giảm cân nếu thừa cân, và ngưng hút thuốc lá. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Bạn nên dùng uống amlodipine + atorvastatin như thế nào?

Sử dụng thuốc bằng đường uống kèm hoặc kèm với thức ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường dùng một lần mỗi ngày.

Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe, đáp ứng với việc điều trị, tuổi tác, và các loại thuốc khác mà bạn có thể dùng. Hãy nói với bác sĩ và dược sĩ về tất cả các sản phẩm bạn dùng (bao gồm cả thuốc kê theo toa, thuốc không kê toa, và các thảo dược).

Tránh ăn hoặc uống nước bưởi chùm khi dùng thuốc này, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ. Bưởi chùm có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Nếu bạn đang dùng một thuốc khác để hạ cholesterol máu (nhựa resin gắn vào axit mật như cholestyramin hoặc colestipol), dùng thuốc này ít nhất 1 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng các thuốc trên. Những thuốc trên có thể tương tác với atorvastatin, ngăn ngừa sự hấp thụ đầy đủ của atorvastatin.

Dùng thuốc đều đặn đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy dùng thuốc trong cùng một thời điểm mỗi ngày. Có thể cần đến 2 tuần trước khi amlodipine phát huy đầy đủ tác dụng, và cần đến 4 tuần để atorvastatin phát huy đầy đủ tác dụng.

Phải tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Hầu hết những người bị tăng huyết áp hoặc nồng độ cholesterol/triglyceride cao không cảm thấy bị bệnh.

Nếu bạn dùng thuốc này để điều trị đau thắt ngực, hãy dùng thuốc đều đặn để đạt được hiệu quả tốt. Không nên sử dụng thuốc để điều trị đau thắt ngực khi xảy ra cơn đau thắt ngực. Dùng kết hợp với các thuốc khác (như nitroglycerin đặt dưới lưỡi) để giảm cơn đau thắt ngực theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở xấu (như huyết áp vẫn ở mức cao hoặc tăng, cơn đau thắt ngực xảy ra thường xuyên hơn).

Bạn nên bảo quản amlodipine + atorvastatin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng amlodipine + atorvastatin cho người lớn là gì?

Liều thông thường cho người lớn bị tăng huyết áp

Liều khởi đầu: Liều lượng thuốc được cá thể hóa dựa trên hiệu quả và khả năng dung nạp thuốc của mỗi cá nhân đối với mỗi thành phần thuốc. Thông thường, liều khởi đầu cho mỗi thành phần là: amlodipine 5 mg uống mỗi ngày một lần và atorvastatin 10, 20, hoặc 40 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều duy trì: amlodipine 5 mg đến 10 mg uống mỗi ngày một lần, và atorvastatin 10 mg đến 80 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều thông thường cho người lớn bị đau thắt ngực

Liều khởi đầu: Liều lượng thuốc được cá thể hóa dựa trên hiệu quả và khả năng dung nạp thuốc của mỗi cá nhân đối với mỗi thành phần thuốc. Thông thường, liều khởi đầu cho mỗi thành phần là: amlodipine 5 mg uống mỗi ngày một lần và atorvastatin 10, 20, hoặc 40 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều duy trì: amlodipine 5 mg đến 10 mg uống mỗi ngày một lần, và atorvastatin 10 mg đến 80 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng amlodipine + atorvastatin cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Amlodipine + atorvastatin có những dạng và hàm lượng nào?

Amlodipine + atorvastatin có những dạng và hàm lượng sau:

Thuốc uống: viên bao phim phối hợp atorvastatin 2,5 mg và amlodipine 5 mg màu trắng đến trắng ngà, viên bao phim phối hợp atorvastatin và amlodipine 10 mg màu trắng đến trắng ngà.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng amlodipine + atorvastatin ?

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngừng sử dụng amlodipine và atorvastatin, gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

Các cơn đau cơ, căng cơ, hoặc yếu cơ không rõ lí do.

Sốt, mệt mỏi bất thường, và nước tiểu có đậm màu.

Sưng phù, tăng cân, tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu tiện.

Buồn ngủ dữ dội, cảm thấy muốn ngất xỉu.

Nhịp tim đập mạnh hoặc đập thình thịch trong lồng ngực.

Cơn đau thắt ngực trở nặng.

Cơn đau thắt ngực lan ra cánh tay hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi, cảm giác bị bệnh thông thường.

Buồn nôn, đau ở vùng bụng phía trên, ngứa ngáy, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt).

Tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:

Đau đầu;

Đau cơ nhẹ;

Tiêu chảy;

Buồn nôn nhẹ;

Đau bụng hoặc khó tiêu;

Chóng mặt;

Đau khớp;

Đỏ bừng mặt (mặt nóng ấm hoặc đỏ bừng).

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng amlodipine + atorvastatin bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng amlodipine + atorvastatin, bạn nên:

Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần trong amlodipine/atorvastatin.

Báo với bác sĩ nếu bạn có các vấn đề về gan hoặc kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường không rõ nguyên nhân.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, có thể có thai, hoặc đang cho con bú.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng cimetidine, cyclosporine, gemfibrozil, ketoconazole, mibefradil, spironolactone, telaprevir, hoặc tipranavir kết hợp ritonavir.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng conivaptan hoặc đã dùng conivaptan trong vòng 7 ngày qua.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc X đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

A= Không có nguy cơ;

B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;

C = Có thể có nguy cơ;

D = Có bằng chứng về nguy cơ;

X = Chống chỉ định;

N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Amiodarone, thuốc kháng nấm nhóm azole (ví dụ, fluconazole, itraconazole, voriconazole), cobicistat, colchicine, conivaptan, cyclosporine, daptomycin, delavirdine, diltiazem, các thuốc nhóm fibrate (ví dụ như fenofibrate, gemfibrozil), axit fusidic, chất ức chế virus viêm gan C (HCV) (ví dụ như boceprevir, telaprevir), chất ức chế protease HIV (ví dụ, nelfinavir, ritonavir), chất ức chế HMG-CoA reductase khác (như các thuốc nhóm statin) (ví dụ, simvastatin), imatinib, kháng sinh nhóm macrolid (ví dụ, clarithromycin, erythromycin), mibefradil, mifepristone, nefazodone , niacin, quinine, streptogramin (ví dụ, dalfopristin), telithromycin, hoặc verapamil bởi vì nguy cơ tăng mắc các tác dụng phụ, ví dụ như có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về cơ hoặc thận.

Sildenafil bởi vì có thể tăng nguy cơ bị hạ huyết áp.

Bosentan, carbamazepine, efavirenz, các kháng sinh nhóm rifamycin (ví dụ, rifampicin), hoặc St. John’s wort vì các thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của amlodipine/atorvastatin.

Cimetidine, digoxin, một số biện pháp tránh thai nội tiết tố (ví dụ, thuốc tránh thai), ketoconazole, sirolimus, spironolactone, hoặc tacrolimus do làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ của amlodipine / atorvastatin.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

Nghiện rượu, hoặc có tiền sử nghiện rượu.

Có tiền sử bệnh gan.

Động kinh (co giật), không được kiểm soát.

Rối loạn/thiếu hụt chất điện giải hoặc enzyme chuyển hóa.

Hạ huyết áp (huyết áp thấp).

Nhiễm trùng, nặng.

Bệnh thận, nặng.

Đại phẫu thuật hoặc chấn thương, gần đây – Bệnh nhân mắc những tình trạng này có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về cơ và thận.

Bệnh tắc nghẽn động mạch vành, nghiêm trọng – Sử dụng các thuốc này có thể dẫn đến các vấn đề khác về tim.

Tiểu đường.

Các vấn đề về tuyến giáp – Sử dụng thuốc thận trọng. Có thể làm cho các tình trạng này tồi tệ hơn.

Bệnh tim (ví dụ, hẹp động mạch chủ) -Sử dụng thuốc thận trọng. Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc này.

Bệnh gan, hoạt động.

Tăng men gan – Không nên sử dụng thuốc ở những bệnh nhân mắc tình trạng này.

Đột quỵ, gần đây.

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), gần đây – Atorvastatin có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết (đột quỵ do chảy máu trong não).

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

chúng tôi chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Ibuprofen Thuốc Biệt Dược Giảm Đau Hạ Sốt Kháng Viêm Hiệu Quả

Ibuprofen là loại thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau, hạ sốt, vậy cách dùng thuốc ibuprofen như thế nào giúp đạt hiệu quả và an toàn cho người sử dụng?

Là loại thuốc chống viêm nên ibuprofen có tác dụng giảm đau và viêm từ mức độ nhẹ đến vừa. Trong một số trường hợp như bệnh như thống kinh, nhức đầu, cắt răng, cắt mép âm hộ thuốc có tác dụng tốt và an toàn. Ngoài ra sử dụng ibuprofen có thể giảm bớt liều thuốc chứa thuốc phiện trong điều trị đau sau đại phẫu thuật hay sử dụng cho người bệnh bị đau do ung thư, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Những trường hợp không nên dùng ibuprofen

Theo dược sĩ Pasteur tư vấn thuốc ibuprofen không nên sử dụng trong những trường hợp sau đây:

Người bị mẫn cảm với ibuprofen, loét dạ dày tá tràng hay người quá mẫn với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác.

Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin và người bệnh bị bệnh tạo keo có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn.

Người cao tuổi và phụ nữ đang trong quá trình mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ tốt nhất không nên sử dụng thuốc ibuprofen. Nếu trường hợp bắt buộc phải dùng ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid cần có sự cho phép của bác sĩ.

Ibuprofen gây ra những tác dụng phụ gì sau khi sử dụng?

Tác dụng phụ thông thường khi sử dụng thuốc ibuprofen là xuất hiện tình trạng: sốt, mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, chướng bụng, bồn chồn lo lắng hoặc bị mẩn ngứa, ngoại ban. Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ ít gặp mà thuốc gây ra như: Rối loạn thị giác, thính lực bị giảm đi, mất ngủ, trong tình trạng lơ mơ. Đặc biệt người bị bệnh hen nếu vẫn sử dụng có thể gây ra co thắt phế quản, viêm mũi, nổi mày đay hoặc người bị bệnh loét dạ dày có thể gây ra chảy máu dạ dày, đau bụng quằn quại. Theo thầy Đặng Nam Anh – Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội thì những trường hợp tác dụng phụ của thuốc ibuprofen gây ra hiếm gặp nhất là trầm cảm, rụng tóc, thiếu máu, nhìn mờ và rối loạn thị giác, suy thận, đái ra máu… Nếu gặp phải những trường hợp hiếm gặp này có thể ngộ độc thuốc do uống quá liều nên ngừng dùng ibuprofen và xử lý kịp thời như rửa dạ dày, gây nôn, lợi tiểu, cho uống than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, nặng hơn cần đưa đến viện thẩm tách máu hoặc truyền máu.

Người lớn: Liều uống của người bình thường không có mẫn cảm hay các bệnh chống chỉ định với thuốc thông thường để giảm đau sử dụng từ 1,2 – 1,8 g/ngày, thuốc nên chia thành nhiều liều nhỏ trong ngày để uống chỉ cần duy trì 0,6 – 1,2 g/ngày đã phát huy hiệu quả tức thì. Nếu trường hợp người bị viêm khớp dạng thấp cần sử dụng liều cao hơn có thể tăng liều dùng thuốc ibuprofen lên nhưng theo khuyến cáo tối đa chỉ được phép là 2,4 g/ngày hoặc 3,2 g/ngày. Liều khuyến cáo giảm sốt là 200 – 400 mg, cách nhau 4 – 6 giờ/lần, cho tới tối đa là 1,2 g/ngày.

Trẻ em: Chủ yếu thuốc ibuprofen dùng cho trẻ nhỏ nhằm mục đích hạ sốt, giảm đau thường dùng từ 20 – 30 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ để uống. Đối với người mắc chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể sử dụng tối đa 40 mg/kg/ngày để điều trị nếu cần. Lưu ý thuốc ibuprofen thường không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới cân nặng 7kg, một số nhà sản xuất gợi ý tối đa liều dùng đối với trẻ có cân nặng dưới 30 kg tối đa hàng ngày là 500mg. Cụ thể hơn, đối với sốt có thể dùng từ 5 – 10 mg/kg tùy thuộc vào mức độ sốt của trẻ và đối với chữa đau có thường dùng với liều 10mg/kg.

Thuốc ibuprofen được nhà sản xuất khuyên hạn chế sử dụng đối với bệnh nhân bị suy gan thận và có vấn đề về tim mạch để tránh tích lũy quá nhiều thuốc đối với trường hợp này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Báo tuổi trẻ

Thuốc Thuốc Cầm Máu Tranexamic Acid

Hoạt chất : Tranexamic acid Thuốc thuốc cầm máu nhóm chống tiêu fibrin..

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): B02AA02.

Brand name: Transamin, Medsamic, Proklot

Generic: Tranexamic acid, Bru-Dolo; Cammic; Cetecrin inj; Dezendin Inj; Examin; Exirol; Haemostop; Herxam Cap.; Hubic inj.; Hutocin; Macnexa 250; Medisamin; Nesamid inj.; Pauzin-500; Selk-C Inj; Taxamic; Teretect A; Thexamix; Toxaxine Inj; Tranex; Tranexamic; Tranmix; Tranoxel; Tranzil; Ventran; Xuronic inj.

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén, viên nén bao phim: 250 mg, 500 mg, 1 000 mg.

Viên nang: 250 mg, 500 mg.

Ống tiêm: 50 mg/ml, 100 mg/ml, 250 mg/5 ml, 500 mg/5 ml, 1 000 mg/10 ml.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Acid tranexamic dùng đế phòng ngừa và điều trị chảy máu kết hợp với tiêu fibrin quá mức: Dùng trong thời gian ngắn (2 – 8 ngày) trong và sau khi nhổ răng ở người bị bệnh ưa chảy máu, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, cắt bỏ phần cổ tử cung, phẫu thuật bàng quang. Chảy máu miệng ở người rối loạn đông máu bấm sinh hay mắc phải.

Phòng ngừa chảy máu đường tiêu hóa và chảy máu sau chấn thương mắt, chảy máu mũi tái phát.

Làm giảm mất máu trong phẫu thuật (đặc biệt trong phẫu thuật tim, thay khớp, ghép gan).

Rong kinh nguyên phát.

Phù mạch di truyền.

Chảy máu do dùng quá liều thuốc làm tiêu huyết khối.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Acid tranexamic dùng bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch chậm (tối đa 100 mg/phút hay 1 ml/phút) hoặc truyền tĩnh mạch liên tục. Dùng đường tĩnh mạch sau vài ngày thường chuyển sang đường uống. Cũng có thể điều trị khởi đầu bằng tiêm tĩnh mạch, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục.

Liều dùng:

Người lớn:

Điều trị trong thời gian ngắn tình trạng chảy máu do tiêu fibrin quá mức: Mỗi lần uống 1,0 – 1,5 g (hoặc 15 – 25 mg/kg), ngày 2 – 4 lần. Khi tiêm tĩnh mạch chậm, liều dùng mỗi lần 0,5 – 1,0 g (hoặc 10 mg/kg), ngày 3 lần. Sau điều trị ban đầu bằng tiêm tĩnh mạch, tiếp theo truyền tĩnh mạch liên tục, liều 25 – 50 mg/kg/ngày.

Phâu thuật răng cho những người bị bệnh ưa chảy máu:

Uống mỗi lần 25 mg/kg, ngày 3 – 4 lần, bắt đầu 1 ngày trước khi phẫu thuật, ở những người không thể uống được: tiêm tĩnh mạch mỗi lần 10 mg/kg, ngày 3 – 4 lần.

Hoặc tiêm tĩnh mạch 10 mg/kg ngay trước khi phẫu thuật, sau đó tiêm mỗi lần 10 mg/kg hoặc uống mỗi lần 25 mg/kg, ngày 3 – 4 lần, trong 2 – 8 ngày.

Rong kinh: (khởi đầu khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt) uống mỗi lần 1,0 g, ngày 3 lần, tới 4 ngày. Liều tối đa mỗi ngày 4,0 g.

Phù mạch di truyền: Uống mỗi lần 1,0 – 1,5 g, ngày 2 – 3 lần. Chảy máu mũi: Uống mỗi lần 1,0 g, ngày 3 lần trong 7 ngày.

Trẻ em: Thông thường mỗi lần uống 25 mg/kg hoặc dùng đường tĩnh mạch 10 mg/kg, ngày 2 – 3 lần, tùy theo chỉ định.

Người suy thận: Điều chỉnh liều dùng và khoảng cách dùng dựa trên nồng độ creatinin huyết thanh (SCC) hoặc độ thanh thải creatinin (Cl ).

Điều chỉnh theo nồng độ creatinin huyết thanh (SCC):

SCC: 120 – 250 micromol/lít: Uống mỗi lần 15 mg/kg, ngày 2 lần, hoặc dùng đường tĩnh mạch mỗi lần 10 mg/kg, ngày 2 lần.

SCC: 250 – 500 micromol/lít: Uống mỗi ngày một lần 15 mg/kg, hoặc dùng đường tĩnh mạch mỗi ngày một lần 10 mg/kg.

Điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin (Cl ): Cl : 50 – 80 ml/phút: Dùng 50% liều bình thường hoặc dùng đường tĩnh mạch mỗi lần 10 mg/kg, ngày 2 lần hoặc uống mỗi lần 15 mg/kg, ngày 2 lần.

Cl : 10 – 50 ml/phút: Dùng 25% liều bình thường hoặc dùng đường tĩnh mạch 10 mg/kg/ngày hoặc uống 15 mg/kg/ngày.

Cl : < 10 ml/phút: Dùng 10% liều bình thường hoặc dùng đường tĩnh mạch liều 10 mg/kg mỗi 48 giờ hoặc uống liều 15 mg/kg mỗi 48 giờ.

Dung dịch acid tranexamic còn được dùng tại chỗ để rửa bàng quang hoặc súc miệng. .

4.3. Chống chỉ định:

Quá mẫn với acid tranexamic hoặc bất kỳ thành phần nào của chế phấm.

Có tiền sử bệnh huyết khối tắc mạch hoặc đang có nguy cơ huyết khối (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…).

Chảy máu dưới màng nhện, rối loạn thị giác kiếu loạn màu sắc mắc phải (do không theo dõi được độc tính của thuốc).

Suy thận nặng.

4.4 Thận trọng:

Điều chỉnh liều ở người suy thận. Thận trọng khi dùng ở người bị bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh mạch máu não hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo.

Người bệnh dùng acid tranexamic có thế ức chế sự phân giải các cục máu đông tồn tại ngoài mạch. Các cục máu đông trong hệ thống thận có thế dẫn đến tắc nghẽn trong thận. Phải thận trọng ở người đái ra máu (tránh dùng nếu có nguy cơ tắc nghẽn niệu quản).

Chảy máu do đông máu rải rác nội mạch không được điều trị bằng thuốc chống tiêu fibrin trừ khi bệnh chủ yếu do rối loạn cơ chế tiêu fibrin. Trong một số trường hợp phù hợp, acid tranexamic có thế được dùng sau đó, nhưng phải theo dõi cấn thận và dùng thuốc chống đông máu.

Thận trọng ở phụ nữ kinh nguyệt không đều, phụ nữ mang thai. Kiếm tra chức năng gan và thị giác thường xuyên khi điều trị dài ngày.

Không dùng đồng thời với phức hợp yếu tố IX hoặc chất gây đông máu vì tăng nguy cơ huyết khối.

Dùng acid tranexamic sau chảy máu dưới màng nhện có thế làm tăng tỷ lệ biến chứng thiếu máu cục bộ ở não.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Rất hiếm trường hợp buồn ngủ xảy ra, tuy nhiên, vì an toàn, hãy cẩn trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Thuốc qua được nhau thai. Không có bằng chứng về tác dụng gây quái thai trên động vật thí nghiệm. Tài liệu về dùng acid tranexamic cho người mang thai có rất ít, do đó chỉ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi lợi ích lớn vượt nguy cơ thuốc có thế gây ra

Thời kỳ cho con bú:

Acid tranexamic tiết vào sữa mẹ nhưng nồng độ chỉ bằng 1% trong máu mẹ. Thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ cho con bú

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Tác dụng không mong muốn của acid tranexamic thường hiếm gặp và chủ yếu giới hạn ở buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng. Các triệu chứng này thường gặp khi dùng liều cao, giảm xuống khi giảm liều. Phải giảm liều acid tranexamic ở người suy thận đế tránh tích lũy thuốc và tránh tăng tác dụng không mong muốn. Hạ huyết áp đôi khi xảy ra, nhất là sau khi truyền tĩnh mạch nhanh. Đã gặp ban ngoài da, bao gồm ban cố định do thuốc và ban bọng nước.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Tim mạch: Hạ huyết áp, huyết khối tắc mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân, nghẽn mạch phổi, huyết khối ở mạc treo ruột, động mạch chủ, tắc động mạch võng mạc, huyết khối ở động mạch trong sọ).

Thần kinh trung ương: Thiếu máu cục bộ và nhồi máu não (khi dùng điều trị chảy máu dưới màng nhện), đau đầu, tràn dịch não, chóng mặt.

Huyết học: Giảm tiếu cầu, rối loạn đông máu, thời gian chảy máu bất thường.

Thị giác: Bất thường về thị giác kiếu loạn màu sắc, giảm thị giác, bệnh võng mạc tĩnh mạch trung tâm. Tiết niệu: Hoại tử vỏ thận cấp ở người bị bệnh ưa chảy máu A. Suy thận kết hợp với hoại tử vỏ thận cấp hiếm gặp.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Giảm liều khi có các rối loạn tiêu hóa.

Ngừng dùng thuốc khi có các rối loạn về thị giác.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Không dùng đồng thời acid tranexamic với estrogen vì có thể gây huyết khối nhiều hơn.

Thận trọng khi dùng đồng thời acid tranexamic với các thuốc cầm máu khác.

Tác dụng chống tiêu fibrin của thuốc bị đối kháng bởi các thuốc làm tan huyết khối.

Dùng đồng thời acid tranexamic với tretinoin đường uống có thể gây huyết khối trong các vi mạch.

4.9 Quá liều và xử trí:

Chưa có thông báo về trường hợp quá liều acid tranexamic. Những triệu chứng quá liều có thế là: Buồn nôn, nôn, các triệu chứng và/ hoặc hạ huyết áp tư thế đứng. Không có biện pháp đặc biệt đế điều trị nhiễm độc acid tranexamic. Nếu nhiễm độc do uống quá liều, gây nôn, rửa dạ dày và dùng than hoạt. Trong cả 2 trường hợp nhiễm độc do uống và do tiêm truyền, nên duy trì bổ sung dịch đế thúc đấy bài tiết thuốc qua thận và dùng các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Acid tranexamic là một dẫn chất tổng hợp của acid amin lysin có tác dụng chống tiêu fibrin, ức chế sự phân hủy fibrin trong cục máu đông. Cơ chế tác dụng chủ yếu của acid tranexamic là ngăn cản plasminogen và plasmin gắn vào fibrin, do đó ngăn ngừa sự hòa tan của nút cầm máu; ức chế trực tiếp của plasmin chỉ xảy ra ở mức độ thấp. Thuốc ức chế sự giáng hóa tự nhiên của fibrin, làm ổn định cục máu đông.

Nồng độ cần thiết của acid tranexamic trong huyết tương là 5 – 10 microgam/ml đế có tác dụng ức chế tiêu fibrin. In vitro: Acid tranexamic tác dụng tương tự acid aminocaproic nhưng mạnh hơn gấp 10 lần, acid tranexamic ở nồng độ 1 mg/ml không làm tiếu cầu kết tập. Ớ nồng độ tới 10 mg/ml máu cũng chưa gây ảnh hưởng đến số lượng tiếu cầu, thời gian máu đông hoặc các yếu tố đông máu trong máu toàn phần hoặc máu có citrat ở người bình thường. Nhưng acid tranexamic ở nồng độ 10 mg và 1 mg/ml máu kéo dài thời gian thrombin

Cơ chế tác dụng: Tác dụng kháng plasmin:

Acid tranexamic gắn mạnh vào vị trí liên kết lysin (LBS), vị trí có ái lực với fibrin của plasmin và plasminogen, và ức chế sự liên kết của plasmin và plasminogen vào fibrin. Do đó, sự phân hủy bởi plasmin bị ức chế mạnh. Với sự có mặt của các kháng plasmin như α2-macroglobulin, trong huyết tương, tác dụng kháng tiêu fibrin của acid tranexamic còn được tăng cường thêm.

Tác dụng cầm máu:

Plasmin tăng quá mức gây ra ức chế kết tụ tiểu cầu, sự phân hủy của các tác nhân đông máu, v.v…, nhưng ngay cả một sự tăng nhẹ cũng làm cho sự thoái hóa đặc hiệu của fibrin xảy ra trước. Do đó, trong những trường hợp chảy máu bình thường, sự có mặt của acid tranexamic tạo ra sự cầm máu bằng cách loại bỏ sự phân hủy fibrin đó.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Acid tranexamic được hấp thu từ đường tiêu hóa, đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau khoảng 3 giờ (tiêm bắp là 1 giờ, tiêm tĩnh mạch là 3 phút). Sinh khả dụng của thuốc khoảng 30 – 50%. Thuốc phân bố rộng trong cơ thế, gắn rất ít vào protein huyết tương (3%). Thế tích phân bố ở người lớn là 9 – 12 lít. Thuốc qua được nhau thai và vào sữa mẹ (1% so với trong huyết thanh), vào được dịch não tủy (10% so với trong huyết tương). Thuốc phân bố nhanh vào dịch khớp và màng hoạt dịch trong dịch khớp, nồng độ thuốc tương tự như trong huyết thanh. Nửa đời sinh học của acid tranexamic trong dịch khớp khoảng 3 giờ. Nồng độ acid tranexamic trong một số các mô khác thấp hơn so với nồng độ trong máu. Thuốc cũng vào thủy dịch, thuốc cũng thấy ở tinh dịch vẫn còn hoạt tính ức chế tiêu fibrin nhưng không ảnh hưởng đến di chuyến tinh trùng.

Nửa đời thải trừ trong huyết tương khoảng 2 giờ. Sau khi tiêm tĩnh mạch, 95% liều thuốc bài tiết dưới dạng không đổi trong nước tiếu, nhưng sau khi uống, tỷ lệ này chỉ là 39%.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Dung dịch acid tranexamic tương kỵ với dung dịch có chứa penicilin

6.3. Bảo quản:

Bảo quản acid tranexamic trong đồ đựng kín, đế nơi khô ráo, mát và tránh ánh sáng mạnh.

Đế truyền tĩnh mạch, có thế trộn dung dịch tiêm acid tranexamic với các dung dịch dùng đế tiêm như: natri clorid 0,9%, glucose hoặc dung dịch điện giải, acid amin. Có thế cho acid tranexamic và heparin vào cùng một dung dịch tiêm truyền. Chuấn bị dịch truyền trong ngày truyền.

6.4. Thông tin khác :

Không có.