Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vị Thuốc Bổ Huyết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Bồ Câu Ra Ràng: Vị Thuốc Bổ Tỳ, Tăng Cường Khí Huyết

Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ Bồ câu (Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục, từng gia đình có thể nuôi chim bồ câu để sử dụng.

Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), phân chim (cáp điểu phẩn) và trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Nhưng sử dụng hiệu quả nhất vẫn là chim bồ câu non (ra ràng), dưới 1 tháng tuổi.

– Thịt chim: Chứa trên 22 % protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em phát triển chậm, dùng dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng, trong dân gian chim bồ câu còn có tác dụng chữa được một số bệnh.

– Tiết chim: Chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh. Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông, lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.

Ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Cách làm: Chim bồ câu non (ra ràng) 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần. Đễ chữa đái tháo đường, lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày. Trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tac dụng ích khí, giải độc.

Trong đời sống thường ngày ta có thể hầm chim bồ câu với đỗ xanh, nếp hương, mộc nhĩ, và các da vị thông thường cho ta được món ăn ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho mọi lứa tuổi.

Theo: Soha

Top 5 Vị Thuốc Bổ Cho Người Huyết Áp Thấp Bạn Cần Bỏ Túi Ngay!

Được viết: Thứ ba, 23-07-2019

Khám phá công dụng của 5 vị thuốc bổ cho người huyết áp thấp

Tim và thận đóng vai trò quan trọng giúp điều hòa huyết áp của cơ thể, theo đó tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu lưu thông trong lòng mạch còn thận điều chỉnh thể tích máu tuần hoàn luôn ổn định và sản xuất các hormon co mạch làm tăng huyết áp.

Theo y học cổ truyền, Ích trí nhân có tác dụng tăng tuần hoàn máu, bổ thận, làm ấm thận nên được dùng phổ biến làm thuốc chữa các bệnh về thận. Nghiên cứu tại Đại học Y Hải Nam (Trung Quốc) và khoa Y học cổ truyền – Đại học Ishou (Đài Loan) cho thấy, Ích trí nhân giúp bảo vệ và tăng cường chức năng tim, thận, từ đó duy trì hoạt động bình thường của 2 cơ quan này để giữ cho huyết áp luôn ổn định.

Bên cạnh đó, theo các nhà khoa học Hàn Quốc, thảo dược này còn có tác dụng bảo vệ tế bào não, chống thoái hóa thần kinh do thiếu máu não.

Ích trí nhân – Vị thuốc quý cho người huyết áp thấp

Nhắc đến thảo dược tốt cho người bị huyết áp thấp không thể thiếu được – “Nữ nhân sâm của Việt Nam”. Bằng chứng nghiên cứu hiện đại đã chứng minh thảo dược này mang lại những tác dụng nổi bật sau:

– Bổ máu, tăng cường lưu thông máu: Nghiên cứu tại Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc cho thấy Đương quy giúp cải thiện chất lượng và số lượng máu trong cơ thể thông qua kích thích tủy xương sinh hồng cầu, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu, nhờ vậy làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi…

– Nâng huyết áp: Đương quy có tác dụng thúc đẩy các thụ thể cảm áp nằm tại lòng mạch máu hoạt động hiệu quả hơn, từ đó nâng chỉ số huyết áp về mức ổn định – theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Natural Medicines.

– Bảo vệ tế bào não: Với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, các nhà khoa học Tứ Xuyên đã chứng minh được Đương quy giúp bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương do tình trạng thiếu máu não.

Ngoài tác dụng tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, theo y học cổ truyền Xuyên tiêu có vị cay, tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, cải thiện hiệu quả tình trạng chân tay tê lạnh, da tái nhợt rất thường gặp ở người huyết áp thấp.

Bên cạnh đó, nghiên cứu tại Đại học Y khoa Quảng Châu, Trung Quốc còn chứng minh thảo dược này làm tăng nhu động ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Điều này đặc biệt tốt đối cho những trường hợp huyết áp thấp do thể trạng suy nhược, ăn uống kém cần phải hồi phục sức khỏe nhanh.

Uống ngay một cốc trà gừng khi bị tụt huyết áp là phương pháp đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian từ rất lâu đời. Theo Đông y, gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu và giảm co thắt nhu động ruột, nhờ đó cải thiện chứng sợ lạnh, chân tay tê lạnh, hoa mắt, chóng mặt và giảm cảm giác buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu thường gặp ở người bị huyết áp thấp.

Tuy nhiên khi dùng gừng ở liều cao có thể gây kích ứng dạ dày, ợ nóng, kéo dài thời gian chảy máu, đặc biệt khi dùng với các thuốc chống đông như warfarin, aspirin…

Gừng giúp tăng cường lưu thông máu

Hương phụ còn được biết đến với tên cỏ gấu, cỏ cú là vị thuốc nổi tiếng trong y học cổ truyền với tác dụng hoạt huyết, thúc đẩy lưu thông khí huyết và điều hòa kinh nguyệt. Nhờ vậy giúp tăng lưu lượng máu đến não và các cơ quan trong cơ thể, cải thiện tốt tình trạng chóng mặt, choáng váng, hoa mắt, đau đầu cho người huyết áp thấp.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Mansoor và công sự năm 2013, dịch chiết nước Hương phụ ở mức liều 3 mg/kg làm giảm đáng kể huyết áp trung bình động mạch (42.6%) ở chuột tham gia thí nghiệm, mức giảm này là thấp hơn lần lượt 22.3 và 10.4% khi tăng liều lên 10 và 30 mg/kg. Dù đem lại lợi ích tích cực nhưng đây cũng là một mặt hạn chế, cần phải điều chỉnh liều lượng Hương phụ khi điều trị huyết áp thấp.

Hồng Mạch Khang – Sản phẩm phát triển từ bài thuốc tốt dành cho người huyết áp thấp

Hiện nay việc sử dụng những sản phẩm bổ trợ được bào chế từ các vị thuốc nam trong điều trị huyết áp thấp không còn xa lạ, tuy nhiên không đơn giản cứ thảo dược nào tốt phối hợp với nhau là thành một bài thuốc công hiệu. Bởi dùng không đúng cách không những không đem lại kết quả mong muốn mà còn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác bất lợi. Chỉ có những sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng mới đủ bằng chứng để chứng minh hiệu quả và độ an toàn cho người bệnh.

Với sự kết hợp của 5 thành phần nổi bật, bao gồm Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, L-carnitin fumarate và Magie, viên uống Hồng Mạch Khang – sản phẩm thuộc bản quyền của công ty Tư vấn Y Dược Quốc tế IMC là một trong rất ít sản phẩm bổ trợ cho người huyết áp thấp đã được kiểm chứng lâm sàng hiện nay. Kết quả nghiên cứu tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cho thấy, Hồng Mạch Khang có tác dụng:

– Giảm rõ rệt các triệu chứng huyết áp thấp như mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng váng, mất ngủ.

– Nâng huyết áp ổn định hiệu quả tới 96.7% sau 2 tháng.

– Duy trì kết quả tốt kể cả khi đã ngừng sử dụng và sản phẩm tuyệt đối an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ gì.

Kinh nghiệm trị huyết áp thấp hiệu quả bằng viên uống thảo dược

Để lựa chọn thuốc bổ hay sản phẩm hỗ trợ cho người huyết áp thấp cần phải tìm hiểu kỹ càng dựa trên căn cứ chính xác nhất là các bằng chứng nghiên cứu khoa học đã được công bố, đánh giá khách quan của chuyên gia và cảm nhận từ những người sử dụng. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc zalo số để được giải đáp.

Các Thuốc Điều Trị Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Một số loại thuốc Tây y điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị bị tổn thương và giãn mao mạch khiến máu ứ đọng tại vị trí viêm. Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon, nôn mửa,…

1. Thuốc trung hòa acid dạ dày

Thuốc trung hòa acid dạ dày thường chứa hoạt chất Aluminium hydroxide và Magnesium carbonate. Sau khi được dung nạp bằng đường uống, các hoạt chất này tạo thành lớp màng có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Với cơ chế trên, nhóm thuốc trung hòa acid có thể hạn chế viêm loét, giảm tăng sinh dịch nhầy và cầm máu tại chỗ. Nhóm thuốc này thường được sử dụng trước khi ăn hoặc ngay khi triệu chứng phát sinh để giảm nhanh cơn đau thượng vị và cảm giác buồn nôn do viêm xung huyết hang vị dạ dày gây ra.

Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng nhóm thuốc này cho bệnh nhân suy thận. Các loại thuốc trung hòa acid dạ dày phổ biến, bao gồm Gastropulgite, Phosphalugel, Yumangel, Pepsane,…

2. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có khả năng giảm sản xuất dịch vị dạ dày trong thời gian dài. Sau khi ngưng thuốc, hoạt động bài tiết acid ở cơ quan tiêu hóa sẽ được phục hồi.

Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý do tăng tiết acid như hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm xung huyết hang vị,…

Thuốc ức chế bơm proton thường phát huy tác dụng sau 3 – 5 ngày sử dụng. Vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu phối hợp với thuốc trung hòa acid để giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên khi sử dụng, cần uống hai nhóm thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Thuốc ức chế bơm proton làm giảm tăng tiết dịch vị nên có khả năng tăng số lượng vi khuẩn Clostridium difficile trong đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra sử dụng nhóm thuốc này dài hạn còn tăng nguy cơ gãy xương và suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Các hoạt chất ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến, bao gồm Rabeprazole (Pariet), Esomeprazole (Nexium), Pantoprazole (Pantoloc), Omeprazole (Losec),…

3. Thuốc ức chế chọn lọc thụ thể H2

Thuốc ức chế chọn lọc thụ thể H2 (thuốc kháng histamine H2) có tác dụng hạn chế quá trình bài tiết ở dạ dày. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm hang vị, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.

Với những trường hợp có nguy cơ khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng histamine H2. Nhóm thuốc này được hấp thu khá tốt và ít khi gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Các loại hoạt chất kháng histamine H2 thường dùng, gồm có Cimetidine (Cimetidine stada), Famotidine (Famotidin 40), Ranitidine (Ranitidin 150, 300),…

4. Thuốc giảm đau chống co thắt

Trong trường hợp cơn đau phát sinh do dạ dày co thắt quá mức, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau chống co thắt. Nhóm thuốc này có thể được dùng cho cơn đau ở đường tiêu hóa, tiết niệu và một số cơ quan khác.

Tuy nhiên thuốc giảm đau chống co thắt chống chỉ định với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi, người bị tắc ruột hoặc liệt ruột.

Các hoạt chất giảm đau chống co thắt được dùng trong điều trị viêm xung huyết hang vị, gồm có: Alverin (Sparenil, Cadispasmin, Spasmaverin,…) và Drotaverin (Pymenospain và Nospa).

5. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Nhóm thuốc này thường được dùng phối hợp với thuốc ức chế bơm proton/ thuốc kháng thụ thể H2 và thuốc trung hòa acid để cải thiện triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn.

Với trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, bác sĩ có thể phối hợp thêm một loại kháng sinh khác (tổng cộng là 4 nhóm thuốc) để tác động trực tiếp đến vi khuẩn gây bệnh.

Các loại kháng sinh được sử dụng:

Amoxicillin: Là kháng sinh nhóm penicillin và có phổ kháng khuẩn rộng. Loại kháng sinh này thường được lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh dạ dày có vi khuẩn HP.

Clarithromycin: Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được sử dụng phối hợp với Amoxicillin và thuốc kháng thụ thể H2 nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP.

Levofloxacin: Kháng sinh này thuộc nhóm quinolone, thường được sử dụng khi bệnh nhân dị ứng với kháng sinh penicillin. Hoặc được dùng khi vi khuẩn đã kháng lại một số kháng sinh thông thường.

Kháng sinh thường được dùng phối hợp với thuốc kháng H2, thuốc ức chế proton và thuốc trung hòa acid theo phác đồ 3 hoặc 4 thuốc.

Sử dụng kháng sinh có thể làm tăng chủng vi khuẩn gây hại trong đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài. Trong trường hợp này, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay đổi một loại kháng sinh mới.

Thuốc Đông y chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày

Trong các phương pháp điều trị bệnh dạ dày, Đông y được đánh giá là giải pháp tối ưu bởi nhằm vào căn nguyên bệnh, điều trị từ gốc và bồi bổ cơ thể, nâng cao chức năng dạ dày, ngăn bệnh quay trở lại.

Nhiều bài thuốc Đông y đã ra đời nhằm giải quyết căn bệnh này nhưng nổi bật và đem lại hiệu quả cao nhất phải kể đến bài thuốc Sơ can Bình vị tán.

Bài thuốc là thành quả nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền, được nghiên cứu và bào chế dựa trên hơn 10 bài thuốc cổ phương kết hợp với y học hiện đại.

Sơ can Bình vị tán sử dụng nhiều loại thảo dược quý như: Tam thất, Bạch thược, Bố chính sâm, Ô tặc cốt, Cam thảo, Quán chúng… Đây đều là thành phần phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh của cha ông ngàn đời nay.

Để đem đến cho người bệnh liệu pháp điều trị an toàn, lành tính, không mang theo tác dụng phụ, Trung tâm Thuốc dân tộc đã chủ động phát triển nguồn dược liệu sạch vào sản xuất thuốc.

Từ năm 2010, trung tâm kết hợp với bà con địa phương trên cả nước xây dựng các vườn dược liệu chuyên canh lên tới hàng trăm hecta theo tiêu chuẩn GACP – WHO tại nhiều tỉnh thành: Hà Giang, Sơn La, Hải Dương, Vĩnh Phúc…

Những vùng chuyên canh này giúp đảm bảo mọi loại dược liệu sử dụng trong bào chế thuốc đều an toàn, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản.

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán hiện được bào chế làm 3 sản phẩm kết hợp. Với từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ căn cứ vào sức khỏe và tình trạng bệnh để kết hợp kê đơn trong điều trị.

1. Sơ can Bình vị – Viêm loét HP

Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa, Quán chúng, Cam thảo…

Công dụng: Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét, diệt HP.

2. Sơ can Bình vị – Trào ngược

Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa…

Công dụng: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng…

3. Cao Bình vị

Thành phần: Bồ công anh, Mơ tam thể, Lá khôi, Cỏ mực, Mai mực, Dạ cầm, Tơ hồng xanh, Xích đồng,…

Công dụng: Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, thanh nhiệt giải độc và sát trùng.

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và khẳng định hiệu quả khi giúp tới 95% bệnh nhân chấm dứt các tình trạng bệnh trong 2 – 3 tháng sử dụng. Hàng năm, Sơ can Bình vị tán đang giúp hàng chục ngàn bệnh nhân thoát khỏi cơn đau dạ dày dai dẳng.

Sản phẩm đang được bào chế và phân phối độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị uy tín hàng đầu về Y học cổ truyền với hàng loạt giải thưởng danh giá như: Cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng 2017”, Top 50 các Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2018.

Người đưa tin: Bài thuốc “thần kỳ” chữa dứt điểm dạ dày chỉ trong thời gian ngắn

VTC: Không thể bỏ lẽ bài thuốc chữa đau dạ dày bí truyền tại Thuốc dân tộc

Sức khỏe & Đời sống: Hàng nghìn người bệnh đã chữa khỏi đau dạ dày nhờ giải pháp Đông y bí truyền tại Thuốc dân tộc

Xem video NSND Trần Nhượng chia sẻ bí quyết chữa đau dạ dày dứt điểm bằng Đông y:

Cần lưu ý gì khi dùng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị?

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Tuy nhiên lưu ý, người bệnh vẫn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là với những người sử dụng thuốc Tây y, nếu thiếu thận trọng và mắc sai lầm khi sử dụng, bệnh tình có thể chuyển biến xấu và gây ra một số tình huống rủi ro :

Vì vậy khi sử dụng thuốc, bạn nên chú ý một số điều sau:

Chỉ dùng thuốc sau khi được bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Tự ý sử dụng thuốc có thể che lấp các dấu hiệu bất thường và làm sai lệch kết quả chẩn đoán.

Không tùy tiện thay đổi liều dùng, thời gian sử dụng hay tự ý phối hợp các loại thuốc điều trị.

Trong những trường hợp sử dụng kháng sinh, cần dùng thuốc đều đặn để tránh tình trạng kháng thuốc.

Nếu nhận thấy phản ứng quá mẫn (phát ban da, nổi mề đay, sưng cổ họng,…) bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay thế các loại thuốc khác.

Trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc, cần chủ động ngưng sử dụng và gọi cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Một số trường hợp xung huyết hang vị có thể bị chảy máu dạ dày. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiệu nôn ra máu, phân đen, có lẫn máu tươi,… nên đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Việc sử dụng thuốc chỉ đạt kết quả tốt khi phối hợp với chế độ ăn và lối sống lành mạnh.

Các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày chỉ được sử dụng sau khi kết thúc quá trình chẩn đoán. Tùy tiện dùng thuốc có thể làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn và gây khó khăn trong việc xác định bệnh lý.

Nguồn : 2bacsi.net

Nguyên Tắc Dùng Thuốc Chống Tăng Huyết Áp ⋆ Vị Thuốc Việt Nam

Trong quá trình sử dụng loại thuốc này có những nguyên tắc mà người sử dụng bắt buộc phải tuân thủ. Vậy, những nguyên tắc đó là gì?

1. Đặc tính của một số loại thuốc chống tăng huyết áp

Trong giai đoạn tiền tăng huyết áp với các chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 – 139 và huyết áp tâm trương từ 80 – 90 bạn nên có những thay đổi trong lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng của mình. Nếu cần phải sử dụng thuốc thì cần phải tìm hiểu thật kĩ về các đặc tính của thuốc để có thể sử dụng đúng nguyên tắc nhất. Những bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo như: tiểu đường, hen suyễn,.. thì cần đặc biệt lưu tâm tới vấn đề này.

Ở nước ta hiện nay có nhiều thuốc chống tăng huyết áp được chia ra làm các nhóm như: nhóm thuốc chẹn alpha, nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc chẹn beta, nhóm thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc đối kháng canxi,… Mỗi nhóm thuốc thường có một đặc tính khác nhau cũng như phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân khác nhau.

Nhóm thuốc lợi tiểu dùng cho bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp nhẹ. Khi nào bệnh nặng hơn thì mới cần phối hợp với loại thuốc khác.

Nhóm thuốc chặn alpha có tác dụng ức chế và giải phóng noradrenalin tại vị trí đầu các dây thần kinh.

Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II có tác dụng hạ huyết áp cực kì nhanh chóng và đưa huyết áp của người bệnh về chỉ số bình thường một cách nhanh nhất.

Để phát huy hiệu quả tốt nhất thì bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc trong quá trình sử dụng thuốc chống tăng huyết áp.

Một khuyến cáo được đưa ra đó chính là, những người mắc bệnh tăng huyết áp thì loại thuốc đầu tiên nên dùng chính là thuốc lợi tiểu. Hoặc cũng có thể sử dụng 1 trong 3 nhóm đối kháng men chuyển và đối kháng thụ thể angiotensin II.

Rất nhiều loại thuốc chống tăng huyết áp và việc sử dụng chúng khá phức tạp. Tuy nhiên, người có thẩm quyền quyết định bệnh nhân sẽ uống loại thuốc nào sẽ là bác sỹ chứ không phải người bệnh tự ý thích sử dụng loại nào cũng được.

Thuốc chống tăng huyết áp có tác dụng kiểm soát huyết áp trong những giới hạn mục tiêu chứ bản thân nó không chữa khỏi được bệnh. Vậy nên trong nhiều trường hợp cho dù huyết áp của người bệnh đã về trạng thái bình thường mà ngưng thuốc quá đột ngột thì rất có thể huyết áp sẽ tăng vọt cực kì nghiêm trọng.

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng thuốc chống tăng huyết áp chất lượng là những loại thuốc đắt tiền. Sự thật không phải như vậy, loại thuốc nào phù hợp với tình trạng của người bệnh, loại thuốc nào được bác sỹ chỉ định sử dụng mới là loại thuốc tốt nhất.

Dùng thuốc chống tăng huyết áp không phải tự ý thích sử dụng thế nào cũng được, nó có những nguyên tắc nhất định và bắt buộc người bệnh phải tuân thủ thì quá trình điều trị mới hiệu quả được.