Cho 1 chai 125ml:
ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN TÁC DỤNG
Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thành quả kế thừa đặc sắc bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao (lịch sử hơn 300 năm), gia thêm các vị thuốc dân gian Ô mai, vỏ quýt, mật ong.
Ô mai
Ô mai không chỉ là món ăn quen thuộc, được nhiều người Việt Nam ưa chuộng mà còn là vị thuốc dân gian giúp trừ ho, hóa đờm công hiệu, đặc biệt trong các trường hợp ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày.
Ghi nhận công dụng của Ô mai trong điều trị các chứng ho, Hải Thượng Lãn Ông có phân tích: Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim, nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu được bất kì một vật gì làm chướng ngại. Tỳ là gốc sinh đờm, Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở Phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp. Hải Thượng Lãn Ông viết: Ô mai có vị chua tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ ho, hóa đờm. Điều đó khẳng định vai trò cốt yếu của Ô mai trong các bài thuốc trị ho, đặc biệt các chứng ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi.
Mật ong
Theo dân gian, mật ong là một món ăn ngon, có tác dụng bồi bổ cơ thể đồng thời giúp giảm ho. Mỗi sáng uống một ly nước pha mật ong giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu, phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Khi bị ho kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dùng mật ong sẽ giúp phục hồi sinh lực, bệnh mau khỏi hơn.
Từ hàng thế kỉ nay, mật ong vẫn là phương thuốc cổ truyền dùng trị ho và cảm lạnh. Công dụng này ngày càng được khoa học chứng minh và củng cố. Tiến sĩ Ian Paul, trưởng nhóm nghiên cứu trường đại học Dược bang Pennsylvania, Hershey (Mỹ), khi so sánh hiệu quả giảm ho của mật ong với Dextromethorphan (DM), một hoạt chất giảm ho được sử dụng phổ biến, đã kết luận: “Kết quả rõ rệt đến nỗi chúng tôi có thể khẳng định rằng mật ong tốt hơn hẳn các loại thuốc mua ở quầy”. Nghiêu cứu cũng được tiến hành trên trẻ nhỏ và cho kết quả tương tự: 105 trẻ từ 2 đến 18 tuổi, chia 2 nhóm: nhóm uống mật ong 30 phút trước khi đi ngủ và nhóm sử dụng DM có hương vị mật ong cũng 30 phút trước khi đi ngủ. Kết quả là những trẻ uống mật ong giảm được các cơn ho và co thắt hơn hẳn những trẻ sử dụng DM. Tiến sĩ Paul nói: “Sử dụng mật ong là một liệu pháp an toàn, hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi khi chúng bị ho hay cảm cúm”.
Mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên và làm dịu niêm mạc hầu họng, giúp phục hồi và tái tạo niêm mạc bị tổn thương. Vai trò của mật ong ngày càng được khẳng định trong hệ thống y học chính thống “Tổ chức y tế thế giới đã xem mật ong như một phương thuốc trị bệnh tiềm năng”.
Bài thuốc cổ phương “Xuyên bối tỳ bà cao”
Là bài thuốc Đông y trị ho nổi tiếng có lịch sử hơn 300 năm, được hệ thống hóa trong Dược điển, trở thành bài thuốc chính thống được sử dụng rộng rãi.
Xuyên bối tỳ bà cao phối hợp các vị dược liệu theo bố cục chặt chẽ của một bài thuốc Đông y gồm Quân – Thần – Tá – Sứ, có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, tăng cường công năng: Bổ phế – Trừ ho – Hóa đờm.
Xuyên bối mẫu (với chữ “Xuyên bối” trong tên bài thuốc), là vị thuốc chính yếu, có dược tính mạnh, gọi là vị Quân, tương tự Vua của triều đình. Vị này đắng, tính bình, dưỡng âm, thanh phế, làm tan được đờm tụ, trừ được nhiệt độc, hóa đàm, chỉ khái, trị được các chứng phế ung, phế suy, ho lâu ngày, đờm đặc tanh hôi…
Bổ trợ cho Quân, là các vị Thần, có dược tính tương đối mạnh. Như Tỳ bà diệp, Sa sâm vị hơi đắng, tính bình, giúp thanh phế, hóa đàm, chỉ khái. Các vị Tá, mỗi vị một vai trò riêng, hỗ trợ đắc lực cho công cuộc trị bệnh của Quân và Thần cũng như của toàn bài thuốc như: Cát cánh, bán hạ vị cay, tính ấm, giúp hóa đàm, trục đàm công hiệu. Phục linh và Ngũ vị tử bồi bổ tỳ vị, đây là các tạng sinh ra đờm. Điều hóa hoạt động của tỳ vị sẽ hạn chế được đờm tích tụ tại phế, giúp nhuận phế, hóa đàm. Phục linh còn là vị thuốc lợi thủy, thẩm thấp, nhờ bổ thận âm mà chữa được chứng phế âm hư, tránh được nguy cơ trào nhiệt gây ho khan, phù hợp quan điểm thận thông thì phế thông.
Một số vị thuốc có tác dụng giải độc, sát trùng, bảo vệ đường hô hấp như trần bì, gừng tươi, bạc hà. Trong đó, trần bì có thêm tác dụng hóa đàm, gừng tươi tính ấm giúp điều hòa tính vị, và bạc hà có vị cay mát, dễ chịu. Qua lâu nhân chứa nhiều chất dầu, giúp nhuận tràng, thông táo, giúp khí ở đại tràng lưu thông, tránh được khí nghịch lên mà gây thành ho. Viễn chí kích thích nhẹ niêm mạc hầu họng, bài tiết niêm dịch, giúp long đờm rất tốt. Khổ hạnh nhân lại trấn tĩnh nhẹ trung khu hô hấp giúp kiềm chế ho hiệu quả. Nói chung, sự có mặt các vị thần vừa làm mạnh thêm công năng chính vừa tạo ra nhiều tác dụng phong phú cho bài thuốc.
Cam thảo là vị Sứ do có tác dụng dẫn thuốc, làm cho các vị thuốc khác dễ hấp thu vào cơ thể, lại điều vị, giúp người bệnh dễ uống. Đây còn là vị thuốc long đờm, giảm ho hiệu quả.
Công dụng chính của các vị thuốc được tóm tắt lại trong bảng sau:
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI VÀ DẠNG BÀO CHẾ Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có nhiều dạng sử dụng để người tiêu dùng dễ lựa chọn:
Dạng siro truyền thống: Chai 90ml, 125ml, 200ml
Dạng siro không đường (dùng cho người tiểu đường, ăn kiêng): Chai 125ml
Dạng viên ngậm truyền thống: Vỉ 5 viên. Hộp 4 vỉ, 20 vỉ
Dạng viên ngậm không đường (dùng cho người tiểu đường, ăn kiêng): Vỉ 5 viên. Hộp 20 vỉ
BÀO CHẾ VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Quá trình nghiên cứu bào chế thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được thực hiện dưới sự tham vấn của các Lương y, Bác sĩ y học cổ truyền, Dược sĩ chuyên ngành bào chế. Công tác đảm bảo chất lượng được thực hiện xuyên suốt từ khâu tuyển chọn nguyên liệu, qui trình bào chế tới việc bảo quản và phân phối thành phẩm. Nguyên liệu làm thuốc được tuyển chọn kỹ, đảm bảo nguyên liệu sạch, an toàn, không có thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất bảo quản. Qui trình sản xuất được giám sát chặt chẽ. Nhà máy sản xuất đạt các tiêu chuẩn thực hành tốt của Tổ chức y tế thế giới (WHO): GMP – WHO, GLP, GSP. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được đựng trong chai thủy tinh dày, kín, tối màu, đảm bảo chất lượng trong toàn khâu lưu kho và phân phối.