Top 11 # Xem Nhiều Nhất Viêm Họng Uống Thuốc Không Khỏi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Viêm Họng Hạt Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi, Không Tái Phát?

Viêm họng hạt uống thuốc gì để bệnh mau khỏi?

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm họng hạt cho người bệnh, tùy vào nguyên nhân khởi phát bệnh, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Cụ thể:

Thuốc trị viêm họng hạt theo nguyên nhân gây bệnh

Với nguyên nhân do hậu quả của bệnh viêm xoang mạn: Trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng dung dịch xịt mũi chứa steroid để điều trị. Thuốc có tác dụng làm giảm các kích thích gây viêm, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Một số thành phần có trong thuốc xịt mũi bao gồm: mometasone furoate, fluticasone,… nên được đánh giá tương đối an toàn, không phát sinh các phản ứng phụ khi sử dụng, thuốc được dùng theo đơn kê theo bác sĩ chỉ định.

Với nguyên nhân do hội chứng trào ngược: Với trường hợp này, bà con sử dụng đơn thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc hay được sử dụng chủ yếu là nhóm kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) như thuốc amoxicillin, metronidazol, clarythromycin,… Những loại thuốc này có tác dụng loại bỏ vi khuẩn HP, đồng thời điều trị các triệu chứng của viêm họng hạt.

Song song với việc sử dụng các loại thuốc trị viêm họng hạt được kê đơn, bà con nên tăng cường miễn dịch cho niêm mạc họng bằng việc bổ sung các lợi khuẩn sống probiotic. Hoặc sử dụng thymomodulin theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện hệ miễn dịch.

Viêm họng hạt uống thuốc gì? Hãy dùng thuốc kháng sinh để kiểm soát triệu chứng

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm họng hạt. Nếu bà con sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng thì hiệu quả điều trị sẽ phát huy nhanh chóng, không gây nên tác dụng phụ, hay tình trạng kháng thuốc thường gặp phải.

Thực tế, viêm họng hạt là căn bệnh do vi khuẩn gây ra nên sử dụng kháng sinh sẽ giúp loại bỏ nhanh ổ vi khuẩn gây bệnh đang tồn tại ở vùng họng. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều mang lại hiệu quả nhanh và không gây khó chịu cho người bệnh nhưng không phải vì thế mà mọi người được phép tùy tiện sử dụng. Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra, thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh lý, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng người bệnh. Một số loại thuốc kháng sinh hay được bác sĩ chỉ định có thể kể đến như:

Nhóm thuốc beta-lacta bao gồm nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị các bệnh viêm họng trong đó có bệnh viêm họng hạt. Nhóm thuốc này có khả năng ức chế tạo vách vi khuẩn, giúp làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn.

Không chỉ có vậy, beta-lacta còn có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch niêm mạc họng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài môi trường vào niêm mạc họng. Mặc dù nhóm kháng sinh beta-lacta phát huy hiệu quả nhanh chóng nhưng lại rất dễ gây dị ứng nên bà con hãy cẩn trọng khi sử dụng. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi uống thuốc, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng.

Viêm họng hạt uống thuốc gì? hãy uống kháng sinh Clindamycin

Loại thuốc kháng sinh này thường được dùng để điều trị viêm họng nguyên nhân do nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh Clindamycin có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như chảy máu lưỡi hoặc tiêu chảy ra máu, hoa mắt, chóng mặt, uể oải hoặc mệt lả người.

Ho kéo dài, đờm xuất hiện ở cổ họng là triệu chứng điển hình của viêm họng hạt. Vì thế các loại thuốc tiêu đờm, long đờm sẽ được kê đơn kèm theo để giúp vùng họng thông thoáng.

Loại thuốc này có tác dụng giải quyết cơn ngứa ran và khó chịu ở cổ họng, đồng thời phòng tránh tình trạng ho khan hoặc ho có đờm mà người bệnh đang gặp phải. Các chất kháng sinh có trong các loại thuốc tiêu đờm sẽ giúp làm sạch vùng họng, giảm ho và diệt khuẩn cùng lúc, nhờ đó các triệu chứng của bệnh được cải thiện nhanh chóng.

Thuốc amoxicillin là loại kháng sinh có mặt trong hầu hết đơn thuốc chữa viêm họng nói chung và viêm họng hạt nói riêng. Công dụng chính của amoxicillin là kiểm soát sự phát triển và tiêu diệt triệt để ổ vi khuẩn gây bệnh ở họng.

Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây kháng thuốc nếu dùng nhiều hoặc dùng không đúng cách. Do vậy, việc sử dụng kháng sinh amoxicillin cần được sự cho phép của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.

Những loại thuốc kháng sinh kể trên đều được sử dụng dưới dạng thuốc kê đơn, do vậy bà con phải thăm khám và nhận đơn thuốc trực tiếp từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng, việc làm này có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị, thậm chí gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng hạt

Điều trị viêm họng hạt cần phải có thời gian, bên cạnh việc xử lý các triệu chứng thì cần phải dự phòng tái phát thì mới có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Do vậy, ngoài việc quan tâm đến việc bị viêm họng hạt uống thuốc gì thì người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

Với thuốc Tây, chỉ nên dùng khi đã thăm khám đầy đủ và tuân thủ đúng theo cách dùng, liều dùng của bác sĩ, để tránh gây nên những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc bà con tuyệt đối không được lạm dụng thuốc điều trị.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc bà con bị những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên ngừng dùng thuốc và hãy đến khám sớm nhất có thể.

Song song với việc sử dụng thuốc điều trị, bà con nên phối hợp các cách giảm viêm họng hạt tại nhà như uống mật ong, súc miệng nước muối,…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên uống nhiều nước và tăng cường bổ sung thêm rau xanh, trái cây để nâng cao hệ miễn dịch và loại bỏ các vi khuẩn

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động cơ thể để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là nên tập các bài thiền hoặc tập hít thở để cải thiện hệ hô hấp trở nên tốt hơn. Đồng thời xây dựng chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, xây dựng giờ giấc sinh hoạt khoa học để tránh tình trạng cơ thể bị kiệt sức.

Bạn cần phải giữ ấm cho vùng cổ họng nhất khi thời tiết thay đổi, hoặc là vào mùa lạnh hay khi phải làm việc trong phòng điều hòa thường xuyên.

Hạn chế đến và tiếp xúc với những khu vực có mầm bệnh, ô nhiễm bởi khói bụi hoặc hóa chất, nên mang khẩu trang khi đến nơi công cộng và vệ sinh tai mũi họng sau khi ra ngoài.

Bị Viêm Họng Cấp Uống Thuốc Gì Mau Khỏi?

Theo Tây y, người bị bệnh viêm họng cấp tính thường sốt cao khoảng 39 – 40 độ C, đau rát cổ họng, kèm theo một số triệu chứng như ho khan có đờm, chảy nước mũi…Lúc này bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

Đầu tiên nên súc miệng hằng ngày với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý 9%

Bù nước và chất điện giải do bị sốt bằng cách uống dung dịch oresol hoặc ORS cam loại 5,63g/gói có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em.

Đối với trẻ em thì bôi họng bằng glyxerin borat 5%, và nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%.

Người bệnh viêm họng cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh như: Amoxillin, Penicillin, Erythromycin, clarithromycin và roxithromycin… đối với trường hợp nếu bệnh do vi khuẩn gây ra, nhưng bắt buộc phải có sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm hạ sốt có thể dùng: Efferalgan, paracetamol, aspesic… Dùng khi sốt trên 38 độ

Nhóm thuốc ho như: atussin, siro phenergan, ho bổ phế, theralen…

Nhóm thuốc hỗ trợ ổn định độ pH trong họng, giảm ngứa rát họng như: rhinathiol viên hoặc siro, các loại thuốc ngậm như oropivalon, lysopaiin, các loại thuốc phun như: locatiotal…

Nhóm giảm phù nề, chống viêm, tiêu đờm như: a – thymotrypsin, mucomyst, mucosoval…

Khi bị bệnh viêm họng cấp ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc đông y với những loại thảo dược như: Kim ngân, bạc hà, kinh giới, nhọ nồi, huyền sâm, sinh địa, tang bạch bì… Hoặc cũng có thể sử dụng phương pháp xoa bóp như: Xoa huyệt phong trì, huyệt dũng tuyền, huyệt liêm tuyền…

Súc miệng và họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng để sát khuẩn họng và miệng.

Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt.

Nên ăn nhiều rau quả có chứa vitamin C và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc…

Uống nhiều nước, không nên uống nước chè quá đặc

Hạn chế các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…

Không nên hút thuốc, uống rượu bia, cà phê

Không nên uống nước đá, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp vì nóng lạnh đột ngột dễ gây viêm họng đỏ cấp.

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh quạt máy, máy lạnh, bụi khói,

Ăn uống và chế độ tập thể dục điều độ

Không nên dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé.

Không để trẻ dùng tay móc hoặc dụi mũi nhiều vì dễ gây chảy máu mũi.

Viêm Họng Mạn Tính Uống Kháng Sinh Dai Dẳng Không Khỏi Do Đâu?

Uống thuốc kháng sinh đã lâu ngày nhưng những cơn ho và đau rát họng vẫn không chấm dứt. Thậm chí có nhiều trường hợp mới khỏi xong lại tái phát ngay lập tức. Khiến nhiều người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và mất ăn mất ngủ. Vậy nguyên nhân bị viêm họng mạn tính uống kháng sinh dai dẳng không khỏi phải làm sao?

Viêm họng mạn tính là gì?

Viêm họng là căn bệnh thường gặp nhất ở đường hô hấp. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, cơ thể tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, uống nước đá, rượu bia, thuốc lá, ngủ điều hòa,… Khiến cổ họng bị sưng đau đỏ rát, ho khan hoặc ho có đờm, sốt, mất ngủ, mệt mỏi. Gặp khó khăn trong công việc và sinh hoạt.

Viêm họng thường có hai dạng là viêm họng cấp và viêm họng mạn tính. Khi bệnh viêm họng cấp kéo dài trên 3 tuần không khỏi thì được coi là viêm họng mạn tính. Thông thường, người bệnh sẽ có thói quen sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên rất nhiều người than phiền rằng bị viêm họng mạn tính uống kháng sinh dai dẳng không khỏi.

Do người bệnh chưa xác định được nguyên nhân gây viêm họng là gì:

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị bệnh do vi khuẩn tấn công. Trường hợp người bệnh bị viêm họng mạn tính do nấm hoặc virus gây ra thì việc sử dụng thuốc kháng sinh là không có tác dụng.

Do lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra hiện tượng nhờn thuốc:

Người bệnh thường có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh. Hoặc bệnh chưa khỏi hẳn đã tự ý ngưng sử dụng thuốc khiến bệnh lâu khỏi, hoặc lần sau phải dùng với liều cao hơn so với lần trước thì bệnh mới đỡ. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng và gây hại đến nội tạng. Trong khi đó niêm mạc họng vẫn còn yếu, chưa phục hồi hẳn nên bệnh viêm họng mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng và dễ tái phát.

Do niêm mạc họng rất dễ bị tổn thương:

Bệnh viêm họng mạn tính khiến niêm mạc họng rất dễ bị tổn thương. Vì vậy dù người bệnh mới chỉ tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, nước đá hay thay đổi thời tiết,… Khi đó, virus, nấm, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác cũng sẽ dễ dàng tấn công niêm mạc họng. Khiến bệnh viêm họng dễ tái phát và gây ra hiện tượng khó chịu…

Do sử dụng kháng sinh đường uống khó mang lại hiệu quả điều trị toàn diện:

Việc sử dụng kháng sinh đường uống (đường dùng toàn thân) để điều trị các tổn thương viêm tại vùng họng thường thất bại do dược chất đi qua các mô và tổ chức, khó thấm trực tiếp vào các tổ chức viêm tại họng để phát huy tác dụng. Vì vậy sử dụng kháng sinh đơn thuần, khó mang lại hiệu quả điều trị toàn diện, khiến bệnh dễ tái phát.

Cổ họng chính là nơi giao thoa giữa đường thở và đường ăn uống. Vì vậy nếu cổ họng bị viêm nhiễm quá lâu, có thể khiến vi khuẩn và virus phát triển mạnh lên. Sau khi bệnh viêm họng mạn tính uống kháng sinh dai dẳng không khỏi. Người bệnh sẽ không chỉ có cảm giác khó chịu ở cổ họng, vướng víu, khó nuốt, đau họng,… mà còn gây tâm lý e ngại, mất tự tin trong giao tiếp, làm giảm chất lượng công việc và cuộc sống.

Nếu để lâu ngày, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm họng hạt, viêm họng có mủ, viêm họng teo, áp xe amidan, sưng tấy quanh vòm họng, thậm chí là ung thư vòm họng… Với những cơn đau họng kéo dài, điều trị tốn kém, mất thời gian mà hiệu quả điều trị bệnh không cao.

Trường hợp bệnh nhân bị viêm họng mạn tính uống kháng sinh dai dẳng không khỏi có thể gây ra biến chứng xa như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận,… Tuy tỷ lệ xảy ra hiếm nhưng không phải là không có nhưng nếu nó đã xảy ra thì vô cùng nguy hiểm.

ARGELOMAG – XỊT HỌNG THẢO DƯỢC ĐẦU TIÊN HƯỚNG ĐẾN TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN TẠI CHỖ Việc sử dụng kháng sinh đường uống (đường dùng toàn thân) để điều trị các tổn thương viêm tại vùng họng thường thất bại do dược chất đi qua các mô và tổ chức, khó thấm trực tiếp vào các tổ chức viêm tại họng để phát huy tác dụng. Vì vậy sử dụng kháng sinh đơn thuần, khó mang lại hiệu quả điều trị toàn diện, khiến bệnh dễ tái phát.

Argelomag là sản phẩm xịt họng thảo dược đầu tiên chứa thành phần dược liệu có hoạt tính kháng khuẩn, đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, giảm ho – long đờm trên lâm sàng, từ đề tài khoa học cấp Nhà nước

Sản phẩm xịt họng thảo dược đầu tiên chứa thành phần dược liệu có hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ho – long đờm đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trên lâm sàng theo quy trình bài bản, từ đề tài khoa học cấp Nhà nước.

Bào chế ở dạng xịt họng, tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm trực tiếp lên niêm mạc họng, hiệu quả tối ưu, phát huy tác dụng nhanh, tại chỗ.

Thành phần thảo dược gồm 9 vị dược liệu đã được chứng minh trên lâm sàng có tác dụng toàn diện: kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, giảm ho, long đờm, hạ sốt, giảm đau.

Sản phẩm có nguồn gốc 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn, phù hợp sử dụng cho cả trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú.

Sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia PGS. TS Hoàng Minh Chung.

AI NÊN SỬ DỤNG ARGELOMAG?

Trẻ em, người lớn bị viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan

Người bị viêm thanh quản, viêm họng hạt

Người bị đau rát họng, khản tiếng, ngứa vướng họng, nuốt khó

Ho khan, ho gió, ho nhiều đờm, ho do cảm cúm, ho lâu ngày không khỏi.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SẢN PHẨM

Dịu họng sau khoảng 5- 10s sau khi xịt.

Giảm ngạt mũi, hạ sốt, giảm ho, long đờm, giảm đau họng, phù nề họng rõ rệt.

Giảm ho, họng khỏe trở lại.

HƯỚNG DẪN CÁCH MUA SẢN PHẨM ARGELOMAG

Cách 1: Hỏi mua tại các Nhà thuốc trên toàn quốc theo địa chỉ danh sách: BẤM TẠI ĐÂY

Cách 2: Đặt hàng online tại link này: ĐẶT HÀNG

Phương Hoa

ArgelomaG – Giảm ho, viêm họng, viêm amidan

Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Uống Thuốc Gì Là Nhanh Khỏi Nhất?

Thời gian gần đây ở 2 miền Trung Bắc thời tiết thay đổi thất thường bệnh nhân viêm họng hạt ngày càng gia tăng tại các bệnh viện và hiệu thuốc. Câu hỏi đặt ra là ” viêm họng mãn tính uống thuốc gì? ” luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Vậy thì làm sao để chữa nó? Viêm họng mãn tính uống thuốc gì để khỏi nhanh nhất?

1. Viêm họng mãn tính là bệnh gì?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị tổn thương và viêm nhiễm. Viêm họng có 2 thể là viêm họng cấp tính và mãn tính. Theo thống kê, có đến 80% viêm họng là do virus, còn lại là do vi khuẩn, nấm hoặc chất kích thích như ô nhiễm môi trường, hóa chất gây ra.

Bệnh viêm họng cấp gồm: Viêm họng đỏ cấp tính, viêm họng giả mạc, viêm họng loét và viêm họng với 3 đặc tính kết hợp.

Viêm họng mãn tính gồm: Viêm họng mạn tính xuất tiết, viêm họng hạt mạn tính xơ teo, và viêm họng mạn tính quá phát (viêm họng hạt).

2. Viêm họng mãn tính uống thuốc gì là nhanh khỏi nhất?

Đầu tiên, mình phải xác định nguyên nhân gây ra bệnh là do đâu, những dấu hiệu mình mắc phải là gi? Nếu như bệnh này gây ra đau rát do bệnh viêm họng mạn tính hoặc do vi rút gây ra thì chỉ cần sử dụng các loại thuốc như là paracetamol cùng với viên vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể hơn.

Bệnh viêm họng mãn tính uống thuốc gì là nhanh khỏi?

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể ngậm thêm men kháng viên như là alphachymotrypsin. Không chỉ uống thuốc, người bệnh còn phải kết hợp ăn kèm thêm hoa quả, uống thật nhiều nước. Nếu nhẹ thì bệnh này sẽ tự động khỏi trong vòng từ 5 đến 7 ngày.

Đối với những người hay bị viêm họng hoặc là bị viêm họng mạn tính thì cũng không nên uống nước đá. Bên cạnh đó khi ra đường, các bạn cũng nên bịt khẩu trang vào để tránh hít khỏi những bụi bẩn trong không khí.

Còn nếu nặng hơn, bệnh viêm họng ở mức độ cấp tính như là xuất hiện triệu chứng sốt cao hoặc do mắc phải vi khuẩn thì bắt buộc phải dùng đến thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh mà người bệnh viêm họng thường hay dùng như là amoxicillin, erythromycin, cephalexin…hoặc người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trị ở bên ngoài tác động như sử dụng tinh dầu bạc hà, thuốc chống viêm…

Bệnh này sau khi sử dụng các loại thuốc trên thì thường sẽ giảm trong khoảng từ 2-3 ngày nhưng nếu trong khoảng thời gian điều trị bệnh này mà không hề khỏi thì các bạn nên chọn một bệnh viện uy tín, chất lượng để khám, các bác sĩ chuyên nghiệp sẽ xử lý kịp thời, tránh nuôi bệnh quá lâu.

Khi đi bác sĩ điều trị bệnh quá nặng, lâu ngày viêm họng tạo thành các hạt trong cổ họng hay còn được gọi là viêm họng hạt, họ sẽ điều trị cho bạn bằng cách đốt hạt bằng laser hoặc áp lạnh để biến mất hạt. Ngoài ra, bệnh viêm họng mãn tính nên uống thuốc gì? Bạn cũng nên kết hợp sử dụng các viên ngậm để trị ho kéo dài như là những viên ngậm bổ cho phế quản, viên ngậm strepsin…

Bệnh này bê cạnh bạn sử dụng các loại thuốc Tây thì những bài thuốc Đông Y cũng có những tác dụng không hề kém cạnh, thường được lưu truyền trong dân gian để chữa viêm họng rất tốt:

Câu hỏi bệnh viêm họng mãn tính uống thuốc gì là nhanh khỏi nhất đã được giải quyết qua bài viết trên. Nhưng bạn ơi, hãy bảo vệ cơ thể trước khi nó mắc bệnh, bởi vì phòng bệnh hơn chữa bệnh mà. Chính vì thế, để phòng bệnh này, bạn cần rèn luyện sức đề kháng của mình để chống lại những vi khuẩn và vi rút xấu, giữ cho mũi mình luôn được thông thoáng.