Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vị Thuốc Cầm Máu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Các Loại Cây Thuốc Giúp Cầm Máu, Thảo Dược Cầm Máu

Nhìn chung các loại mộc nhĩ đều có công năng làm mát máu và cầm máu, dùng rất tốt trong các trường hợp băng huyết, đại tiện xuất huyết.

Mộc nhĩ mọc ở cây dâu dùng chữa băng huyết, rong kinh, hành kinh không dứt nhiều tuần bằng cách lấy mộc nhĩ dâu sao đen, tán nhỏ, uống mỗi lần 3-5 thìa. Ngày uống 3-4 lần.

Nếu đi lỵ ra máu, lấy mộc nhĩ 20g, sao tán bột uống, chia 3 lần trong ngày.

Để chữa đại tiện ra máu, táo bón, dùng mỗi lần 5g mộc nhĩ bồ kết tán vụn. Nếu chưa đỡ, uống thêm 3-4 lần sẽ khỏi.

Trắc Bách Diệp ngăn chảy máu chân răng

Trắc bách diệp là một loại cây cảnh, cành non và lá của nó thường được sử dụng cầm máu tức thời rất tốt. Trắc bách diệp được thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 3-5, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho khô để bảo đảm phẩm chất. Khi dùng, để sống hoặc sao đen. Thuốc có vị đắng chát, hơi hàn, giúp cầm máu trong những trường hợp sau:

Ho ra máu, thổ huyết: Trắc bách diệp (sao cháy đen)+ ngải cứu 30g; can khương đã sao vàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần. – Chảy máu chân răng: Trắc bác diệp, hoàng liên, a giao mỗi vị 12g; thạch cao 20g; sinh địa, thiên môn mỗi vị 16g sắc uống sẽ khỏi. Sốt xuất huyết: Trắc bách diệp, rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16 g; lá tre, hạ khô thảo mỗi vị 20g, sắc uống trong ngày.

Trĩ ra máu: Trắc bách diệp, hoa kinh giới, hoa hòe, chỉ xác (lượng bằng nhau). Tất cả phơi khô, giã nhỏ. Ngâm nước nóng, chắt lấy nước uống trước bữa ăn 30phút.

Cỏ mực (nhọ nồi) chữa chảy máu mũi

Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, dân gian thường lấy lá giã nát đắp vào chỗ chảy máu ngoài da. Bên cạnh đó cỏ mực được dùng cầm máu trong các bệnh như: xuất huyết trong (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa (uống trong, rửa ngoài).

Để chữa chứng chảy máu mũi, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán là khỏi. Lưu ý:

– Tránh dùng cỏ mực khi bị lạnh trong, tiêu chảy.

– Không dùng cho phụ nữ có thai vì nó có thể gây xảy thai do chất chống đông trong cỏ mực.

Hoa hòe chống xuất huyết não

Hiện nay, hoa hòe không những được dùng trong Đông y mà còn là một nguồn dược liệu quan trọng của ngành dược hiện đại. Từ hoa này người ta đã chiết xuất được chất rutin có tác dụng làm tăng sức chịu đựng và giảm sự thẩm thấu của các mao mạch, để sản xuất nhiều vị thuốc phòng và chữa các chứng xuất huyết, tai biến mạch máu não ở người tăng huyết áp. Nụ hoa hòe chưa nở là bộ phận quý nhất của cây vì lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất.

Vì vậy bao giờ người ta cũng thu hoạch hoa hòe vào lúc có nhiều nụ to, chưa nở hoa, trọng lượng và chất lượng dược liệu sẽ cao hơn. Trong nhân dân, hoa hòe được dùng chủ yếu làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu… Liều dùng mỗi ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc.

Hoa hòe còn được dùng để nhuộm màu thực phẩm (tạo màu vàng), vừa đẹp vừa lành. Pha nước hoa hòe vào rượu, rượu sẽ có màu vàng cam. Ngâm gạo nếp với nước hoa hòe để nấu xôi hay cho vào bột làm bánh, các món ăn trên sẽ có màu vàng nghệ tươi nom rất hấp dẫn, lại tốt cho sức khỏe.

Hoa sò huyết thuộc họ thài lài, còn gọi là lẻ bạn, được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán bao bọc bởi hai mo úp vào nhau hình giống như con sò, hoa màu trắng vàng, được thu hái vào tháng 4-5, dùng tươi hoặc phơi khô. Ngoài ra người ta còn dùng lá, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.

Hoa sò huyết chống viêm

Chữa ho ra máu, đi ngoài ra máu: Hoa sò huyết 30-40g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô, sắc lấy nước đặc uống một lần.

Chữa đái ra máu: Hoa sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả để tươi, sắc uống ngày một thang.

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát, lành. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh.

Ngó sen rịt máu mũi

Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.

Đây là một loại cây tầm gửi, mọc thành bụi, có thân cành vươn dài dựa vào cây khác, màu xám phủ lông mịn. Lá mọc đối, hai mặt có lông. Khi bẻ thân và lá thấy có những sợi mảnh như tơ. Theo kinh nghiệm dân gian, cây tơ mành có tác dụng cầm máu trong trường hợp vết thương nhỏ, chảy máu như đứt tay, xước da, lấy lá rửa sạch, giã nát, rịt ngay vào vết thương rồi buộc chặt. Có thể dùng lá tơ mành phơi khô, đốt thành than, tán bột và rắc vào vết thương. Lá tơ mành nếu phối hợp với lá cây quyển bá, giã đắp, tác dụng cầm máu sẽ nhanh hơn.

Cây tơ mành giúp lành vết thương

Hoặc trường hợp nặng hơn, bị gãy xương, lấy lá tơ mành và lá dâu tằm (1 kg), giã nát, xào nóng rồi đắp bó sẽ rất nhanh lành.

Thuốc Cầm Máu Etamsylate (Ethamsylate)

Hoạt chất : Etamsylate (Ethamsylate)

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): B02BX01.

Brand name:

: Etamsylate (Ethamsylate), Bivibact , Ospolot , Vincynon, Atmethysla , Sesilen, Cyclonamine, Dicynone, Etamsylate Darnitsa

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 250 mg, 500 mg.

Ống tiêm: 250 mg/2 ml.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định: Dạng uống (Etamsylat 500 mg) :

Nội khoa :

Hỗ trợ điều trị các trường hợp xuất huyết do rối loạn chức năng của tính bền mao mạch : mảng bầm máu, đốm xuất huyết, chảy máu nướu răng, chảy máu cam.

Nhãn khoa : điều trị các rối loạn ảnh hưởng đến tuần hoàn võng mạc và/hay mạch mạc.

Phụ khoa : điều trị các rối loạn mao mạch tĩnh mạch và xuất huyết trong phụ khoa.

Dạng tiêm (Etamsylat 250 mg/2 ml) :

Nội khoa :

Xuất huyết do rối loạn chức năng của tính bền mao mạch.

Rong kinh không do nguyên nhân thực thể.

Trong phẫu thuật hay trong các chuyên khoa (tai mũi họng, nhãn khoa, phụ khoa) :

Giảm mất máu trong phẫu thuật, nhất là trường hợp chảy máu từng đám do vỡ mao mạch, bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc có tác dụng chống đông máu.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng uống.

Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp

Chú ý: Có thể hòa tan dung dịch tiêm trong 1 cốc nước đế uống, cũng có thể dùng để băng bó cầm máu tại chỗ.

Liều dùng:

Điều trị ngắn hạn mất máu trong chứng đa kinh: Uống 500 mg/lần x 4 lần/ngày, trong thời gian kinh nguyệt.

Phòng và điều trị xuất huyết quanh hoặc trong não thất ở trẻ sơ sinh cân nặng rất thấp: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 12,5 mg/kg thể trọng trong vòng 1 giờ sau khi sinh, sau đó cứ 6 giờ lặp lại 1 lần trong vòng 4 ngày cho tới tống liều 200 mg/kg.

Kiểm soát chảy máu sau khi mổ: Có thể uống hoặc tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạnh với liều cho người lớn là 250 đến 500 mg. Liều này có thể lặp lại sau 4 – 6 giờ, khi cần.

Đối với cấp cứu: Tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 500 – 750 mg một lần, 3 lần trong 1 ngày.

Điều trị trước khi phẫu thuật: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 500 mg 1 giờ trước khi mo.

Điều trị hậu phẫu: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 250 mg mỗi lần, 2 lần trong 1 ngày.

Trẻ em dùng 1/2 liều người lớn.

4.3. Chống chỉ định:

Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Mẫn cảm với etamsylat hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng với bệnh nhân hen, dị ứng hoặc có tiền sử phản ứng dị ứng với thuốc do các chế phấm etamsylat có chứa natri sulfit có thể gây hoặc làm nặng thêm phản ứng kiểu phản vệ.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy thận do thuốc thải trừ hầu hết qua thận ở dạng không đối.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Không có nghiên cứu. Chỉ dùng thuốc khi có thai trong những trường hợp thật sự cần thiết.

Thời kỳ cho con bú:

Không nên dùng cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú vì thuốc phân bố được qua sữa mẹ.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

Tăng tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu ở người bệnh phẫu thuật âm đạo, hạ huyết áp.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Đau đầu, ban: Giảm liều

Rối loạn tiêu hóa: Uống etamsylat sau khi ăn.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Chưa có nghiên cứu về tương tác etamsylate.

4.9 Quá liều và xử trí:

Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, nếu xảy ra quá liều cần điều trị triệu chứng.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Etamsylat là một thuốc cầm máu.

Chống xuất huyết và bảo vệ mạch máu.

Tăng cường sức đề kháng của mao mạch và làm giảm tính thấm của mao mạch.

Cơ chế tác dụng:

Thuốc duy trì sự ổn định của thành mao mạch và hiệu chỉnh sự kết dính khác thường của tiểu cầu. Etamsylat được dùng để phòng và xử trí chảy máu ở các mạch máu nhỏ.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Đường uống: Etamsylat được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 500 mg, đỉnh nồng độ trong huyết tưong đạt 15 microgam/ml sau 4 giờ. Nửa đời thải trừ khoảng 8 giờ.

Đường tiêm: 1 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 500 mg etamsylat, nồng độ trong huyết tưong đạt được là 30 microgam/ml. Nửa đời trong huyết tưong khi tiêm tĩnh mạch là 1,9 giờ và tiêm bắp là 2,1 giờ.

Liên kết với protein trong huyết tưong vào khoảng 95%.

Etamsylat phân bố được vào sữa mẹ.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Hoặc HDSD Thuốc.

Bài Thuốc Cầm Máu Vết Thương

Khi bị một vết thương chảy máu, cần phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong. Trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy, hoặc dùng các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt.

Dùng một số vị thuốc có tác dụng cầm máu tại chỗ

Cỏ mực, cây bỏng (sống đời), bông ổi, huyết dụ, tam thất, bách thảo sương (nhọ nồi), bại hoại (móng rồng), quế rành (trèn trèn, quế trèn), thài lài trắng, tu hú trắng, lá tía tô, lá sắn dây, lá dâu non, nõn cau tươi, nõn tre tươi, nõn chuối tiêu… Khi bị vết thương chảy máu cần ngay lập tức lấy một trong các loại cây thuốc trên, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại.

Chế biến một số bài thuốc để dùng khi có vết thương chảy máu:

Bài 1: Bột sâm đại hành (không hạn chế liều lượng). Chế biến: Dùng củ đã cắt bỏ rễ và thân, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy thật khô, tán thành bột thật nhỏ, rây mịn, cho vào chai hoặc túi ni lông thật kín để nơi khô ráo. Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non.

Bài 2: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi ni – lon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo. Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.

Bài 3: Lông cây cẩu tích tẩm cồn 90 độ, phơi khô. Khi gặp vết thương chảy máu thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh.

Bài 4: Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại.

Chú ý: Sau khi cầm máu, dù là vết thương nhỏ cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương, tiếp tục theo dõi và có chỉ định điều trị phù hợp.

Phương Pháp Cầm Máu Khi Bị Trĩ

Hai hiện tượng chính thường xuyên xảy ra và phổ biến đối với những người bị bệnh trĩ đó là chảy máu và sa búi trĩ. Ở giai đoạn đầu của bệnh, máu có thể chảy ít, thành tia hoặc giọt. Lâu dần, hiện tượng này xảy ra nhiều hơn, thậm chí cả khi đi đứng, vận động nhiều cũng bị chảy máu. Nhiều bệnh nhân bối rối mỗi khi thấy máu xuất hiện và không biết làm thế nào để cầm máu khi bị trĩ. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp để cầm máu khi bị trĩ.

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ

– Đứng/ngồi quá lâu trong một tư thế cũng dễ gây ra trĩ

– Phụ nữ trong giai đoạn mang thai cũng rất dễ bị trĩ do áp lực dồn lên tĩnh mạch khu vực trực tràng khiến nảy sinh bệnh trĩ. Do đặc thù khi mang thai mà việc cầm máu khi bị trĩ cũng trở nên khó khăn hơn.

– Lao động nặng: Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho các tĩnh mạch trực tràng bị căng dãn quá mức.

– Thói quen khi đi vệ sinh như nhịn lâu, quá sức hay ngồi lâu trong WC.

Cách cầm máu khi bị trĩ

Phương pháp 1: sử dụng lá sen, ngải cứu, cỏ mực tươi. Những loại nguyên liệu này sau khi được rửa sạch sẽ giã nát ra để lấy nước. Nước này chúng ta có thể uống và bã dùng để bôi trực tiếp lên khu vực hậu môn giúp cầm máu khi bị trĩ. Đặc biệt lưu ý khi sử dụng phương pháp này đó là dùng trước bữa khoảng thời gian là 30 phút hoặc 1 tiếng.

Phương pháp 3: Cỏ mực, mấu củ sen, lá trắc bá. Khác với 2 phương pháp trên, hỗn hợp này được sao lên sau đó dùng để sắc uống ngày 2 lần. Chúng ta có thể uống trước ăn hoặc là để cầm máu khi bị trĩ đúng lúc chảy máu.

Khi thấy hiện tượng chảy máu nhiều và thường xuyên, người bệnh không được chủ quan nghĩ đó là dấu hiệu bình thường của bệnh trĩ mà phải đi khám ngay để được tư vấn đúng lúc, kịp thời.

Theo Healthplus.vn