Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vị Thuốc Thần Sa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Công Dụng, Cách Dùng Chu Sa Thần Sa

Chu sa thường ở thể bột đỏ, thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, to nhỏ không nhất định, màu đỏ tối hay đỏ tươi, chất nặng nhưng dễ vỡ vụn, không mùi, vị nhạt. Khi nghiền bằng tay, tay không bị bắt màu đỏ là loại tốt.

Chu sa và thần sa hiện nay ta đều còn phải nhập cả, tuy nhiên chu sa và thần sa đều là những vị thuốc rất thông dụng.

Từ trước cho đến năm 1963, người ta chưa rõ thành phần hoạt chất của chu sa hay thần sa là gì. Vì nói chung Sunfua thuỷ ngân không tan trong nước, là dạng thường sử dụng trong đông y. Năm 1963, Hoàng Như Tố và Phạm Hải Tùng (Trường đại học dược khoa Hà Nội) đã tách được bằng sắc ký một hợp chất chưa xác định được có tác dụng dược lý giống thần sa. Cùng năm, Đàm Trung Bảo (Trường đại học dược khoa Hà Nội) chiết được dưới dạng tinh khiết và xác định là selenua thuỷ ngân, selenua thuỷ ngân chế bằng cách này có tác dụng của thần sa. Năm 1964, Đàm Trung Bảo còn lấy bụi táng ở đáy bể đựng axit sunfuric ở nhà máy supelân Lâm Thao Việt Nam và ở đất quanh đó rồi chiết lấy selen với tỉ lệ 6 đến 9% rồi chế thành selenua thủy ngân, selenua thủy ngân chế bằng cách này cũng có tác dụng giống hệt như selenua thuỷ ngân chế từ thần sa.

Tỷ lệ selenua thuỷ ngân trong thần sa từ 2,5 đến 3%, trong khi trong chu sa chỉ có rất ít, chừng 2%. Nếu chỉ tính riêng selen thì trong thần sa có chừng 3,5 đến 4,5%. Trong chu sa tỷ lệ rất thấp, chỉ có vết.

Năm 1962, Ngô Ứng Long (Trường sĩ quan quân y Việt Nam) đã thí nghiệm thấy dịch chiết của chu sa thần sa mặc dù không có vết thuỷ ngân nhưng có tác dụng như chu sa thần sa.

Năm 1964, Hoàng Tích Huyền (Bô môn dược lý trường đại học y khoa Hà Nội) thí nghiệm các muối selenua natri, kali, muối selenit và muối selenua thuỷ ngân do Đàm Trung Bảo tổng hợp từ selen trong chu sa, thần sa hay từ bụi và đất quanh nhà máy supelân Lâm Thao đã đi đến kết luận sau đây:

1. Các muối selenua natri, kali, muối selenit, selenat rất độc không dùng làm thuốc được.

2. Muối HgSe dưới dạng keo có trong chu sa hay thần sa hoặc tổng hợp được rất ít độc và có tính chất:

– An thần rất mạnh, chống co giật mạnh hơn hẳn các chất an thần thường dùng như bromua v.v… Tác dụng ở vỏ não, không làm thay đổi nhịp tim và không chống được nôn do apomocphin. – Kéo dài giấc ngủ do các bacbituric lên 2 đến 3 lần và kéo dài thời gian mê do pentothal cũng 2 đến 3 lần. Theo các tạp chí nước ngoài, một số hợp chất selen được dùng với những công dụng gần như chu sa thần sa. – Một số hợp chất hữu cơ của selen (Anh, Ấn Độ) được dùng làm thuốc an thần. – Hợp chất selen được các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ thí nghiệm thấy có tác dụng diệt nấm, chữa một số bệnh ngoài da. Ba Lan, Nhật Bản dùng loại selenosemicabazon chữa lao, chống vi khuẩn. – Hợp chất selemecaptopurin dùng chống sự phát triển tế bào.

Trong năm 1964, Mỹ dùng tới 5,5% sản lượng selen làm thuốc, tức là vào khoảng 30 tấn.

Qua những thí nghiệm và một số tài liệu nước ngoài, chúng ta thấy một số kinh nghiệm nhân dân dùng chu sa, thần sa đã được chứng minh và hoạt chất chủ yếu nhiều phần là do muối selen, một tạp chất có ở một tỷ lệ rất thấp trong chu sa, thần sa. Trong thần sa tỷ lệ cao hơn, nhân dân cũng coi thần sa tốt hơn chu sa mặc dù trước đây chưa rõ lý do.

Tây y hiện nay gần như không dùng sunfua thuỷ ngân làm thuốc. Trước kia có dùng trị bệnh giang mai nhưng thường chỉ dùng dưới dạng thuốc mỡ 10%. ít dùng để uống. Trái lại đông y coi chu sa, thần sa là một vị thuốc thông thường có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chữa hoảng hốt, mất ngủ, ngủ hay mê, giật mình hoảng sợ, trẻ con hay khóc đêm. Còn dùng làm bột bao thuốc viên chống mốc của thuốc viên.

Tính chất của chu sa thần sa ghi trong các sách cổ như sau: Vị ngọt, hơi hàn, vào tâm kinh, có tác dụng yên hồn phách, định kinh giản, sáng mắt, giải độc, chữa các chứng hình (gân thịt co giật) và bệnh giang mai mới phát. Dùng trong mọi bệnh của ngũ tạng, thông huyết mạch, làm bớt phiền muộn, ích tinh thần, trừ độc khí trong bụng và ghẻ lở. Người không thực nhiệt không dùng được.

Thường dùng với liều 0,04 đến 1g một ngày dưới dạng bột hay thuốc viên hoặc hấp với tim lợn cho ăn. Dùng ngoài tuỳ theo nơi rắc thuốc to hay nhỏ. Trong các sách cổ đều nói chu sa, thần sa phải dùng sống tuyệt đối, không dùng lửa có thể gây chết người (do sức nóng biến thành muối thuỷ ngân tan nhiều). Không được dùng lâu và dùng nhiều có thể làm cho người thành si ngốc.

Cách bào chế như sau: Mài thần sa hay chu sa trong cối đá hay bát sứ thêm ít nước mưa hay nước cất, dùng đá nam châm hút hết mùn sắt, rồi thêm nước khuấy cho đều, để lắng gạn bỏ nước trong hay có màng ở trên, lại thêm nước vào khuấy cho đều, khi nước trên trong thì thôi (thuỷ phi). Cặn còn lại trong chậu được che kín (dùng giấy bản bịt miệng) rồi đem ra phơi nắng cho tới khi khô thì lấy dùng.

Trên thị trường có khi có bán loại chu sa nhân tạo (Vermilion), nhân dân cho không tốt bằng chu sa thiên nhiên. Có lẽ vì không có tạp chất có tác dụng là muối selenua.

Đơn thuốc có chu sa thần sa dùng trong nhân dân

Giải đậu độc lúc sắp mọc hay mới mọc: Chu sa 1g (3 phân) tán nhỏ hoà với mật mà uống.

Chữa di tinh: Chu sa (thuỷ phi) cho vào quả tim lợn, lấy chỉ buộc quả tim lợn lại nấu chín mà ăn.

Bài Thuốc Thần Sa Bán Hạ Hoàn

Nguyên bản bài thuốc

Thái Y Cục Phương.

Trị ho đờm.

Vị thuốc:

Bán hạ ………. 6g

Chu sa …………0,2g

Đình lịch ………… 6g

Hạnh nhân ………. 6g

Ngũ linh chi …..0,2g

Tán bột, trộn với nước cốt Gừng làm hoàn.

Ngày uống 2g với nước sắc Ma hoàng

Lưu ý khi dùng thuốc:

Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả

Trong bài có Thần sa là vị thuốc có độc (Bảng B), đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao nên khi chế biến phải tán với nước (Thuỷ phi). Đặc biệt phải loại bỏ hết tạp chất mới uống được

Trong bài có Chu sa là vị thuốc có độc (Bảng B), đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao nên khi chế biến phải tán với nước (Thuỷ phi). Đặc biệt phải loại bỏ hết tạp chất mới uống được

Bán hạ có độc gây ngứa, kỵ thai phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý

Đang tiếp tục cập nhật

Tham khảo mua bán bài thuốc:

(Chương trình dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)

Bài thuốc Thần sa Bán hạ Hoàn gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.

Giá bán Bài thuốc Thần sa Bán hạ Hoàn (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:gọi 18006834 để báo giá

Giá bán Bài thuốc Thần sa Bán hạ Hoàn (Tiêu chuẩn GACP-WHO) tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: sẽ có giá cao hơn giá trên (liên hệ để biết thêm chi tiết)

Cập nhật ngày 16/1/2017

Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.

Cách thức mua:

+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các lương y, hoặc gọi 18006834 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc

+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám

+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 18006834 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).

+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…

Thaythuoccuaban.com tổng hợp

****************************

Thuốc An Thần Giải Lo Tăng Nguy Cơ Sa Sút Tâm Thần.

Kết quả nghiên cứu này thêm vào các chứng cứ gia tăng té ngã và gãy xương ở người lớn do uống thuốc an thần giải lo âu. Nguy cơ này nhắc nhở các bác sĩ đánh giá cẩn thận mong muốn hiệu quả khi kê toa thuốc an thần giải lo âu cho người lớn tuổi và giới hạn thời gian uống loại thuốc này trong thời gian vài tuần.

Đây là kết quả nghiên cứu Tiến sĩ của Ds Sophie Billioti de Gage, Trường ĐH Bordeaux Segalen, Pháp đăng trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (Brititish Medical Journal ngày 27/9/2012).

“Là loại thuốc không tốt cho tuổi già”

Theo Ts Greg A. Sachs (Trưởng Khoa nội trú lão khoa, Trường ĐH Indiana, nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu người cao tuổi Viện Regenstrief bang Indianapolis), sẽ còn nhiều nghiên cứu khác đưa ra kết quả về nhóm thuốc an thần giải loa âu là loại thuốc không tốt cho người lớn tuổi. ” Nhiều loại thuốc nhóm này nằm trong danh sách các thuốc không kê toa cho người cao tuổi. Nếu sử dụng, chỉ nên kê toa trong thời gian ngắn (10 ngày hoặc ít hơn) với liều thấp nhất có thể được nhằm đạt được mục đích cải thiện triệu chứng (ví dụ lo lắng, khó hoặc mất ngủ). Các thuốc nhóm benzodiazepines không nên dùng dài ngày trong điều trị rối loạn lo âu hoặc mất ngủ; và nên chọn loại thuốc khác an toàn hơn”.

Nhận định trên từ một nghiên cứu tiến cứu 1063 người (tuổi trung bình 78,2) trong dự án nghiên cứu PAQUID (Personnes Ágees Quid) trong tổng số 3,777 người tham gia nghiên cứu về khả năng nhận thức và sa sút tâm thần tuổi già từ năm 1978. Tất cả đều không bị sa sút tâm thần và không dùng thuốc nhóm benzodiazepines ít nhất trong thời gian 3 năm đầu của chương trình nghiên cứu. Kết quả 95 (8,9 %) người có sử dụng benzodiazepine trong thời gian 5 năm, là số người mới sử dụng benzodiazepine giữa thời gian 3 và 5 năm.

Trong 15 năm theo dõi, 253 người (23,8 %) chẩn đoán sa sút tâm thần (30 người dùng benzodiazepine (32 %) và 223 người (23,0 %) người không dùng benzodiazepine. Tỷ lệ chẩn đoán này cao hơn ở người có dùng benzodiazepines so với người không dùng (4,8 – 3,2). Xử lý thống kê cho thấy HR ở người mới dùng benzodiazepines là 1.60 (95 % CI, 1.08 – 2.38). Tỷ lệ này không thay đổi đối với triệu chứng trầm cảm (HR 1.62; 95 % CI 1.08 – 2.43).

Kết quả rõ hơn khi phân tích ở những người bắt đầu sử dụng benzodiazepines thăm khám trong thời gian 8 và 15 năm. (HR 1.46 ; 95 % CI 1.10 – 1.94). Kết quả này thêm vào tổng số 116 bệnh nhân mới sử dụng với 95 bệnh nhân trong khoảng thời giant theo dõi 5 năm trước.

Tương tự, trong phân tích kiểm soát các trường hợp trùng lặp, (467 bệnh nhân sa sút tâm thần và 1810 trường hợp kiểm soát, tỷ lệ OR giữa người đã sử dụng và chưa bao giờ sử dụng bezodiazepiens là 1.55) (95 % CI; 1.24 – 1.95) . Kết quả tương tự đối với người đã sử dụng trước kia (OR 1.56; 95 % CI ; 1.23 – 1.98) và đối với người mới sử dụng (OR 1.48; 95 % CI; 0.83 – 2.63).

Tác giả WU và cs (Đài Loan) trong 2 nghiên cứu 2011 và 2009 sử dụng số liệu của theo dõi bảo hiểm y tế cũng cho thấy gia tăng tỷ lệ sa sút tâm thần ở người uống benzodiazepines kéo dài (trên 6 tháng, OR 1.24 95 % CI, 1.01 – 1.53) và ở người đang uống benzodiazepines (OR 2.71; 95 % CI, 2.46 – 2.99)

Một nghiên cứu khác của các tác giả Pháp cho kết quả gia tăng nguy cơ sa sút tâm thần ở người đã sử dụng benzodiazepines từ trước (OR 2.3; 95 % CI, 1.2 – 4.5). Tuy nhiên cũng có nghiên cứu khác cho biết không phát hiện nguy cơ sa sút tâm thần ỡ người lớn tuổi dùng benzodiazepines.

Trong nghiên cứu này, các tác giả dựa trên số liệu theo dõi thời gian dài ( 15 năm ) với mẫu nghiên cứu thuần tập (cohort) lớn, cho phép tính toán mức độ nào đó của giai đoạn sa sút và đưa ra nhận định chung.

Một số ưu điểm của nghiên cứu

Đó là mẫu nghiên cứu lớn, theo dõi nhiều năm, ít người bỏ chương trình , là nghiên cứu tiến cứu giá trị khác với nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional), tiêu chuẩn chẩn đoán gồm các test và các bác sĩ chuyên khoa thần kinh thăm khám và các thông tin về sử dụng benzodiazepines được thu thập một cách bài bản.

Việc loại bỏ những người sẵn sàng uống bezodiazepiens vào lúc đầu và trong thời gian nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc. Đây là vấn đề quan trọng, bệnh nhân sẽ dùng benzodiazepines vì các triệu chứng trầm cảm và lo âu là triệu chứng xuất hiện sớm khi bị sa sút tâm thần. Nếu không loại bỏ số người tham gia nghiên cứu này sẽ dẫn đến tỷ lệ người dùng benzodiazepines cao góp phần vào sự gia tăng số người sa sút tâm thần (do đó dẫn đến kết quá không trung thực).

Nhiều trường hợp vẫn phải lựa chọn thuốc an thần giải lo nhóm benzodiazepines dựa trên sự đáp ứng thuốc (nhiều hiệu quả hay ít), thời gian bán hủy , tương tác với các thuốc khác trong trường hợp bệnh nhân (lớn tuổi) đang điều trị một bệnh lý khác. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên là những khuyến cáo thiết thực nhất cho cả bác sĩ và người bệnh có triệu chứng rối loạn giấc ngủ.

Phương Thuốc Chu Sa An Thần Hoàn ( Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận)

1, Thành phần của bài thuốc chu sa an thần hoàn

Chu sa 4gr

Sinh địa 2gr

Hoàng liên 6gr

Quy đầu 2gr

Trích cam thao 2gr

2, Công năng: bài thuốc chu sa an thần hoàn này có tác dụng Thanh nhiệt dưỡng huyết an thần

Trên lâm sàng: bài thuốc này được dùng để chữa các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên, tim hồi hộp, trường hợp có đàm nhiệt làm cho đầy tức gia thêm vị Qua lâu, để khu đàm, thanh nhiệt, khó ngủ gia thêm vị Tâm sen, Táo nhân. trường hợp tâm hoả nặng gia thêm vi chi tử để thanh tâm hoả. Trong bài thuốc thì vị Chu sa có độc không nên dùng nhiều hoặc dùng trong thời gian dài

3, Phân tích bài thuốc: Phương thuốc Chu sa An Thần Hoàn ( Nội Ngoại Thương Biện hoặc Luận) chủ trị chứng tâm hoả vượng, làm tổn thương đến tâm âm huyết, lâm sàng biểu hiện tinh thần bứt rứt, khó ngủ hay mê, đầu lưỡi đỏ, mạch tế sác. trong bài vị thuốc Chu sa có tác dụng an thần, thanh tâm hoả là chủ dược, vị Hoàng liên tính đắng hàn tác dụng thanh nhiệt tả tâm hoả, vị Sinh địa Đương qui dưỡng huyết tư âm, chích thảo dưỡng vị hoà trung, các vị kết hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần dưỡng tâm huyết.

Như vậy bài thuốc chủ trị chứng Tâm hoả quá thịnh, âm huyết bất túc gây nên tâm thần không yên, hồi hộp mất ngủ, trong ngực phiền nhiệt, đêm ngủ hay mê, lưỡi đỏ mạch tế sác.

4, Cách dùng của bài thuốc: Vị Chu sa đem đi thủy phi, tất cả đem tán thành bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống từ 4-12 gr trước khi đi ngủ, uống với nước nóng hoặc kết hợp với thuốc thang theo tình hình bệnh lý.

Những lưu ý khi dùng bài thuốc này:

+ Khi dùng bài thuốc này cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả điều trị tốt nhất.

+ Trong bài thuốc có vị Chu sa là vị thuốc có độc ( thuốc độc Bảng B), đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao nên khi chế biến phải tán với nước ( tức là Thuỷ phi). Đặc biệt phải loại bỏ hết tạp chất mới uống được.

+ Vị Qua lâu phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử, Ô uế, Thiên hùng, cho nên khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý.

Trên lâm sàng bài thuốc này thường được dùng để chữa các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ hay quên, tim hồi hộp.

Trong các trường hợp bệnh nhân có đờm nhiệt làm cho đầy tức thì gia thêm vị Qua lâu nhân để khu đàm, thanh nhiệt.

Trong các tường hợp khó ngủ nhiều thì gia thêm vị Liên tử tâm, vị Toan táo nhân.

Trong các trường hợp tâm hỏa nặng thì gia thêm vị Chi tử để thanh tâm hỏa.

Chú ý trong quá trình sử dụng bài thuốc: Chu sa là vị thuốc có độc không nên dùng nhiều hoặc dùng trong thời gian kéo dài.

Tóm lại đây là bài thuốc trấn tâm an thần, thanh tâm nhiệt, dùng để trị các chứng tâm nhiệt gây ra khó ngủ, ngủ ít, hồi hộp, nóng vùng tim