Top 7 # Xem Nhiều Nhất Viêm Họng Uống Thuốc Gì Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Trẻ Em Viêm Họng Uống Thuốc Gì?

Bác sĩ cho tôi hỏi vấn đề: Trẻ em viêm họng uống thuốc gì? Bé nhà tôi 3 tuổi, mấy ngày gần đây khi trời chuyển lạnh bé đột nhiên bị sổ mũi, khàn tiếng và kêu là hay bụ đau rát họng,… Sau khi tìm hiểu, tôi được biết đây là triệu chứng của bệnh viêm họng. Lần đầu tiên làm mẹ và cũng là lần đầu bé bị như thế này, nhà lại ở xa trạm xá bệnh viện ngại thăm khám nên chưa biết phải làm thế nào cả. Mong được bác sĩ tư vấn giúp tôi với ạ! Tôi xin cảm ơn! (Trần Thư, 28 tuổi – Bạc Liêu)

Viêm họng là bệnh đường hô hấp thường gặp hiện nay, là tình trạng cổ họng bị đau rát, sưng đỏ, ngứa rát rất khó chịu. Mọi đối tượng đều có thể mắc phải nhưng với người già và trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng cơ thể yếu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng ở trẻ nhỏ như vi khuẩn, vi rút xâm nhập, môi trường sống quá ô nhiễm,… Khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể trẻ thường xuyên bị nóng, sốt, chán ăn, không nói được, lúc nào cũng mệt mỏi. Với bệnh viêm họng, việc điều trị bệnh dứt điểm là rất cần thiết.

1/ Thuốc Tây y

Với căn bệnh viêm họng ở trẻ em do vi khuẩn gây ra, các bé sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh như: spiramycin, amocillin, augmentin, nhóm kháng sinh bezylpenicillin,…

Bị trẻ bị viêm họng kèm theo tình trạng sốt: Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng penacitanol, efferalgan, aspegic,… trong khoảng 4 – 6 tiếng một lần để hạ sốt. Thuốc này chỉ sử dụng khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C.

Bị viêm họng kèm ho: Có thể dùng các dạng siro hỗ trợ điều trị ho như atussin, ho bổ phế, siro phenergan, theralen,…

2/ Sử dụng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh những cách chữa bệnh viêm họng được nêu trên, nếu trẻ bị viêm họng ở mức độ nhẹ, các mẹ cũng có thể sử dụng một số bài thuốc chữa viêm họng bằng dân gian cho trẻ. Thông thường những người trong dân gian sẽ sử dụng các cách như: Quất hấp đường phèn, lá diếp cá – nước vo gạo, gừng – mật ong,… Đây là những phương pháp có thể giúp loại bỏ nhanh và an toàn các triệu chứng viêm họng khó chịu mà không cần dùng thuốc.

Thuốc cân bằng độ pH trong vòm họng của trẻ: siro, rhinathiol viên, các loại thuốc ngậm như oropivalon, thuốc phun, xịt mũi họng cho trẻ như locatiotal,…

Thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh phù nề, kháng viêm và chống khuẩn: alpha-chymotrypsin, mucomyst, mucosoval,…

Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Quất hấp với đường phèn là một trong những phương pháp được áo dụng khá phổ biến hiện nay. Khi trẻ mắc bệnh viêm họng, các mẹ có thể sử dụng quả quất, rửa sạch và bổ bên các cạnh. Sau đó, cho đường phèn vào hấp trong khoảng 15 phút.

Một trong những phương pháp chữa trị bệnh viêm họng ở trẻ khá đơn giản nữa đó là sử dụng gừng và mật ong để giảm nhanh tình trạng ngứa rát, khó chịu ở cổ họng cho trẻ. Các mẹ đem gừng tươi rửa sạch và gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng.

Đây là cách chữa bệnh viêm họng áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Lá diếp cá có chứa chất kháng viêm cao, có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát ở cổ họng. Bên cạnh đó, nước vo gạo có chứa nhiều vitamin, giúp làm dịu vòm họng.

LƯU Ý: Không dễ dàng để nhận biết được triệu chứng viêm họng do vi khuẩn và virus thông qua các biểu hiện bên ngoài. Do đó, tốt nhất các mẹ cần phải đưa trẻ tiến hành xét nghiệm để có thể tìm ra nguyên nhân chính xác nhất của căn bệnh này. Với trẻ nhỏ bị viêm họng kèm theo triệu chứng sốt cao trên 38 độ C cần được thăm khám kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc điều trị và chữa bệnh viêm họng cho trẻ. Trong quá trình điều trị bệnh, nếu trẻ gặp phải bất cứ vấn đề gì, cha mẹ nên nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bậc phụ huynh nên chú ý đến chế độ ăn uống cho trẻ để nhanh chóng cải thiện bệnh tốt nhất.

Viêm Tai Mũi Họng Uống Thuốc Gì?

Những Loại Thuốc Dùng Để Chữa Bệnh Viêm Tai Mũi Họng

Thuốc hạ sốt, giảm đau:

Thường được sử dụng với các trường hợp bệnh kèm theo triệu chứng sốt, đau do viêm nhiễm gây nên. Những loại thuốc được chuyên gia kê toa bao gồm: paracetamol, ibuprofen và aspirin…

Đối với những trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C mới được chỉ định dùng thuốc hạ sốt. Bệnh nhân cần chú ý liều lượng và tốt nhất nên dùng thuốc giảm đau, hạ sốt theo đúng với chỉ dẫn từ chuyên gia có chuyên môn.

Thuốc co mạch:

Là các loại thuốc được dùng để trị ngạt mũi – triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân viêm mũi, viêm xoang. Những loại thuốc nhóm này được sử dụng phổ biến là ephedrin, xylometazolin và naphazolin… Chúng có tác dụng làm co mạch tại chỗ, giảm hiện tượng sưng nề, giúp dịch đọng trong mũi xoang thoát ra ngoài dễ dàng hơn, hỗ trợ làm thông thoáng đường thở.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là tăng huyết áp, do đó những người mắc bệnh về tim mạch cần phải hết sức cẩn trọng và tham khảo ý kiến chuyên gia khi uống những loại thuốc này.

Những loại thuốc dùng để chữa bệnh viêm tai mũi họng

Thuốc ho:

Đây là loại thuốc mà người bệnh có thể sử dụng khi thắc mắc viêm tai mũi họng uống thuốc gì. Nhóm thuốc ho được chỉ định sử dụng tùy theo vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Các chuyên gia sẽ dựa vào triệu chứng ho đờm hoặc kho khan để kê toa thuốc giảm ho thích hợp cho người bệnh.

Thuốc kháng sinh:

Thường được dùng khi có nhiễm khuẩn xảy ra ở tai, mũi, họng (nhưng không dùng khi viêm nhiễm do virus). Thuốc kháng sinh hiện nay rất nhiều loại, người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải thăm khám và tuân theo chỉ định, liều lượng từ chuyên gia.

Viêm Tai Mũi Họng Nên Đi Khám Để Được Điều Trị An Toàn, Hiệu Quả

Qua những chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được viêm tai mũi họng uống thuốc gì rồi. Tuy nhiên, để biết uống như thế nào cho đúng cách, an toàn, hiệu quả, thì điều quan trọng trước tiên là người bệnh cần phải được thăm khám và nhận chỉ định dùng thuốc theo toa của chuyên gia khoa Tai mũi họng.

Hiện tại, là một trong những trung tâm có khoa Tai mũi họng chất lượng bậc nhất ở nước ta. Hằng năm phòng khám tiếp nhận hàng nghìn lượt bệnh nhân đổ về thăm khám và điều trị đạt được kết quả tốt. Do đó, nếu chưa biết nên khám bệnh viêm tai mũi họng ở đâu chất lượng, thì Hoàn Cầu là địa chỉ đáng tin tưởng mà bệnh nhân có thể chọn lựa.

Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh và các triệu chứng cụ thể, các chuyên gia sẽ kê toa, giúp bệnh nhân biết viêm tai mũi họng uống thuốc gì cho hiệu quả tốt, đảm bảo an toàn nhất.

Đặc biệt, phòng khám còn đang ứng dụng điều trị kết hợp Đông và Tây y trong chữa các bệnh về tai, giúp người bệnh giảm được những tác dụng phụ của thuốc, đồng thời tiêu diệt tận gốc mầm bệnh, ngăn ngừa khả năng tái phát.

Ngoài ra, trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang đến hiệu quả khả quan, chuyên gia Hoàn Cầu còn ứng dụng kỹ thuật JCIC để chữa bệnh một cách nhanh chóng, an toàn. Đây là kỹ thuật mới nhất, được chuyển gia từ công nghệ Mỹ theo hình thức xâm lấn tối thiểu, giúp truy tìm và loại bỏ vùng bị bệnh bằng đầu dò nhỏ siêu thông minh mà không xâm lấn đến các niêm mạc khỏe mạnh xung quanh.

JCIC còn có ưu điểm là hạn chế được cảm giác đau đớn, ít chảy máu, độ chính xác cao và thời gian phục hồi sau điều trị rất nhanh với kết quả được kiểm chứng đạt đến hơn 98%.

Điều trị viêm tai mũi họng an toàn và hiệu quả với kỹ thuật JCIC

Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp phòng ngừa và chữa trị kịp thời, đúng cách bạn có thể tham khảo các bài viết ở những chuyên mục khác tại website: https://benhvientaimuihong.vn

Bé Bị Viêm Họng Uống Thuốc Gì An Toàn, Nhanh Khỏi?

“Bé bị viêm họng uống thuốc gì điều trị dứt điểm nhanh chóng?” – Vấn đề luôn được các bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu khi bé gặp các vấn đề hô hấp. Để điều trị an toàn và hiệu quả, ba mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế và điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định.

Bé bị viêm họng uống thuốc gì? Các nhóm thuốc sử dụng phổ biến

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị tấn công bởi các tác nhân đường hô hấp gây viêm nhiễm. Bệnh lý này xuất hiện tương đối phổ biến vào thời điểm giao mùa và các đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, trong đó có trẻ nhỏ.

Điều trị viêm họng không khó, có thể trị dứt điểm nhanh chóng sau một thời gian chữa trị và ăn uống điều độ. Để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất, ba mẹ nên chủ động đưa bé đi thăm khám từ khi các biểu hiện viêm họng mới khởi phát và ở mức độ nhẹ. Ở giai đoạn này, bé có thể trị dứt điểm bệnh mà không cần phải dùng thuốc

Thuốc kháng sinh – giải pháp tối ưu cho vấn đề “Bé bị viêm họng uống thuốc gì?”

Không phải trường hợp viêm họng nào cũng cần điều trị bằng kháng sinh. Nếu xác định nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ là do tác nhân virus, vi khuẩn đường hô hấp, bác sĩ mới cần chỉ định kháng sinh với liều lượng thích hợp cho bé.

Trước khi dùng thuốc, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm nuôi cấy để xác định cụ thể loại virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm. Đồng thời, tiến hành thực hiện kháng sinh đồ để tìm kiếm loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn thích hợp. Một số nhóm kháng sinh sau đây thường được chỉ định điều trị bệnh viêm họng ở trẻ:

Ngoài ra, còn một số loại kháng sinh thông dụng khác có thể giải quyết vấn đề “Bé bị viêm họng uống thuốc gì?”. Tuy nhiên, ba mẹ tuyệt đối không tự ý dùng nhóm thuốc này cho bé và phải dùng theo đúng đơn kê để chữa trị an toàn.

Kháng sinh cũng là nhóm thuốc được liệt vào các nhóm dễ gây dị ứng ngoài da nhất. Do đó, trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, bác sĩ và ba mẹ cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của bé. Ngưng sử dụng thuốc ngay nếu gặp tình trạng sau đây:

Nổi mề đay, mẩn ngứa dưới dạng nốt lấm tấm hoặc từng mảng trên da

Khó thở, thở nông, khò khè và cảm giác nghẹn họng

Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy

Đau tức ngực

Phù nề mắt, miệng và vòm họng

Co giật, mê sảng, mất ý thức (nguy hiểm, cần được xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tính mạng)

Thuốc hạ sốt

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hầu họng gây các biểu hiện sưng tấy do ổ viêm loét phù nề. Khi đó, bé thường có biểu hiện sốt (sốt cao hoặc sốt nhẹ còn tùy từng trường hợp). Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi có tình trạng viêm nhiễm do đó ba mẹ cũng không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cơ thể sốt cao lên trên 38,5 độ C thì bé cần được áp dụng các biện pháp hạ sốt ngay. Sốt cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến trí não và sự phát triển nhận thức ở trẻ. Biện pháp hạ sốt hiệu quả nhất là sử dụng các loại thuốc hạ sốt kê theo đơn của bác sĩ.

Cụ thể, ba mẹ thường thấy bác sĩ kê hai loại thuốc hạ sốt sau cho bé:

Paracetamol: Đây là loại thuốc thông dụng và phổ biến, chỉ định trong các trường hợp sốt cao trên 38,5 độ. Liều dùng được chỉ định tùy thuộc vào cân nặng của bé (mức liều phổ biến 10-15mg/kg. Lưu ý về khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc (tối thiểu 4-6 tiếng), tránh tình trạng quá liều gây nguy hiểm

Ibuprofen: Một loại thuốc hạ sốt khác cũng thường được chỉ định là Ibuprofen. Có nhiều dạng dùng nhưng thường dùng dạng viên đặt trực tràng ở trẻ nhỏ. Lưu ý bảo quản viên thuốc trong tủ lạnh khi chưa sử dụng và lấy ra trước 15-20 phút trước khi dùng cho bé.

Hai loại thuốc trên là dạng thuốc hạ sốt được chỉ định phổ biến nhất. Ngoài việc dùng đơn lẻ, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp Paracetamol và Ibuprofen theo liều lượng cụ thể. Phương pháp kết hợp này ứng dụng trong các trường hợp: sốt theo cơn; sốt liên tục khó cắt cơn (sau 4 tiếng lặp lại);

Bên cạnh việc dùng thuốc, ba mẹ cũng cần lưu ý các biện pháp chăm sóc như: mang mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi để tỏa nhiệt ra ngoài; lau chân tay cho bé với nước mát; cho bé uống nhiều nước;…

Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ lên trên 40 độ, ba mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời, tránh tình trạng co giật do sốt cao rất nguy hiểm

“Bé bị viêm họng uống thuốc gì?” – Thuốc kháng viêm

Trong việc điều trị viêm họng, làm lành các ổ viêm loét là bước rất quan trọng để nhanh chóng dứt điểm tình trạng bệnh lý này. Trong phác đồ điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ, thuốc kháng viêm là dạng thuốc thường thấy với dạng dùng được chỉ định phù hợp với mức độ bệnh

Một số dạng dùng phổ biến như dạng viên uống, dạng thuốc tiêm,….Dạng thuốc tiêm truyền thường chỉ dùng khi bé không thể tự uống thuốc hoặc tình trạng viêm nhiễm lây lan và có nguy cơ biến chứng toàn thân.

Một số loại thuốc kháng viêm corticoid thường được chỉ định an toàn cho trẻ nhỏ như sau: prednisolone; hydrocortisone; methylprednisolone; betamethasone; dexamethasone;….Khi sử dụng thuốc kháng viêm, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

Phù nề ở chân tay gây sưng đau

Tăng nhãn áp

Tăng huyết áp gây chóng mặt, hoa mắt

Thay đổi tâm trạng gây lo lắng, bồn chồn và mê sảng

Thay đổi cân nặng do thuốc gây tích tụ mỡ ở mặt, bụng và sau gáy

Các vết thương hở (nếu có) lâu lành hơn

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé. Ba mẹ cần chú ý các biểu hiện bên ngoài trong quá trình điều trị để hạn chế tối đa nguy cơ gây tác dụng phụ và những nguy hiểm khác

Thuốc giảm ho, long đờm

“Bé bị viêm họng uống thuốc gì?”, ngoài các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân bên trên, bác sĩ có thể kê thêm cho bé các loại thuốc cải thiện triệu chứng. Ho nhiều, ho xuất tiết khiến bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn và suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Với trẻ nhỏ, dạng thuốc siro trị ho được chỉ định phổ biến với ưu điểm dễ uống, dễ phân chia liều thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Một số siro trị ho, long đờm thường được chỉ định như sau:

Thuốc điều trị tại chỗ khác

Bên cạnh các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân và cải thiện triệu chứng, trẻ nhỏ có thể được kê thêm một số loại thuốc khác. Trong đó, dùng nước muối sinh lý làm sạch vùng hầu họng là biện pháp cần thiết để hỗ trợ điều trị dứt điểm hiệu quả.

Không làm sạch cổ họng đúng cách là nguy cơ hàng đầu khiến các tác nhân virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh hơn. Ba mẹ có thể tự pha nước muối tại nhà hoặc dùng nước muối sinh lý có sẵn để vệ sinh cho bé.

Cụ thể, thực hiện vệ sinh tai mũi họng với nước muối sinh lý như sau:

Dùng nước muối mới pha (còn ấm) súc miệng thật kỹ. Giữ trong khoang miệng 3-5 phút, súc đều cả khoang họng cho sạch hoàn toàn, không nuốt xuống

Dùng tăm bông thấm đều nước muối sinh lý vệ sinh tai cho bé hàng ngày (nên áp dụng sau khi tắm)

Nhỏ 3-5 giọt nước muối sinh lý vào mũi, bịt một bên và xì ra ở bên mũi còn lại

Áp dụng biện pháp làm sạch này tối thiểu 2 lần/ngày. Ba mẹ nên duy trì thói quen cho bé thường xuyên, kể cả khi không có dấu hiệu mắc các bệnh lý hô hấp khác.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm họng cho trẻ nhỏ

Bên cạnh việc tìm hiểu các loại thuốc phù hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ bị viêm họng, ba mẹ cũng cần sát sao theo dõi và chú ý trong quá trình điều trị ở bé. Cụ thể, lưu ý những điều sau trong quá trình dùng thuốc:

Đưa bé đi khám khi có bất kỳ biểu hiện nào của các bệnh lý hô hấp

Chỉ dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám

Không tự ý thay đổi các loại thuốc trong đơn thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa

Thông tin tới bác sĩ những loại thuốc mà bé có thể bị dị ứng để có biện pháp điều trị phù hợp

Quan sát tình trạng của bé trong quá trình dùng thuốc và ngưng sử dụng ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường

Cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, nhiệt độ vừa phải như cháo, súp, canh,…

Cho bé uống nhiều nước, có thể đa dạng các loại nước uống (nước hoa quả, nước ép rau củ, nước canh,…)

Hạn chế nhóm thực phẩm khô cứng như bánh mì, các loại hạt,…có thể gây kích ứng cổ họng của bé, gây ho và nôn trớ

Đưa bé đi thăm khám định kỳ theo lịch mà bác sĩ yêu cầu

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Bé bị viêm họng uống thuốc gì?” và cung cấp cho ba mẹ những nhóm thuốc thông dụng nhất. Để điều trị an toàn và hiệu quả, ba mẹ nên chủ động đưa bé đi khám khi có các dấu hiệu của bệnh hô hấp. Theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc cho trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Viêm Họng Uống Thuốc Gì Để Nhanh Khỏi Và An Toàn?

Để điều trị viêm họng hiệu quả, sử dụng đúng thuốc có vai trò rất quan trọng. Tùy vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng mà bệnh gây ra, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc phù hợp.

Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol

Viêm họng uống thuốc gì, câu trả lời phụ thuộc vào triệu chứng của bạn. Nếu viêm họng khiến bạn bị đau họng, sốt cao, khó nuốt… người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc Paracetamol.

Paracetamol được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: Viên sủi, viên nén, siro, dạng bột pha, thuốc tiêm… Trong các dạng trên, paracetamol dạng viên nén được sử dụng phổ biến nhất. Tùy vào mức độ bệnh và độ tuổi, bạn có thể lựa chọn loại paracetamol phù hợp.

Liều dùng Paracetamol thường được dùng để điều trị viêm họng:

Với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Nếu để hạ sốt, nên dùng 2 viên 500mg, mỗi lần dùng cách nhau 4 – 6 giờ. Nếu để giảm đau nên dùng 1 viên nén 500mg và mỗi lần dùng cách nhau 4 – 6 giờ. Lưu ý: Người bệnh không nên dùng thuốc quá 5 lần/ngày.

Với trẻ em dưới 12 tuổi: Liều dùng paracetamol sẽ do bác sĩ chỉ định.

Viêm họng uống thuốc gì và bao lâu thì có tác dụng? Khi dùng Paracetamol điều trị viêm họng, người bệnh cần lưu ý thuốc không phát huy hiệu quả ngay sau khi sử dụng. Thông thường, cần phải mất 30 phút các triệu chứng đau họng, sốt cao của người bệnh mới được cải thiện. Tác dụng giảm đau, hạ sốt của thuốc có thể kéo dài 3 – 4 giờ tùy vào cơ địa của từng người.

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt tương đối an toàn, tuy nhiên khi sử dụng nó vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Khó thở, vàng da, nước tiểu đậm màu, phát ban… Thậm chí, sử dụng quá liều loại thuốc này còn có thể gây ngộ độc Paracetamol. Tình trạng này có thể gây suy thận, suy gan và ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Do vậy, khi thấy cơ thể có triệu chứng bất thường nào sau khi dùng thuốc, bạn nên thông báo cho bác sĩ. Paracetamol còn có thể tương tác với nhiều loại thuốc như acetaminophen, naproxen, aspirin… nên bạn cần cẩn thận khi dùng thuốc.

Đau rát họng uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh amoxicillin

Viêm họng uống thuốc gì? Nếu bị viêm họng do vi khuẩn thì bạn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. Amoxicillin là loại kháng sinh thuộc nhóm Penicillin thường được dùng phổ biến nhất để điều trị viêm họng. Amoxicillin sẽ giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Loại thuốc này cũng có thể chống lại rất nhiều loại vi khuẩn và thường được cơ thể dung nạp tốt.

Liều lượng amoxicillin dùng để điều trị viêm họng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, dạng bào chế của thuốc và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Theo đó,

Người lớn bị viêm họng cấp nên dùng 250 – 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ.

Trẻ em trên 10 tuổi nên dùng 125 – 250mg/lần.

Trẻ nhỏ cân nặng dưới 20kg nên dùng 20 – 40mg/kg cân nặng/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Amoxicillin thường phát huy hiệu quả sau khi sử dụng từ 1 – 2 giờ. Người bệnh có thể thấy triệu chứng giảm nhanh chóng sau 2 – 3 ngày dùng thuốc. Thời gian dùng amoxicillin điều trị viêm họng có thể kéo dài 7 – 10 ngày.

Mặc dù tương đối an toàn, nhưng amoxicillin cũng có thể gây ra một số tác dụng như tiêu chảy, chóng mặt, vàng da, dị ứng hoặc thậm chí là sốc phản vệ… Do vậy, bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi dùng kháng sinh amoxicillin hãy thông báo cho bác sĩ.

Thuốc kháng viêm Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc kháng viêm không steroid thường được dùng khi bị viêm họng. Thuốc giúp giảm đau, hạ sốt, giảm viêm hiệu quả. Tuy nhiên, Ibuprofen có thể gây xuất huyết dạ dày, do vậy, liều lượng thuốc sử dụng cho bệnh nhân thường ở liều thấp nhất và thời gian dùng ngắn nhất để hạn chế tác dụng phụ trên.

Liều lượng Ibuprofen được sử dụng để điều trị viêm họng:

Người lớn có thể dùng 200 – 400mg, 3 – 4 lần mỗi ngày nhưng không được dùng quá 3,2g/ngày.

Trẻ em trên 3 tháng nên dùng 5 – 10mg/kg/lần và nên dùng 3 – 4 lần/ngày. Trẻ em dưới 3 tháng nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Ibuprophen giúp giảm đau họng hiệu quả, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Những trường hợp bị viêm họng không nên sử dụng aspirin:

Người bệnh bị dị ứng các thuốc kháng viêm không steroid.

Người có tiền sử loét đường tiêu hóa hoặc xuất huyết dạ dày, tăng huyết áp, suy tim, phụ nữ mang thai những tháng cuối không nên dùng thuốc

Đau rát họng uống thuốc gì? Thuốc kháng viêm Prednisolon

Prednisolon là thuốc kháng viêm corticosteroid thường được sử dụng để chữa viêm họng nặng. Prednisolon có tác dụng chống viêm mạnh nên nó giúp cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Prednisolon có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nén, siro, dạng thuốc tiêm…

Liều lượng Prednisolon thường được sử dụng để điều trị viêm họng:

Người lớn: Nên dùng liều khởi đầu 5 – 60mg/ngày và dùng thuốc 2 – 4 lần mỗi ngày.

Với trẻ em bị viêm họng nên dùng 0,14 – 2mg/kg/ngày chia thành 1 – 4 lần/ngày.

Liều lượng chính xác cho từng đối tượng sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng với thuốc của người bệnh.

Viêm họng uống thuốc gì, người bệnh có thể uống Prednisolon. Tuy nhiên có một số trường hợp không nên sử dụng thuốc đó là người bị thủy đậu, viêm giác mạc, nhiễm khuẩn nặng…

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng nguy hiểm như đau đầu, chóng mặt, thay đổi tâm trạng, loãng xương, loét dạ dày thậm chí là suy tim, suy thận… do vậy, người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng Prednisolon.

Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc ngậm Dorithricin

Dorithricin là viên ngậm giảm đau họng có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức do viêm họng. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp kích thích sản xuất nước bọt, từ đó giúp làm ẩm niêm mạc họng. Do vậy nếu chưa biết viêm họng uống thuốc gì, người bệnh có thể tham khảo dùng ngay sản phẩm này.

Hoạt chất chính trong viên ngậm Dorithricin là:

Benzocaine: Hoạt chất này có tác dụng gây tê nên nó giúp làm giảm triệu chứng đau họng nhanh chóng

Benzalkonium Cl: Hoạt chất có tính kháng khuẩn và kháng virus hiệu quả. Nó giúp phá vỡ màng tế bào của virus, vi khuẩn

Tyrothricin: Hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh, đặc biệt là 2 chủng vi khuẩn Streptococci và Staphylococci – những tác nhân phổ biến gây viêm họng.

Liều dùng của thuốc Dorithricin như sau:

Người lớn bị viêm họng: Ngậm 1 – 2 viên/lần và có thể dùng ngậm nhiều lần trong ngày.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên sử dụng Dorithricin. Trẻ từ 5 tuổi trở lên nên chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù rất hiếm nhưng người bệnh có thể bị dị ứng da khi dùng Dorithricin. Ngoài ra, dùng thuốc với liều lượng lớn trong thời gian dài còn có thể gây tăng methemoglobin máu.

Thuốc kháng sinh Cephalexin

Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh là lựa chọn hàng đầu cho người bệnh viêm họng do vi khuẩn. Cephalexin là kháng sinh thuộc nhóm β-lactam. Thuốc giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm họng. Nó có thể được sử dụng cho nhiều đối tượng mắc bệnh khác nhau nhưng chỉ dùng cho bệnh nhân bị viêm họng nhẹ.

Liều dùng Cephalexin dùng để điều trị viêm họng:

Người lớn bị viêm họng nên dùng 500mg/lần, ngày 1 lần.

Trẻ em: 250mg/lần, ngày 2 lần.

Người bị viêm họng nhưng mắc các bệnh lý khác nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Cephalexin có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn và làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai, do vậy bạn nên cẩn trọng khi sử dụng.

Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh Erythromycin

Viêm họng uống thuốc gì? Erythromycin là thuốc kháng sinh trị viêm họng thuộc nhóm macrolid. Thuốc thường được dùng để điều trị viêm họng nặng, nhiễm khuẩn da, viêm đường tiết niệu. Erythromycin có thể sử dụng cho bệnh nhân viêm họng bị dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin. Thuoốc sẽ phát huy hiệu quả trị viêm họng tốt nhất khi bạn sử dụng lúc bụng đói.

Liều lượng thuốc Erythromycin được khuyến cáo cho bệnh nhân bị viêm họng:

Đối với trẻ em bị viêm họng: Dùng 20mg/kg – 50mg/kg/ngày tùy theo mức độ bệnh.

Với người lớn bị viêm họng: Nên dùng 250mg – 800mg khi bị viêm họng nhẹ và trung bình, tăng liều lên 1 – 4g khi bị viêm họng nặng.

Khi sử dụng Erythromycin, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, phát ban… Do vậy, nếu muốn sử dụng thuốc này để điều trị viêm họng, bạn nên chú ý đến những bất thường của cơ thể.

Thuốc kháng sinh Clarithromycin

Viêm họng uống thuốc gì? Nếu bị viêm họng nặng bạn có thể sử dụng kháng sinh Clarithromycin. Đây cũng là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid và thường được dùng để điều trị các bệnh đường hô hấp trên do vi khuẩn gây ra.

Cách sử dụng Clarithromycin để điều trị viêm họng:

Với trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi bị viêm họng nên dùng 7,5mg/kg/1 lần một ngày và dùng liên tục trong 10 ngày.

Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn bị viêm họng: Với đối tượng này nên sử dụng 25mg/kg/1 lần một ngày và cũng dùng liên tục trong 10 ngày.

Khi dùng Clarithromycin trị viêm họng, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, thay đổi màu răng, tiêu chảy… Ngoài ra, thuốc cũng chống chỉ định với những đối tượng sau: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, người mắc bệnh gan, người bị nhược cơ…

Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc ngậm Mybacin

Viêm họng uống thuốc gì? Ngoài thuốc uống, bạn cũng có thể dùng thuốc dạng ngậm khi bị viêm họng. Mybacin là thuốc ngậm trị viêm họng và các bệnh đường hô hấp trên được nhiều người tin tưởng sử dụng. Thuốc giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương gây viêm họng.

Liều dùng Mybacin cho người bệnh viêm họng: Người bệnh có thể ngậm 8 – 10 viên mỗi ngày, mỗi lần 1 viên. Lưu ý: Thuốc chỉ phát huy hiệu quả khi bạn ngậm, không nên nhai hay nuốt.

Thuốc ngậm trị viêm họng Mybacin không nên sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi hoặc phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý Mybacin có thể gây kích thích niêm mạng ở miệng và gây mất vị giác nếu người bệnh sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Lysopain

Lysopain là thuốc có nguồn gốc từ Pháp, dùng điều trị các bệnh viêm họng, viêm hầu họng hoặc khoang miệng. Ngoài ra, sản phẩm còn được dùng cho bệnh nhân cắt amidan, nhổ răng hoặc cần phẫu thuật thanh quản.

Liều dùng viên ngậm Lysopaine cho người bị viêm họng: Người bệnh nên ngậm 3 – 6 viên/ngày, mỗi lần ngậm chỉ dùng 1 viên và khoảng cách giữa các lần ngậm thuốc là 2 giờ.

Trong Lysopaine có chứa sorbitol nên người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng liên tục vì sorbitol có tính nhuận tràng, nó có thể gây tiêu chảy hoặc đau bụng. Theo các bác sĩ, bạn chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong khoảng 1 tuần sau đó dừng lại

Thuốc xịt giảm viêm họng Hexaspray

Viêm họng uống thuốc gì? Ngoài các thuốc dạng uống và ngậm, bạn cũng có thể dùng thuốc xịt khi bị viêm họng. Hexaspray là thuốc xịt phổ biến để điều trị nhiều vấn đề ở đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm lưỡi… Thuốc xịt họng trên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm họng và làm tê niêm mạc, từ đó giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Liều dùng thuốc Hexaspray cho người bệnh viêm họng:

Với người lớn: Nên dùng thuốc để xịt vào họng 3 lần/ngày, mỗi lần xịt 2 nhát và nên cách nhau 2 – 3 giờ. Để dự phòng viêm họng, nên xịt 1 lần/ngày.

Đối với trẻ 30 tháng trở lên bị viêm họng: Nên xịt 3 lần/ ngày.

Cũng như các loại thuốc điều trị viêm họng khác, Hexaspray cũng có một số tác dụng phụ như đau rát lưỡi, dị ứng… Do vậy, người bệnh không nên dùng thuốc quá 5 ngày để hạn chế tác dụng phụ. Bạn cũng không nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ sơ sinh.

Lưu ý gì khi dùng thuốc điều trị viêm họng

Nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều vì nó tăng liều lượng có thể gây ngộ độc thuốc, ngược lại giảm liều thì sẽ không tiêu diệt được hết vi khuẩn gây bệnh.

Để hạn chế tình trạng quên uống thuốc, bạn nên dùng thuốc cố định vào một thời điểm trong ngày. Nếu quên thì có thể uống bù thuốc càng sớm càng tốt, nếu gần thời gian uống lần thuốc tiếp theo thì không uống liều đã quên, chỉ uống liều như kế hoạch, tuyệt đối không tăng gấp đôi số thuốc để bù cho lần đã quên.

Một số loại thuốc điều trị viêm họng có thể được dùng cùng hoặc không dùng được khi ăn. Do vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết thời gian dùng thuốc đúng.

Viêm họng uống thuốc gì và cách uống như thế nào? Với từng loại thuốc, sẽ có từng cách dùng khác nhau. Bạn nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn trên bao bì. Với thuốc trị viêm họng dạng hỗn dịch, bạn nên lắc đều trước khi uống. Với thuốc dạng viên nhai, nên nhai trước khi nuốt, với thuốc dạng viên nén bao phim, không nên bỏ vỏ ngoài viên thuốc mà nên uống toàn bộ viên thuốc.

Người bệnh không tự ý ngưng dùng thuốc khi các triệu chứng viêm họng giảm vì nó có thể gây nhờn thuốc.

Với những người có cơ địa dị ứng, nên thông báo với bác sĩ để bác sĩ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.

Viêm họng uống thuốc gì, có nên dùng thuốc theo đơn của người khác. Theo các bác sĩ, bạn không nên dùng thuốc trị viêm họng theo đơn của người khác vì mức độ bệnh, độ tuổi, thể trạng… của mỗi người khác nhau.

Trong suốt quá trình dùng thuốc, nếu thấy có dấu hiệu bất thường nào như khó thở, tăng huyết áp, khó thở, phát ban, nôn… thì nên ngừng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ.

Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm họng có thể tương tác với các loại thuốc khác hoặc thực phẩm chức năng. Do vậy, nên báo cho bác sĩ biết những loại thuốc mà bạn đang dùng khi họ kê đơn thuốc trị viêm họng cho bạn.

Để điều trị viêm họng hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý, chú ý vệ sinh răng miệng và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng họng khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển lạnh…