Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vị Thuốc Bắc Hầm Bò Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Cách Nấu Lẩu Đuôi Bò Hầm Thuốc Bắc Ngon Nhất

Nguyên liệu nấu lẩu đuôi bò hầm thuốc bắc

Đuôi bò: 1 cái khoảng 1,5 kg.

Thuốc bắc: 1 gói.

Gừng tươi: 1 củ.

Hạt sen: 50 gram.

Trần bì: 1 miếng.

Rượu trắng

Gia vị gồm: Muối, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm.

Rau ăn kèm với lấu: Rau ngải cứu, rau cải, giá đỗ, diếp cá,…

Bún tươi: 1 kg (bạn có thể thay bún bằng mì tôm hoặc mì gạo tùy thích).

Trứng lộn, nấm (có hoặc không tùy sở thích)

Cách nấu lẩu đuôi bò hầm thuốc bắc

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Đuôi bò: Sau khi mua về, bạn đem rửa sạch với nước. Dùng muối và gừng tươi chà sát lên đuôi bò rồi xả lại bằng nước lạnh (bạn có thể thực hiện làm cách này vài lần để khử hết hoàn toàn mùi hôi trên đuôi bò). Tiếp nữa, các bạn đem đuôi bò chần sơ qua nước sôi có pha sẵn 1 ít muối rồi vớt ra, xả lại với nước lạnh và chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Cuối cùng, bạn cho tỏi + hành tím + sả băm nhỏ và tiêu xay + hành tím + hạt nêm vào đảo thật đều lên. Để trong khoảng 1-2 tiếng cho đuôi bò được ngấm đều gia vị.

Hạt sen: Bạn đem tách bỏ phần nhụy sen bên trong đi rồi đem rửa thật sạch.

Các loại rau ăn kèm lẩu: Đem nhặt rồi rửa sạch, để cho ráo nước.

Bước 3: Chế biến món lẩu đuôi bò

Đầu tiên bạn bắc nồi đặt lên bếp, cho 1 lượng nước lớn vào đun cho sôi lên. Sau khi nước sôi, bạn cho phần đuôi bò đã ướp gia vị vào cùng với trần bì, vài lát gừng tươi, 1 muỗng canh rượu và gói thuốc bắc vào.

Tiếp tục đun cho sôi thêm 1 lần nữa với mức lửa vừa, sau đó cho hạt sen vào và tiến hành hầm khoảng 2 – 3 tiếng.

Cuối cùng, các bạn nêm lại gia vị 1 lần nữa sao cho vừa với khẩu vị ăn của cả gia đình là được, tắt bếp đi và múc lẩu ra nồi chuyên sử dụng để ăn lẩu để thưởng thức nha.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức lẩu đuôi bò hầm thuốc bắc

Đặt nồi và bếp ăn lẩu bò hầm thuốc bắc này ra bàn ăn, các loại sống, rau lẩu ăn kèm cùng bún (mì) các bạn đặt xung quanh nồi ăn lẩu. Khi ăn bật bếp cho nồi lẩu sôi lên, lần lượt nhúng các nguyên liệu ăn kèm đã chuẩn bị sẵn vào, đợi cho chín và thưởng thức thôi ạ.

Món lẩu đuôi bò hầm này, các bạn có thể ăn kèm với nước mắm nêm hoặc chao pha sa tế sẽ rất ngon.

Ngoài ra, các bạn có thể hầm thêm cả gân bò để có thể tạo ra được sự phong phú, hấp dẫn hơn cho món ăn đó nha. Tuy nhiên, nếu cho gân bò vào hầm cùng thì các bạn cần phải hầm phần gân bò trước khi cho phần đuôi bò vào để tránh 2 phần gân và đuôi không chín đều nhau.

Mẹo nhỏ cho bạn: Nếu như nhà bạn có nồi hầm áp suất, các bạn nên cho đuôi bò vào hầm cho hơi mềm một chút. Sau đó hãy cho ra nồi thường nấu. Như vậy các bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Điểm Mặt Nhưng Vị Thuốc Bắc Có Trong Món Gà Hầm

Canh gà ác tiềm thuốc bắc là món ăn quen thuộc rất tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết những vị thuốc bắc có mặt trong đó.

Điểm mặt nhưng vị thuốc bắc có trong món gà hầm

Có những vị thuốc bắc nào trong món gà hâm?

Theo kiến thức Đông y cho biết, thuốc bắc là cách gọi chung cho nguyên liệu gói thuốc bắc nấu gà tiềm hoặc còn gọi là thang tiềm gà. Được chia, đóng gói tiện lợi, trong đó có từ 5 – 7 loại thuốc, dùng để nấu gà tiềm thuốc bắc hay hầm các loại thực phẩm khác.

Tuy nhiên, cũng có vị thuốc Bắc được giữ tươi như nhân sâm. Các loại có nguồn gốc động vật có thể được đem sấy khô. Thành phần trong gói thuốc bắc gồm những bài thuốc sau đây:

Bắc hoàng kỳ (20g), Đương quy (12g), Xuyên khung (6g), Bạch chỉ (8g), Đỗ trọng (12g), Thục địa (16g), Hoài sơn bắc (12g), Ngọc trúc (12g), Kỉ tử (6g), Nhãn nhục (6g), Táo tàu (5 trái), Gừng tươi (3 lát), Sâm hoa kỳ (8g).

Mỗi một loại thuốc bắc có tác dụng riêng nhưng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải loại thuốc bắc nào cũng có thể kết hợp đưa vào gói tiềm. Các món được nấu cùng thuốc bắc như trứng vịt lộn hầm ngải cứu; lẩu gà ngải cứu; gà tiềm thuốc bắc; óc heo tiềm thuốc bắc; lẩu gà hầm thuốc bắc…

Tác dụng của các vị thuốc bắc trong món gà hầm là gì?

Mỗi vị thuốc bắc hầm gà có 1 đặc tính bổ dưỡng khác nhau như sau:

Bạch chỉ: Bạch chỉ có tác dụng giảm sưng tấy, dùng trị các chứng đau đầu do lạnh, viêm xoang, mụn nhọt mưng mủ rất tốt, đây là vị thuốc có tính ngăn chặn các tác nhân xấu xâm nhập cơ thể lúc suy yếu.

Hoài sơn bắc: có vị ngọt, tính bình, có công dụng, vị thuốc bổ cho tiêu hóa rất tốt vì có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Đây được coi là loại thảo Dược trị bệnh có tác dụng kích thích tiêu hóa nên dùng cho người bệnh, kém ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường rất tốt. Vị thuốc này thường được chọn nấu gà ác tiềm thuốc bắc vì ăn luôn xác được và ăn rất ngon.

Bắc hoàng kỳ: trị sa nội tạng, tăng khả năng chống chọi với ngoại cảm tà khí, tác dụng chính là tăng cường khả năng miễn dịch, hạ áp, trị lở loét.

Đương quy: có tác dụng bổ máu, là vị thuốc bổ tốt nhất cho phụ nữ, giúp máu lưu thông tốt hơn, điều kinh cho phụ nữ, trị ứ huyết bầm dập, giảm đau sau phẫu thuật, cải thiện tuần hoàn não, tăng hồng cầu, giảm loét dạ dày…

Sâm hoa kỳ: tác dụng bổ nguyên khí, kiện tỳ (mạnh tiêu hóa), ích vị (bổ dạ dày), nâng cao khí lực cho cơ thể, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng trong đường tiêu hóa.

Xuyên khung: dùng trong các trường hợp đau đầu, đau tức hông sườn, rối loạn kinh nguyệt, thai động, khí huyết kém. Dưỡng não cho những người bệnh hay đau đầu do thiếu máu lên não, người bệnh tai biến mạch máu não, viêm xoang mãn tính.

Ngọc trúc: vị thuốc này dùng rất tốt trong trường hợp lao tâm lao lực, phế âm hư do hút thuốc nhiều, thân nhiệt nóng sau khi phẫu thuật, sốt, cổ họng đau, nóng trong dạ dày, để ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường.

Thục địa: trị các chứng thận âm hư như đau lưng, mỏi gối, ù tai, nóng trong xương, tóc bạc, da khô nhợt nhạt.

Kỷ tử: là vị thuốc bổ rất tốt vì có thể bổ cả âm lẫn dương, bổ máu, tăng cường máu, làm sáng mắt, dùng trong các chứng can thận hư đau lưng, di tinh, mắt mờ, huyết kém, nên phạm vi sử dụng của Kỷ tử rất rộng.

Tác dụng của các vị thuốc bắc trong món gà hầm là gì?

Đỗ trọng: Vị thuốc bắc này có công dụng bổ thận, an thai, mạnh xương khớp, chữa các chứng đau lưng, mỏi gối, ù tai do thận dư, di tinh, liệt dương, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, thai động, tăng huyết áp, trẻ em còi xương, chậm biết đi.

Nhãn nhục: chữa các chứng thần kinh suy nhược, hay quên, hay hoảng hốt, ngủ không ngon giấc.

Táo tàu: Táo và Nhãn nhục dùng chung làm tăng khả năng an thần, giúp ngủ ngon.

Gừng: Gừng tươi có tính ấm tác dụng giải cảm, tiêu đờm, chống nôn rất tốt.

Hiểu rõ tên các vị thuốc bắc hầm gà cũng như hiểu rõ dược tính từng vị thuốc trong món canh bổ dưỡng này để mọi người hiểu rõ và áp dụng tẩm bổ của người bệnh đúng cách. Gà hầm tiềm thuốc bắc dù bổ dưỡng nhưng cần sử dụng đúng cách để không gây nguy hại đến sức khỏe người dùng.

Cùng Nấu Món Chân Giò Hầm Thuốc Bắc Mềm Nhừ, Đậm Vị Thuốc Bắc

Nội dung bài viết

Chân giò hầm thuốc bắc – món ăn tốt cho sức khỏe

Chân giò hầm thuốc bắc là một món ăn không mới song có sức sống rất lâu bền. Món ăn này được sử dụng trong các bữa ăn gia đình, được nhiều nhà hàng sử dụng làm món nhậu trên bàn tiệc, trong những dịp tụ tập bạn bè, liên hoan. Không chỉ ngon, chân giò hầm thuốc bắc là một loại thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt là dành cho người ốm cần hồi phục sức khỏe.

Thịt chân giò nửa nạc nửa mỡ, có phần bì giòn giòn được hầm nhừ cũng lá ngải và vị thuốc bắc, mang đến một tổng thể món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Thuốc bắc, lá ngải đã loại bỏ hoàn toàn vị hôi, tanh của thịt sống, lại có tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe người dùng. Chỉ với nguyên liệu đơn giản, thêm một chút tỉ mỉ, khéo léo, bạn đã có thể chế biến chân giò hầm thuốc bắc cho cả gia đình thưởng thức.

Để làm món chân giò hầm thuốc bắc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau đây:

1 chiếc chân giò lợn, khối lượng dao động từ 1-1.5kg

1 gói nguyên liệu thuốc Bắc

100g nấm hương

1 củ cà rốt size nhỏ

1 quả dừa xiêm

Một số loại rau thơm như mùi tàu, mùi ta, hành lá

Các loại gia vị chuyên dụng khác như bột canh, hạt nêm, hạt tiêu,…

Cách làm chân giò hầm thuốc bắc

Bước 1: chuẩn bị và sơ chế chân giò

Để làm được món ăn này, hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Về khối lượng tùy thuộc vào số người ăn, những nguyên liệu bạn yêu thích có thể tăng giảm thêm một chút tùy thích.

Đầu tiên, tiến hành sơ chế chân giò lần lượt như sau:

Chân giò sau khi mua về rửa sạch. Có thể sử dụng nước muối loãng để khử sạch mùi hôi. Đặc biệt chú ý phần móng giò phải làm thật sạch.

Sử dụng rơm khô để nướng sơ qua phần chân giò trước khi chế biến. Đây là bước có thể có hoặc không, tùy theo điều kiện của bạn.

Chặt phần móng giò thành các miếng vừa ăn. Lưu ý bạn chỉ chặt phần móng, giữ nguyên phần bắp thịt để món ăn đẹp mắt, hấp dẫn hơn.

Cuối cùng, trần cả phần móng và bắp thịt trong nước sôi từ 1-2 phút để chín sơ, loại bỏ lần cuối những vi khuẩn, mùi hôi, tanh. Rửa sạch chân giò với nước lạnh, để riêng và chờ ráo nước.

Nêm nếm phần chân giò hầm với bột nêm, bột canh, chờ trong vòng 30 phút để ngấm gia vị.

Sơ chế chân giò là một công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng món ăn. Vì vậy, việc sơ chế đòi hỏi ở người nấu sự kiên trì, tỉ mỉ, làm nhiều lần để khử sạch mùi hôi của chân giò trước khi hầm cùng thuốc bắc.

Chân giò càng sạch thì món ăn càng thơm ngon và bổ dưỡng.

Bước 2: sơ chế các nguyên liệu khác

Trong quá trình chờ đợi, bạn tiếp tục sơ chế các nguyên liệu khác:

Cà rốt nạo vỏ, cắt thành từng khoanh tròn mỏng.

Ngâm nấm với nước nóng khoảng 15 phút. Khi nấm đã mềm thì vớt ra, rửa sạch.

Gia vị thuốc bắc chỉ cần rửa qua một lần với nước, cũng chờ ráo.

Các loại rau thơm bỏ gốc, nhặt qua những lá úa, rửa sạch với nước và cắt nhỏ.

Bước 3: hầm chân giò thuốc bắc

Sau khi các nguyên liệu đã sẵn sàng, công đoạn chế biến chân giò hầm thuốc bắc được bắt đầu:

Sử dụng nồi hầm chuyên dụng để món ăn nhanh nhừ hơn. Đầu tiên cho gói gia vị thuốc bắc.

Đổ thêm nước dừa xiêm và 150ml nước lọc vào nồi. Đun sôi.

Khi nước trong nồi chuyển dần màu đỏ nâu, bạn cho phần móng giò và thịt chân giò vào và bắt đầu hầm.

Hầm chân giò với thuốc bắc trong vòng 30-45 phút tùy từng loại nồi. Lưu ý, bạn nên kiểm tra thường xuyên, khi nào thịt nhừ, chín thì cho thêm nấm hương, cà rốt. Khi cả 2 nguyên liệu này chín thì tắt bếp. Không nên hầm quá lâu sẽ khiến thịt chân giò bị nát, mất ngon.

Bạn có thể lựa chọn hầm chân giò bằng nồi áp suất, nồi cơm điện hoặc nồi nấu thông thường tùy theo điều kiện. Tuy nhiên, hầm bằng nồi chuyên dụng là cách làm tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian lại có được món ăn hoàn hảo.

Bước 4: hoàn thành và thưởng thức

Múc chân giò ra bát và cho thêm rau thơm, hạt tiêu tùy thích. Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng. Món ăn này nên sử dụng khi còn nóng, ăn kèm cơm hoặc bún.

Yêu cầu của món chân giò hầm thuốc bắc sau khi hoàn thành

Sau khi hoàn thành các bước trong quy trình chế biến, hãy tham khảo ngay những tiêu chí sau đây để đánh giá món ăn của mình:

Thịt chân giò có hình dáng đẹp mắt, không bị nát, phần bì không bị vỡ.

Phần nước dùng thật trong, hạn chế tối đa váng mỡ để không gây cảm giác quá ngán khi thưởng thức.

Về hương vị, món ăn phải có vị ngọt của thịt đã được hầm nhừ, vị thơm bùi của nấm hương kết hợp cùng các nguyên liệu trong gói hầm thuốc bắc.

Khi ăn, miếng thịt được hầm nhừ tan dần trong miệng, gia vị được nêm nếm vừa vặn, đủ ăn. Vị thuốc bắc như ngấm vào từng thớ thịt, có sự hòa quyện tuyệt vời.

Công dụng của món chân giò hầm thuốc bắc

Chân giò hầm thuốc bắc còn xứng đáng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe có 1-0-2. Những công dụng đó là gì?

Chân giò với thuốc bắc là một sáng tạo tuyệt vời giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.

Chân giò có tác dụng bổ huyết và vitamin A, B. Ăn cho giò trong thời gian phục hồi sau bệnh giúp bồi bổ sức khỏe, giảm suy nhược thần kinh, tốt cho sức khỏe.

Trong chân giò còn chứa các chất keo để hỗ trợ xương khớp, hạn chế tối đa quá trình lão hóa da, chống oxy hóa.

Thuốc bắc là một loại dược phẩm được sử dụng rất phổ biến với nhiều công dụng khác nhau, tốt cho sức khỏe.

Một số lưu ý để món chân giò hầm thuốc bắc đậm đà, thơm ngon

Cùng ReviewAZ lưu lại một số lưu ý sau đây có nấu chân giò hầm thuốc bắc đậm đà, thơm ngon nhất:

Đặc biệt lưu ý trong quá trình chọn mua chân giò. Ưu tiên nguyên liệu có kích thước vừa đủ, không quá nhỏ cũng không quá lớn.

Chân giò sau khi mua về phải được làm sạch để khử hết mùi hôi, tanh của thịt sống, đảm bảo nước dùng thật trong, không bị ám mùi.

Sử dụng một lượng vừa đủ gia vị hầm thuốc bắc để không gây mùi nồng, vị đắng.

Chân Giò Hầm Thuốc Bắc

Lựa chọn chân giò ngon cho món chân giò hầm thuốc bắc

Với vị ngọt thơm, hơi dai giòn, hấp dẫn của chân giò được sử dụng chế biến làm rất nhiều món ăn khác nhau như: Hầm, luộc, nướng, giả cầy, chạo…Tuy nhiên tùy từng sở thích của mỗi con người mà lựa chọn chân giò trước hay chân giò sau.

Để lựa được , chúng ta phải để ý kỹ móng chân giò không bị vỡ móng, lở loét, trên da chân giò không có những đốm đỏ li ti hay xanh bất thường. Thịt chân giò không mềm nhũn.

Chân giò ngon là chân giò có thịt săn chắc, da màu trắng, trên da không có vết bầm tím hay đốm xanh, đốm đỏ. Thịt chân giò màu đỏ tươi. Chân giò có độ đàn hồi tốt.

Khi cầm chân giò lên chắc nịch, không bọng nước, giữa các ngón chân không bị mụn nhọt, vết gì khác lạ. Chân giò không có mùi hôi hay mùi khác thường.

Chân giò trước thì thịt mỏng và ít thịt, nhiều gân hơn chân giò sau. Vì chân giò trước hoạt động nhiều hơn. Còn chân giò sau thì nhiều thịt chắc hơn nhưng cũng có nhiều mỡ. Chính vì vậy tùy mục đích sử dụng của bạn mà bạn lựa chon chân giò cho phù hợp.

Tuyệt chiêu nấu món chân giò hầm thuốc bắc

Gia vị: Muối, bột ngọt, bột thịt gà, đường phèn, rượu trắng, gừng, xì dầu.

Thực phẩm ăn kèm: Cải thìa 500gr, mì sợi vàng 300gr, nước tương, ớt sừng.

Sau đó rửa lại chân giò đã thui đen, lấy dao cạo sạch phần da bị thui đen, rửa sạch với nước thật sạch.

Khi chân giò đã vàng vớt ra ngâm với nước lạnh 3 phút. Cách này giúp cho chân giò giòn hơn.

Chuẩn bị nồi nước đun sôi 100 độ C. Bỏ gia vị thuốc bắc vừa cân vào chần qua 2 phút (trừ gia vị nhãn nhục và thục địa)

Cho thêm 10gr gừng cắt lát mỏng và bỏ giò heo vào đậy nắp vào hầm khoảng 45-60 phút.

Cải thìa sau khi rửa sạch cũng trụng qua với nước sôi khoảng 3-5 phút. Sau đó vớt ra ngâm nước lạnh, rồi vớt lên để ráo nước.

Chuẩn bị nước chấm ăn kèm: Bạn cho 3 muỗng canh nước tương chin-su và 2 trái ớt sừng sắt nhỏ khuấn đều .

Vậy là bạn đã hoàn thành xong món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon ăn kèm với mì và cải thìa. Bạn nên ăn lúc còn nóng sẽ ngon và hấp dẫn hơn.

Bạn nên chọn Lưu ý:chân giò sau làm món chân giò hầm thuốc bắc này. Vì nó nhiều thịt mềm, dễ ăn.

Khi hầm chân giò bạn có thể chặt nhỏ chân giò hay lóc thịt và xương chân giò ra. Điều này giúp hầm chân giò nhanh hơn, rút ngắn thời gian hầm.

Khi trụng mì qua nước sôi thì ngâm liền với nước lạnh 2-3 giây rồi vớt ra trộn với dầu ăn liền. Làm như này mì không bị dính lại với nhau, sợi mì giòn và dai hơn khi ăn.

Tất cả các nguyên liệu thuốc bắc phải cân kỹ càng, tránh nhiều nguyên liệu này thiếu nguyên liệu kia sẽ mất ngon cho món ăn.

Bảng giá sỉ thịt heo năm 2020

Cách khử mùi giò heo khi chế biến giúp món ăn thơm ngon trọn vị