Top 12 # Xem Nhiều Nhất Vị Thuốc Xông Hơi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Xông Hơi Là Gì Và Một Số Bài Thuốc Xông Hơi Trong Dân Gian

Xông hơi là một phương pháp đơn giản của dân gian có từ lâu đời. Dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau, ngoài ra nó cũng giúp làm đẹp da, sáng da, sạch da, kháng khuẩn và tái tạo tế bào mới trên da.

Về cơ bản có 2 loại xông hơi thông dụng nhất đó là xông hơi mặt và xông hơi toàn thân.

Trước đây người ta thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Do đó xông hơi có thể làm giải cảm hoặc hạ sốt. Ngày nay, có nhiều phương pháp xông hơi hiện đại hơn bằng các loại máy xông, lều xông, hoặc phòng xông hơi cao cấp. Việc xông hơi mặt cũng được các chị em phụ nữ ngày càng ưa chuộng và áp dụng nhiều do sử dụng các loại máy xông mặt mini rất tiện lợi, phù hợp với quỹ thời gian eo hẹp của các chị.

Ngày nay việc tìm kiếm các loại lá này có thể khó khăn hơn, bạn nên có thể thay chúng bằng các loại Một số bài thuốc xông hơi thông dụng mà dân gian xưa hay dùng:

Bài thuốc trị cảm nóng: lá bạc hà, lá cúc tần, lá dâu, lá hương nhu, rửa sạch, đun nóng và đem xông hơi khoảng 20-30p đến khi nước ấm thì tắm lại bằng nước xông này.

Trị cảm lạnh: lá kinh giới, tía tô, lá gừng vàng, húng chanh

Bài thuốc dùng chung cho cảm hàn, cảm nhiệt: Lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bồ bồ, nhân trần, lá khuynh diệp, lá tre, cành lá thanh táo; khối lượng khoảng 500 – 1000 gr.

Với các loại cảm mạo mà bệnh nhân không ra mồ hôi thì có thể dùng nồi xông giải cảm chung với công thức gồm: gừng tươi, lá chanh, bưởi, cúc tần, sả, lá tre, lá duối, lá hương nhu, lá tía tô, lá kinh giới…

tinh dầu cũng rất tốt và tiện lợi. Tinh dầu và các chất bay hơi trong thảo dược được kéo theo hơi nước nóng, tác động trực tiếp qua đường thở đến tận phế nang, nhờ quá trình trao đổi chất ở phế nang nó được ngấm vào máu, và sát khuẩn đường hô hấp, qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang, giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả.

Tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài thuốc; chỉ với vài loại như: lá bưởi, kinh giới và là tre cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông khá hợp chuẩn.

Lưu ý:

Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài.

Phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.

Những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em không nên sử dụng phương pháp này.

Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn,… cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.

Bài Thuốc Xông Hơi Giải Cảm

Khi bạn bị “nhiễm nước”, cơ thể cảm giác nhức mỏi, sợ gió, sợ lạnh, kèm theo sổ mũi, hắt hơi hoặc bị sốt mà không ra mồ hôi, lúc ấy nên xông.

– Lá có tác dụng hạ nhiệt như: tre, duối, chùm ruột…

– Lá có tác dụng kháng khuẩn: hành, lá hoặc củ tỏi, ngải cứu…

Tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài thuốc; chỉ với vài loại như: lá tre, lá bưởi (hoặc chanh), sả, trầu, ngải cứu cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông.

Cho thảo dược xông vào nồi, đổ nước 2/3 nồi, khi nước sôi 2 – 3 phút thì bắc xuống và xông ngay.

Phòng xông cần đủ kín, tránh gió. Khi thấy nồi nước xông chuẩn bị sôi thì cho người bệnh cởi bỏ quần áo ngoài. Người bệnh ngồi trên một mặt phẳng, đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín, rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Nếu có lều xông hơi thì càng tốt, bạn đặt nồi nước xông vào trong lều thì không cần trùm chăn. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang. Thời gian xông hơi khoảng 15 – 20 phút. Xong, mở chăn, lều ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch và mặc quần áo sạch. Đối với bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… cần phải có người phục vụ ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh khỏi ngã.

Phương pháp nấu lá xông hơi có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh

Không được áp dụng liệu pháp này cho người ra nhiều mồ hôi, mất nước, mất máu nhiều, chóng mặt, già yếu lú lẫn, mắc bệnh ngoài da, người bệnh nặng mới ốm dậy, bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi cũng không được xông.

Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng ngay và uống 1 ly nước ấm.

Sau khi xông các lỗ chân lông đang giãn nở nên tránh gió 1-2 tiếng.

Tag: Xông hơi giải cảm, thuốc xông giải cảm, thuốc xông hơi cho bà đẻ sau sinh, xông hơi bằng thuốc bắc, thảo dược xông hơi tại nhà, thuốc xông hơi sau sinh, thảo dược xông sau sinh, thảo dược để xông hơi, thảo dược xông hơi giảm cân

Xông Hơi Trị Viêm Xoang

Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc) và dược liệu là cây giao, còn gọi cây xương cá.

Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 – 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 50cm chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn sao vừa vào mũi để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước.

Cây giao là dược liệu dùng để xông hơi trị viêm xoang.

Đếm cỡ 10 – 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.

Đặt ấm lên bếp. Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau: Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ (các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng). Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 – 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 – 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại, dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.

Lưu ý, nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Vì hơi xông ra rất nóng nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh chạm trực tiếp mũi vào ống xông do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non. Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp.

Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Như vậy nếu bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 – 3 hoặc 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5 – 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì rất có thể là không “chịu thuốc” nên ngưng xông.

Chú ý: Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.

Khi đã tắt bếp, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi; Không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ đang có thai; nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, mỗi lần xông 25 phút. Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn. Đặc biệt lưu ý, ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít.

Diễn biến khi xông cần biết

Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau như có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 – 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ êm dần cho đến khi hết bệnh. Có 1 số người bị viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2 – 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh.

BS. Hoàng Xuân Đại

Cách Xông Hơi Giải Độc, Giải Cảm Truyền Thống

Thời gian đầu khi trồng lá xông hơi, tôi chỉ bán lá cho người đã am hiểu cách làm, không bán cho người chưa có kinh nghiệm xông bởi vì tuy xông rất đơn giản nhưng nếu chưa từng trải nghiệm thì có thể mệt hơn thậm chí cảm lạnh nếu xông sai. Bài viết này dành cho những bạn chưa biết đến phương pháp xông hơi truyền thống và cả những bạn đã từng xông rồi cùng tham khảo.

Xông hơi là phương pháp chăm sóc sức khỏe rất phổ biến của người phương Đông từ xa xưa cho đến ngày nay, phương pháp này cũng được cả thế giới biết đến vì công dụng rất lớn của nó.

Người khỏe mạnh bình thường xông hơi (mỗi tuần 1 lần) giúp bài tiết mồ hôi, thải bớt độc tố, thải muối thừa, khí huyết lưu thông.

Xông hơi giúp thư giãn thần kinh, thư giãn giảm mệt mỏi, tinh thần phấn chấn, ngủ ngon hơn.

Xông hơi giúp hệ hô hấp khỏe mạnh hơn, hơi nước nóng mang theo tinh chất thảo mộc đi vào mũi, xoang, toàn hệ hô hấp được chăm sóc.

Xông hơi thư giãn toàn bộ cơ thể, đào thải độc tố trên da giúp da dẻ mịn màng, giảm viêm ngứa mụn nhọt.

Với người cảm mạo không ra được mồ hôi, xông hơi là cách để giải cảm hiệu quả.

Những ai không được xông hơi

Người có vấn đề huyết áp như cao huyết áp, huyết áp thấp, huyết áp không ổn định

Người có vấn đề tim mạch như hồi hộp, đánh trống ngực

Người viêm thận cấp, viêm thận mạn tính

Người bị viêm gan cấp, viêm gan mạn tính

Người bị sốt xuất huyết, sởi, tiêu chảy

Người bị hen suyễn cấp tính đang khó thở

Bệnh thấp nhiệt đang sốt cao (nhiễm trùng)

Phụ nữ mang thai không được xông (vì thành phần xông có nhiều tinh dầu, sức nóng mạnh)

Phụ nữ đang kỳ hành kinh

Người đang bị sốt, mất nước

Người bị sốt siêu vi

Người già yếu

Người mới uống rượu bia

Trẻ em dưới 12 tuổi

Những bệnh cấp tính chưa xác định nguyên nhân

Thành phần lá xông/ xông giải cảm

Lá xông dành cho cả người bình thường xông mỗi tuần 1 lần để khỏe mạnh và cả người bị cảm mạo phong hàn.

Triệu chứng của cảm mạo phong hàn: Sợ lạnh, phát nhiệt nhẹ, không ra được mồ hôi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp, tắc mũi, tiếng nói nặng, chảy nước mũi xanh, ngứa họng, ho, ho đờm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc phù khẩn.

Thành phần lá xông thường dùng cho một người một lần khoảng chừng 500g, bao gồm:

Lá tre khoảng 50g

Cúc tần khoảng 50g

Cây cứt lợn khoảng 40g

Gừng khoảng 20g (mùa đông 30g)

Ngải cứu khoảng 50g

Sả cả cây khoảng 50g

Hương nhu khoảng 30g (mùa hè 50g)

Bạc hà khoảng 30g

Kinh giới khoảng 50g

Tía tô khoảng 50g

Mùa hè có thể tăng hương nhu. Mùa đông có thể tăng thêm gừng. Có một số chị em không tiện lá tươi có thể tích sẵn lá xông khô khi cần.

Tiến hành xông/ xông giải cảm

Nghỉ ngơi trước khi xông

Dùng lá xông cho vào nồi khoảng 4-5 lít nước, đun sôi đến khi mùi thơm bay ra nhiều, mang vào phòng xông kín gió.

Ngồi trên ghế cao ôm lấy nồi nước xông. Lấy miếng vải sạch dày, phủ kín người và nồi nước xông, mở vung cho hơi nước bay ra từ từ, tránh không sát gần cơ thể quá kẻo bị phỏng, nên nghiêng đầu sang một bên tránh hơi nước nóng phả vào mặt. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang. Thời gian xông hơi khoảng 10 – 15 phút sẽ ra được mồ hôi, bỏ vải phủ, lau khô người, thay quần áo, tốt nhất ăn một bát cháo hành nóng để trợ lực với người xông giải cảm.

Xông xong không đi ra ngoài ngay, tránh gió lạnh.

Mỗi đợt cảm mạo thường chỉ nên xông 1 lần trong vòng 1-2 ngày đầu bị cảm.

Người bình thường khỏe mạnh xông 1 lần 1 tuần.

Đặt mua lá xông khô

Để đặt mua lá xông khô mời các bạn liên hệ:

Lá xông khô 50.000đ/ 100g đủ 1 lần xông. Lá khô hạn dùng 6 tháng.

Hotline mua hàng:

xem Fanpage:

Đặt Mua Online

Phí ship hàng + Quà tặng

Thông tin về phí giao hàng và quà tặng:

Danh sách các quận Miễn phí vận chuyển tại Hà Nội (đơn từ 300.000đ): Ba Đình, Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ. Ngoài ra có một số khu vực huyện Thanh Trì.

Đơn hàng DƯỚI 300.000đ trong nội thành Hà Nội có phí ship 20.000đ

Đơn hàng 500.000đ trở lên luôn có quà tặng từ vườn kèm theo, quà tùy thuộc theo thời điểm gieo trồng.

Nếu bạn ở Ngoại thành hoặc đi tỉnh phí ship thực tế theo đơn vị vận chuyển đang dùng.

(Hạ Mến)