Top 12 # Xem Nhiều Nhất Viêm Amidan Uống Thuốc Kháng Sinh Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Viêm Amidan Uống Kháng Sinh Gì? Nguyên Nhân Uống Thuốc Không Khỏi?

Thuốc iba-mentin 250mg; Acid cluvulanic 31,25mg với liều lượng sử dụng cho người lớn từ 250 – 500mg/ lần, uống 3 lần/ngày. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi liều lượng sử dụng an toàn là 20mg/kg/ngày, mỗi ngày 3 lần;

Thuốc Amoxicilin 250mg dạng gói với người lớn là 50mg/kg/ngày; trẻ em dưới 20kg sử dụng với liều lượng 20-30mg/kg/ngày;

Thuốc Amoxicilin 500mg dạng viên dành cho người lớn là 1000mg/ lần, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần. Trẻ em là 40 – 60mg/kg/ngày, chia 3 lần.

Ngoài ra, thuốc kháng sinh chữa viêm amidan nhóm beta lactam còn có cephalecin người lớn với liều dùng là: 50 – 80mg/kg/ngày, trẻ em dưới 12 tuổi liều dùng chỉ định là 30 – 50mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần uống.

Thuốc Erythromycin 500mg với liều dùng người lớn từ 1 – 2g/ngày, trẻ em từ 30-50mg/ngày chia 2 – 4 lần uống;

Thuốc Roxithromycin 150mg với người lớn 300mg/ngày, trẻ em là 5-8mg/ngày;

Thuốc Clarythromycin 250mg với liều dùng 250mg x 2 lần/ngày, lưu ý thuốc chỉ nên dùng với người lớn.

Nhóm thuốc kháng sinh này chỉ nên dùng trước các bữa ăn trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Đối với trẻ em không dùng quá 10 ngày.

Nhóm thuốc kháng sinh đặc trị viêm amidan toàn thân kể trên đều được xếp vào thuốc kháng sinh liều cao. Vì thế việc sử dụng nhóm thuốc này cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng.

Nguyên nhân viêm amidan uống kháng sinh không khỏi

Trên thực tế không ít bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm họng nhưng vẫn không khỏi mà còn khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Tình trạng này có thể là do một số nguyên nhân gây ra sau đây:

Bệnh viêm amidan là do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn và virút. Vì vậy với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có các đơn thuốc khác nhau để chữa trị. Tuy nhiên, nhiều người đã sử dụng chung một loại thuốc điều trị bệnh khiến bệnh không thuyên giảm mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hầu hết mọi người mắc bệnh viêm amidan đều sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với giảm đau, hạ sốt để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, loại thuốc này lại không có tác dụng đối với nấm, vi rút, liên cầu tan huyết nhóm A. Vì vậy nếu bệnh nhân sử dụng nhiều sẽ tăng khả năng nhờn thuốc, hệ miễn dịch của người bệnh cũng yếu dần, niêm mạc họng bị tổn thương nhiều hơn.

Với những bệnh nhân thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ rất khó có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm amidan dù đã uống nhiều thuốc kháng sinh. Các loại vi khuẩn, vi rút và nấm sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh hơn khi niêm mạc họng có quá nhiều chất bẩn được từ vùng mũi di chuyển xuống.

Hơn nữa môi trường ô nhiễm còn khiến cho vi khuẩn bên ngoài có cơ hội tích tụ vào trong họng, làm cho niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng, do đó người bệnh sẽ thường xuyên bị đau rát cổ họng, ngứa họng, nuốt nghẹn, ho khan,… Chính vì vậy, người bệnh viêm amidan có nhiều thuốc kháng sinh vẫn không khỏi bệnh.

Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Amidan

Trong điều trị viêm amidan người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ và ngăn chặn các vi khuẩn có hại sinh sản và lây lan nhanh. Tuy nhiên cũng vì thế mà không ít người muốn khỏi bệnh nhanh hơn nên dùng kháng sinh quá liều chỉ định. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh chữa viêm amidan không chỉ làm bệnh khó dứt điểm mà còn làm tăng nguy cơ nhờn thuốc khiến việc điều trị amidan gặp nhiều khó khăn hơn.

Vai trò của thuốc kháng sinh trong điều trị viêm amidan

Viêm amidan là một bệnh lý ở hệ hô hấp trên thường gặp ở nhiều độ tuổi. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan chủ yếu là do nhiễm khuẩn ( tụ cầu, khuẩn liên cầu,…) và nhiễm virus. Trong đó với những bệnh nhân mắc viêm amidan do nhiễm khuẩn thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Thuốc kháng sinh có vai trò diệt khuẩn, ngăn chặn các vi khuẩn có hại lây lan sang các cơ quan khác khiến bệnh thêm trầm trọng. Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định như Nhóm kháng sinh Beta – lactam hoặc kháng sinh nhóm penicillin (Pennicilin G, amoxicillin) hay nhóm macrolid.. Các loại thuốc này thường được chỉ định trong vòng 10-14 ngày tùy cơ địa và tình trạng bệnh để tiêu diệt các vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị tạm thời cho những trường hợp amidan nhẹ mà không cần phải phẫu thuật. Những người bị amidan do nhiễm khuẩn dùng kháng sinh đúng cách sẽ giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ, viêm mủ, đau nhức vùng cổ họng. Vì vậy không ít người khi thấy các dấu hiệu bị sưng amidan đều tự mua kháng sinh điều trị tại nhà.

Có nên dùng kháng sinh trong điều trị viêm amidan?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc khá thông dụng, có thể mua dễ dàng ở các nhà thuốc như Penicillin, Amoxillin hay clarithromycin. Tuy nhiên, người bệnh cần biết rằng, thuốc kháng sinh chỉ phù hợp với tình trạng viêm amidan do nhiễm khuẩn và không dùng được cho tình trạng amidan do virus. Có nghĩa là với các trường hợp viêm amidan do virus nếu dùng kháng sinh sẽ không hề có tác dụng, thậm chí còn gây ra một số nguy hiểm khác.

Cách cơ bản để nhận biết nguyên nhân gây bệnh amidan là nếu amiđan sưng đỏ bề mặt thì chủ yếu là do nhiễm virus còn nếu amidan sưng đỏ mà kèm theo các đốm mủ trắng trên amiđan thì nguyên nhân là do nhiễm khuẩn. Người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh amdidan thì mới có thể xác định dùng kháng sinh có tác dụng hay không.

Kết quả thống kê cũng cho thấy, có đến 80% nguyên nhân gây viêm amidan là do virus. Bệnh có thể tự thuyên giảm sau đó 4-5 ngày mà không cần đến các biện pháp hỗ trợ, hoặc nếu có sẽ được chỉ định thuốc hạ sốt, giảm ho trong một số trường hợp. Dùng thuốc kháng sinh sẽ không hề khiến viêm amidan do virus thuyên giảm mà chỉ khiến người bệnh thêm mệt mỏi và buồn ngủ hơn.

Với những trường hợp nhiễm khuẩn gây viêm amidan bắt buộc phải dùng kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như áp xe tại chỗ, viêm nhiễm hô hấp, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản hay các trường hợp bội nhiễm nguy hiểm.

Vì thế để xác định có nên dùng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm amidan hay không cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của người bệnh (vì một số người có thể bị dị ứng thuốc kháng sinh). Tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán, xét nghiệm và đưa ra phác đồ với các loại thuốc phù hợp. Không nên tự ý điều trị và tự mua thuốc uống tại nhà.

Hậu quả của lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm amidan

Dùng thuốc kháng sinh nếu không đúng chủ đích không chỉ không điều trị được bệnh mà còn có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Tương tự dù dùng kháng sinh cho những trường hợp bị viêm amidan do nhiễm khuẩn nhưng nếu tự ý dùng quá liều cũng có thể gây nên tình trạng này.

Không chỉ trong điều trị viêm amidan, người ta còn thường dùng thuốc này để điều trị viêm họng, ho, cảm sốt một cách vô tội vạ. Dần dần cơ thể hình thành cơ chế kháng thuốc khiến người bệnh cần phải dùng kháng sinh với liều lượng tăng dần lên mới có kết quả. Tình trạng này kéo dài sẽ không hề tốt cho sức khỏe mà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột

Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn loại bỏ luôn các vi khuẩn có lợi cho đường ruột gây cân bằng hệ đường ruột. Người bệnh thường xuyên mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa, biểu hiện bằng các triệu chứng nhẹ thì gây ra các tiêu chảy táo bón, nặng hơn các bệnh đường ruột khác.

Lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm amidan sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn về đường ruột khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng bệnh mãn tính do hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên. Đặc biệt nếu dùng kháng sinh nhiều còn có nguy cơ gây tăng cân nhanh chóng, có thể dẫn đến béo phì, nhất là đối với trẻ em nên phụ huynh cần lưu ý khi dùng loại thuốc này trong chữa viêm amidan cho con.

Người thường xuyên dùng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày do các vi khuẩn có lợi đã bị tiêu diệt.

Gây hại các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và thận

Dùng thuốc kháng sinh quá nhiều trong chữa viêm amidan có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây hại cho các cơ quan nội tạng như thận và gan. Một số loại kháng sinh như Amoxicillin có thể làm tăng men gan, rối loạn chức năng gan, viêm gan hay vàng da khiến gan tổn thương nghiêm trọng. Vì thế trước khi dùng kháng sinh bệnh nhân thường được chỉ định làm một số xét nghiệm men gan.

Trong khi đó, mức độ tổn thương tại thận do kháng sinh gây ra cũng không kém phần nguy hiểm. Kháng sinh gây tác động trực tiếp làm nhiễm độc thận, ống thận, suy thận cấp do lưu lượng máu đến thận bị suy giảm. Kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác cũng gián tiếp làm tổn hại đến thận trầm trọng.

Gây dị ứng

Thuốc kháng sinh cũng là nhóm thuốc rất dễ gây dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm. Các triệu chứng do dị ứng kháng sinh dùng cho viêm amidan gây ra như nổi mề đay, sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy. Nặng hơn người dùng có thể bị sốc phản vệ gây hôn mê, mất ý thức, vô cùng nguy hiểm.

Tăng nguy cơ mắc ung thư

Các nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên dùng kháng sinh có nguy cơ cao bị ung thư. Dùng kháng sinh trong điều trị viêm amidan chỉ trong 7- 10 ngày, nhưng nếu người bệnh tăng liều lượng này lên cùng với những lần sử dụng kháng sinh vô tội vạ trước đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất cao.

Một số căn bệnh ung thư có thể gây ra do lạm dụng kháng sinh như

Như vậy có thể thấy những hậu quả do lạm dụng thuốc kháng sinh chữa viêm amidan là vô cùng trầm trọng. Người bệnh nên dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Điều trị viêm amidan an toàn và hiệu quả

Để điều trị dứt điểm amidan tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để xác định nguyên nhân gây bệnh. Qua đó người bệnh sẽ được chỉ định những loại thuốc và phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả nếu tình trạng amidan không quá trầm trọng. Với các trường hợp dùng thuốc kháng sinh, lưu ý là dùng đúng liều lượng, đúng thời gian bác sĩ chỉ định. Không dùng quá liều, dừng thuốc sớm hay tự mua thuốc thêm về để uống vì đều gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, người bệnh nên áp dụng thêm một số phương pháp tại nhà để hỗ trợ việc điều trị có hiệu quả tốt hơn đồng thời tăng cường sức khỏe phòng tránh các nguy cơ viêm nhiễm khác. Các biện pháp điều trị tại nhà bao gồm

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng.

Hạn chế ăn đồ quá nóng, quá lạnh, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ.

Uống các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc, trà mật ong có thể làm dịu các triệu chứng sưng viêm rất tốt.

Giữ ấm cổ họng khi ra ngoài.

Uống đầy đủ nước mỗi ngày.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vitamin và chất xơ.

Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch khoe mạnh nhất.

Lạm dụng thuốc kháng sinh chữa viêm amidan sẽ không đem đến hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng mà ngược lại còn đem đến rất nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm khác. Người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ trong sử dụng các loại thuốc điều trị để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Viêm Lợi Uống Thuốc Kháng Sinh Gì

Viêm lợi – Bệnh răng miệng ai cũng có thể mắc phải

Viêm lợi là bệnh răng miệng khá phổ biến và ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này từ nhẹ đến nặng.

Nguyên nhân gây viêm lợi thường là do vi khuẩn ở trong các mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng mà không được loại bỏ khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây viêm lợi. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng gây ra càng lớn.

Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm lợi đó là tình sưng đỏ, đau và chảy máu ở lợi, kèm theo hôi miệng….

Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị có thể trở thành bệnh nha chu – đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra mất răng. Hơn nữa, bệnh nha chu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nha chu làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc bệnh phổi… nên cần được điều trị kịp thời dứt điểm.

Để điều trị bệnh viêm lợi hiệu quả thì trước hết cần phải loại bỏ các mảng bám răng và cao răng. Còn trong trường hợp bệnh nhân bị viêm nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp.

Vậy bệnh viêm lợi uống thuốc kháng sinh gì hiệu quả?

Anh V thân mến! Đối với thắc mắc bệnh viêm lợi uống thuốc kháng sinh gì hiệu quả? Của anh thì các chuyên gia của chúng tôi khuyên anh:

Nên trực tiếp đến các cơ sở có chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám và có chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định và tư vấn của bác sỹ chuyên khoa sẽ khiến cho tình trạng viêm lợi ngày càng nặng thêm và nguy hiểm hơn, tái phát nhiều lần.

Thông thường, khi điều trì viêm lợi, bác sỹ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc sau:

Dung dịch súc miệng: Trước hết sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh với dung dịch súng miệng để giúp vệ sinh răng miệng. Bởi trong thành phần của nước sức miệng thường chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat và chlorinedioxid… giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.

Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam và macrolid…) có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở lợi, thường được sử dụng trong điều trị viêm lợi răng. Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) để mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nướu răng, nha chu, sâu răng…

Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…) để làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau các viêm nướu răng (thuốc này không được dùng cho người có tiền sử viêm loét dạ dày).

Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tính kháng viêm mạnh dùng để điều trị các triệu chứng sưng, đỏ, đau các viêm nướu răng hiệu quả.

Các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm lợi.

Anh V thân mến! Những triệu chứng của anh rất giống với bệnh viêm lợi. Tuy nhiên, việc anh tự ý mua thuốc về điều trị tùy tiện, không đúng loại thuốc, không đúng liều lượng nên bệnh không khỏi và tái phát nhiều lần.

Tốt hơn hết anh nên đi khám chuyên khoa để có được đánh giá tổng thể và có chỉ định dùng thuốc cụ thể điều trị dứt điểm bệnh viêm lợi của anh.

Bên cạnh việc điều trị theo đúng phác đồ của bác sỹ chuyên khoa thì anh V cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không nên dùng chung dụng cụ vệ sinh răng miệng với người khác, không nên hôn hay có quan hệ tình dục bằng đường miệng…

Chúc anh sức khỏe!

Những thông tin trên hi vọng sẽ giúp anh V và mọi người biết được bệnh viêm lợi uống thuốc kháng sinh gì và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả khi mắc phải.

Nếu còn có thắc mắc hay băn khoăn gì về các vấn đề sức khỏe cần giải đáp thì mọi người có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Viêm Lợi Nên Uống Thuốc Kháng Sinh Gì???

Viêm lợi (hay viêm nướu) là bệnh do mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Nếu không được chữa trị và tiếp tục để lợi bị tổn thương, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị rụng răng. Vậy nguyên nhân gây ra viêm lợi là gì? Và viêm lợi nên uống thuốc kháng sinh gì?

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi (hay viêm nướu) là bệnh do mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Nếu không được chữa trị và tiếp tục để lợi bị tổn thương, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị rụng răng.

Triệu chứng của bệnh viêm lợi

Giai đoạn đầu: Lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng.

Giai đoạn hai: Lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm lợi

Một trong những nguyên nhân gây nên viêm lợi là lười đánh răng, các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá hủy sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng).

Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm làm cho hàm răng lười hoạt động và khiến cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

Cách phòng tránh bệnh viêm lợi

Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.

Đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần.

Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.

Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm.

Hạn chế ăn uống nhiều chất cay nóng như: Bia rượu, ớt, gừng…

Không hút thuốc lá, uống nhiều nước chè, cà phê, ăn bánh kẹo trước khi ngủ. dễ ngả màu răng và sâu răng.

Viêm lợi nên uống thuốc kháng sinh gì?

Để việc điều trị viêm lợi hiệu quả, cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng. Sau khi lấy sạch cao răng, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Trong trường hợp bệnh nhân bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc.

Giúp vệ sinh răng miệng, trong thành phần thường chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorinedioxid… sẽ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.

Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…) có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng. Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí), mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nướu răng, nha chu, sâu răng…

Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…)

Làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau các viêm nướu răng. Lưu ý không dùng các thuốc này cho người có tiền sử viêm loét dạ dày.

Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…)

có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau các viêm nướu răng.

Các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…)

Thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu. Không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết.

Việc bạn tự ý mua thuốc về điều trị bệnh viêm lợi là một sai lầm lớn. Dùng thuốc tùy tiện, không đúng loại thuốc cần dùng, không đúng liều lượng sẽ khiến bệnh không khỏi, dẫn đến việc nhờn thuốc và bệnh dễ bị đi bị lại. Bạn nên đi khám chuyên khoa để có đánh giá tổng thể và có chỉ định dùng thuốc cụ thể để điều trị bệnh dứt điểm.