Top 9 # Xem Nhiều Nhất Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Dùng Thuốc Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Tốt Nhất

Hiện tại xoay quanh các bệnh về đường hô hấp có rất nhiều người tìm kiếm thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tốt nhất cũng như thắc mắc về căn bệnh này có chữa trị dứt điểm được không. Viêm mũi dị ứng là một mãn tính thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng. Để có hiệu quả tốt nhất cần sử dụng thuốc và cách chữa trị phù hợp kết hợp với phòng tránh bệnh đúng cách.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một bệnh về đường hô hấp rất phổ biến hiện nay tại nước ta do những ảnh hưởng của đặc điểm khí hậu 4 mùa mưa nắng thất thường. Thêm vào đó, sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hóa cũng đồng thời tạo ra các hệ lụy là môi trường ô nhiễm, hóa chất,… tạo điều kiện cho viêm mũi dị ứng bùng phát và phát triển. Bạn nên tìm hiểu về những dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng để xác định chính xác mình có mắc phải căn bệnh này không?

Ở những người có cơ địa dị ứng dễ phản ứng lại các tác động từ bên ngoài môi trường dễ bị viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra và tái phát bất cứ lúc nào. Các biểu hiện đặc trưng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi,… xảy ra quanh năm và nặng hơn khi thời tiết thay đổi. Bệnh rất dễ tái phát do điều kiện môi trường. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị dứt điểm cho căn bệnh này. Các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây, thuốc Đông y mới chỉ có tác dụng làm giảm và ngăn chặn tình trạng bệnh. Trong đó, người bệnh thường ưu tiên sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để chữa viêm mũi dị ứng do có thể áp dụng trong thời gian dài mang lại hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ.

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả

Cách 1: lấy một lượng hoa cứt lợn đem rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt để nhỏ mũi ngày 3 lần.

Cách 2: kết hợp dùng hoa cứt lợn với lá khế tươi và lá bạc hà tươi đem rửa sạch, giã nát, gói vào miếng gạc hoặc vải sạch để nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

– Dùng tỏi: lấy nước ép tỏi (hoặc kết hợp với mật ong) để nhỏ mũi mỗi ngày 3 lần sẽ có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch mũi, chống viêm rất tốt. Theo kinh nghiệm dân gian dùng tỏi có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả nhanh chóng.

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng y học cổ truyền

– Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng: theo y học cổ truyền, gừng có vị cay tính ấm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau rất tốt nên thường được dùng để chữa viêm mũi dị ứng có tác dụng làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, giảm đau hiệu quả.

Hoặc bạn có thể dùng kết hợp gừng với củ hành ta đem giã nhuyễn rồi cho thêm giấm ăn vào trộn đều, pha với nước nóng dùng để xông hơi chữa viêm mũi dị ứng sẽ rất hiệu quả.

– Kết hợp dùng bài thuốc từ hạt hẹ và thiên niên kiện, mỗi thứ 30g đem giã nhỏ, trộn đều rồi cho vào cốc nước nóng dùng để xông hơi.

– Dùng thương nhĩ tử, tân di hoa mỗi thứ 10g; bạc hà, bạch chỉ, trà diệp mỗi thứ 5g; củ hành tươi 3g. Tất cả các nguyên liệu đem đun sôi với khoảng nửa lít nước dùng để uống trong ngày.

– Dùng dây mướp (đoạn gần gốc), vỏ bí đao tươ, ý dĩ mỗi thứ 50g đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày.

Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Dùng Thuốc Gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì thì hiện nay bạn có thể lựa chọn thuốc Tây Y hoặc những loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Đây là phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng viêm mũi dị ứng được chuyên gia bác sĩ khuyên dùng.

Bệnh viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì?

Nhóm thuốc corticosteroid: Khi bị viêm mũi dị ứng ở thể nặng, thể mãn tính người bệnh mới được dùng nhóm thuốc corticosteroid theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Và bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng chỉ được phép dùng loại dược phẩm này với liều lược nhỏ nhất và chỉ được dùng trong khoảng 7 ngày. Nếu sử dụng quá liều, bệnh sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác, bao gồm: Loãng xương, suy tuyến thượng thận…

Nhóm thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc góp mặt trong đơn thuốc chữa viêm mũi dị ứng với vai trò chữa chứng chảy mũi kéo dài, ngứa mũi… nhưng lại không có tác dụng với triệu chứng nghẹt mũi. Thông thường thuốc kháng histamin sẽ tồn tại hai thế hệ khác nhau:

Thế hệ 1: thuốc kháng histamin bao gồm các hoạt chất có tên clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin có tác dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả công dụng cao nhưng thời gian phát huy tác dụng là vô cùng ngắn và mang theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như: Buồn ngủ, nóng trong người dẫn đến khó tiểu, khô rát miệng, táo bón…

Thế hệ 2: Thuốc kháng histamin ở thế hệ 2 sẽ bao gồm các hoạt chất có tên fexofenilin, cetirizin, loratidin, acrivastin có tác dụng chữa bệnh trong một thời gian dài sau khi sử dụng, không gây buồn ngủ nhưng thuốc quá đắc tiền lại có khả năng làm rối loạn nhịp tim khi dùng terfenadin, astemizol.

Thế hệ 3: Đó là fexofenadin chất chuyển hóa của terfenadin. Fexofenadin cũng giống như terfenadin ức chế sự giải phóng chất trung gian từ các dưỡng bào (mastocyt). Nó có tính chất tương tự các kháng histamin thế hệ 2 như Loratadin là ở chỗ chọn lọc với thụ thể H1 ngoại vi chứ không gắn với thụ thể muscarin, do đó không có tác dụng an thần và kháng tiết cholin như vẫn thường xảy ra với các thuốc kháng histamin thế hệ 1.Fexofenadin có phạm vi an toàn rộng hơn đa số các thuốc kháng histamin khác. Tuy nhiên, fexofenadin cũng có chống chỉ định đối với trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú.

Thuốc cường giao cảm gây co mạch: Bên trong thuốc có chứa những hoạt chất tên ephendrin, pseudocphedrin, phenylpro-panolamin chữa viêm mũi dị ứng và các triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi vô cùng tốt. Tuy nhiên nếu sử dụng loại dược phẩm này trong một thời gian dài sẽ gây nên triệt chứng run tay, thường xuyên hồi hợp, tăng huyết áp…Khi viêm mũi dị ứng kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc kháng sinh.

Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi: Trong thành phần chính của thuốc co mạch dạng nhỏ mũi sẽ bao gồm các chất naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin có tác dụng giúp thông thoáng mũi cũng như hệ hô hấp rất tốt. Tuy nhiên bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong một thời gian ngắn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi không nên dùng cho trẻ em bởi các chất trong thuốc sẽ khiến trẻ bị sốc, gây choáng và cơ thể tím tái.Thuốc corticoid dạng xịt mũi: Khi trực tiếp dùng thuốc corticoid dạng xịt mũi lên vùng niêm mạc mũi sẽ tác động nhanh và khiến những triệu chứng thuyên giảm một cách nhanh chóng, phòng ngừa các cơn dị ứng quay lại.Thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9%: Khi dùng thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9% (nước muối sinh lý), các hoạt chất trong loại dược phẩm này sẽ giúp làm sạch mũi, làm sạch chất dịch nhầy. Đồng thời kháng viêm, kháng khuẩn và giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại, các loại vi khuẩn, virus một cách mạnh mẽ.

Bệnh viêm mũi dị ứng nên dùng ngũ sắc đơn

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ Hoa ngũ sắc, được bào chế dưới dạng viên và dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng, nổi bật trong đó là 2 sản phẩm ngũ sắc đang được ưa chuộng và hiện được bán tại chúng tôi – chúng tôi các trang thương mại như lazada, shopee, sendo, tiki… và các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc.

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Khi Thời Tiết Thay Đổi Không Khó Như Bạn Nghĩ

Viêm mũi dị ứng thời tiết là căn bệnh khá phổ biến, dễ xuất hiện bằng nhiều hình thức và các nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt với tiết trời nắng nóng, mưa thất thường như ở Việt Nam, viêm mũi dị ứng xuất hiện với những người có kháng thể yếu. Ngoài ra khi thời tiết đột ngột thay đổi, cơ thể của con người không thể thích ứng một cách nhanh chóng gây ra những cơn đau mũi, hắc hơi liên tục, nghẹt mũi và chảy mũi…rất khó chịu.

Phản ứng do viêm mũi xảy ra khi hiện tượng viêm xuất hiện ngay ở lớp nhầy niêm mạc nằm trong hệ thống đường hô hấp. Từ đó kích thích niêm mạc mũi gây nên cảm giác ngứa mũi, chảy nước mũi, hắc hơi – một phản xạ nhanh của mũi nhằm tránh và tống những tác nhân gây hại ra khỏi vùng nêm mạc.

Bệnh viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại:

Viêm mũi dị ứng có chu kì: Viêm mũi dị ứng có chu kì thực chất là viêm mũi dị ứng thời tiết. Khi thay đổi thời tiết, nóng lạnh đột ngột khiến cơ thể bị mẫn cảm và không thể thích nghi gây ra các triệu chứng bệnh viêm mũi thường gặp.

Viêm mũi dị ứng không có chu kì: phấn hoa, bụi bẩn, nấm móc, lông chó mèo…là các tác nhân gây viêm mũi dị ứng không có chu kì.

II. Chữa viêm mũi dị ứng khi thời tiết thay đổi

Theo BS. Trần Văn Tâm (khoa tai – mũi -họng, bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) có thể chữa viêm mũi dị ứng thời tiết một cách dễ dàng nếu chúng ta tuân thủ đúng các phương pháp điều trị mà các bác sĩ yêu cầu. Khi mắc bệnh chúng ta có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống nghẹt mũi… ngoài ra chúng ta có thể áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian để loại bỏ sớm các triệu chứng và hổ trợ chữa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả.

1. Hạt rau hẹ chữa viêm mũi dị ứng thời tiết

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng hạt rau hẹ là một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ ngày xưa đến hôm nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công thức sử dụng hạt rau hẹ để chữa viêm mũi dị ứng sao cho phù hợp và phát huy hết tác dụng mà hạt rau hẹ mang lại. Công thức tuy đơn giản mà hiệu quả lại cực kì vượt trội. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Rửa sạch hạt rau hẹ

Giã nhuyễn 20g hạt rau hẹ cùng với 10g thiên nhiên kiệu

Nấu hỗn hợp hạt rau hẹ – thiên nhiên kiệu cùng khoảng 300ml đến 350ml nước

Khi nước sôi, nhắc nồi và xông mũi

Xông 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).

Dùng hạt rau hẹ chữa viêm mũi dị ứng thời tiết là bài thuốc dân gian tuy đơn giản nhưng đạt hiệu quả rõ rệt chỉ sau 2 ngày sử dụng. Chú ý sử dụng phương pháp này đều đặn cho đến khi bệnh khỏi hẵn.

2. Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng gừng và hành khô

Ai cũng biết dược liệu gừng rất hữu hiệu trong việc điều trị cảm, ho, sốt…ngoài ra gừng còn được dùng để chữa viêm mũi dị ứng thời tiết. Gừng rất dễ tìm. Chúng ta có thể tìm thấy chúng ở chợ và các siêu thị. Ngoài sử dụng gừng làm nguyên liệu cho các bữa ăn, các bậc phụ huynh nên sử dụng gừng chữa viêm mũi khi cần thiết để cảm nhận tác dụng của chúng.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Bóc vỏ phần gừng tươi, hành khô và sau đó rửa sạch để ráo nước

Đập dập cả 2 nguyên liệu

Cho các nguyên liệu đã được đập dập vào nồi với khoảng 300ml nước rồi đun sôi

Trong quá trình đun sôi cần thêm một ít giấm để bài thuốc có thể phát huy tác dụng một cách tối đa

Khi đã sôi bùng, các bạn tắt bếp và thực hiện xông mũi

Có thể sử dụng bất cứ lúc nào.

Viêm mũi dị ứng thời tiết thời có triệu chứng nghẹt mũi kéo dài. Khi mũi không thể thông thoáng, các bạn nên sử dụng phương pháp xong mũi bằng gừng để cảm thấy dễ chịu hơn. Xông bất cứ lúc nào khi cảm thấy mũi bị tắc nghẹt. Trung bình xông từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.

3. Dùng cây cỏ hôi điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Cây cỏ hôi có tên gọi dân gian khác là cây hoa ngủ sắc, hoa cứt lợn… tùy theo nhiều vùng miền khác nhau. Chúng mọc hoang và mọc thành từng bụi ở nhiều nơi, có khi là bãi đất hoang cũng có khi là vườn nhà. Tuy mọc dại nhưng loại cây này rất có hiệu quả trong việc điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết, loại bỏ chứng viêm nhiễm ở đường hô hấp.

Nguyên liệu: Một nắm nhỏ cỏ hôi

Cách thực hiện:

Sơ chế sạch sẽ cỏ hôi sau đó cho vào cối dã nát

Lọc lấy nước cốt cỏ hôi

Công thức đơn giản, cách thức điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết cũng đơn giản theo. Mỗi ngày lấy nước cỏ hôi nhỏ vào mũi từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 giọt là đủ. Khi sử dụng phương pháp này, mọi triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng thời tiết gây ra sẽ được khắc phục ngay. Cần kiên trì sử dụng để bệnh có thể mau chóng khỏi hẵn.

Với 3 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết đơn giản được nêu ở trên thì việc thay đổi thời tiết hay khí hậu đột ngột sẽ không còn làm bạn cảm thấy lo lắng nữa. Tuy nhiên cần phải thăm khám thường xuyên tại các cơ cở y tế khi có dấu hiệu gây sốt, bệnh đột nhiên trở nặng hơn.

Kim Linh

Các Loại Thuốc Tây Chữa Dị Ứng Thời Tiết

Được bác sĩ Bệnh viện Y Dược TP. HCM cố vấn tư vấn rõ về thuốc chữa bệnh dị ứng da an toàn nên một vài thông tin mà người bệnh cần cập nhập tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn khi dùng thuốc. Các loại thuốc tây hiện nay đang được bác sĩ chỉ định dùng trị bệnh dị ứng da nhiều như:

# Thuốc bôi ngoài, giúp làm giảm triệu chứng viêm da:

♦ Thuốc Phenergan Cream: Có tác dụng giảm ngứa, ngứa nổi mẩn sần da, giảm kích ứng da, làm mát da. Thường được chỉ định dùng trong trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa, côn trùng đốt, bỏng da do cháy nắng.

♦ Thuốc Mentol 1%: là thuốc dạng kem có tác dụng giảm đau tại chỗ, giảm kích ứng da.

♦ Thuốc Mỡ corticoid: Một số trường hợp bị dị ứng diện rộng gây tổn thương da nặng, nhờ tính chất kháng viêm mạnh, giảm sưng. Tuy nhiên đây là loại thuốc đang được hạn chế sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, viêm da nặng, mụn trứng cá… Do đó dùng thuốc còn tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng.

# Điều trị bệnh dị ứng da bằng thuốc uống ( chủ yếu là thuốc kháng histamin )

Nằm trong nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1, có tác dụng trị các triệu chứng phản ứng dị ứng nổi mẩn đỏ, ngứa gây ra. Thuốc chuyển hóa qua gan bởi hệ thống men cytochrome P450 nên không dùng cho những người bị suy gan, trẻ nhỏ trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc này thường cho tác dụng chậm hơn so với các thuốc kháng histamin thế hệ 2.

♦ Một số thuốc kháng histamin khác như: Citirizine, loratin, dometin, Desloratidin…

Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Phối hợp thuốc phù hợp với từng mức độ của bệnh theo hướng dẫn bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc phối hợp thuốc dẫn tới tương tác thuốc gây hại cho cơ thể người dùng thuốc. Chỉ định thuốc chữa trị ứng da phù hợp với công việc vì thuốc ở thế hệ F1 thường gây tác dụng phụ là buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn, sốc phản vệ…

Tránh dùng cho trường hợp vận hành máy móc, chạy xe đường dài, người cần tập trung cao độ.

Chuẩn đoán đúng bệnh trước khi dùng thuốc.

Chữa dị ứng thời tiết bằng các phương pháp phổ biến

1/ Tận dụng mẹo dân gian chữa trị dị ứng da: Dân gian có rất nhiều cách chữa trị dị ứng da tận dụng bằng những nguyên liệu thiên nhiên. Có lẽ khi nhắc tới khổ qua, bí đao, trà xanh, hoa cúc, mật cá bạn sẽ không cảm thấy xa lạ gì? Do đó, nên áp dụng cách này tại nhà cũng khá tiện lợi mà mọi người có thể thử:

Cách chữa dị ứng da từ mướp đắng cùng các vị thuốc trắm đen giúp giải độc, mát gan, giải độc tố cải thiện các triệu chứng của bệnh dị ứng da nhanh. Dân gian thực hiện cách này đơn giản như sau:

Cần dùng: 1 mật của cá trắm đen, 100g thịt quả mướp đắng, cây cải dầu 30g.

Cách dùng: Lấy mướp đắng đem sấy khô, tán thành bột mịn, cây cải dầu rửa sạch giã nát. Sau đó bạn trộn bột mướp đắng với dịch mật cá trắm đen và cải dầu với nhau cho thật đều. Dùng 1 phần hỗn hợp đắp lên vùng da bị dị ứng để khoảng 1- 2 giờ thì rửa sạch lại với nước. Phần còn lại cho vào tủ lạnh dùng dần, ngày dùng 2 lần. Liên tục khoảng 3 ngày liên tiếp là các triệu chứng dị ứng thuyên giảm rõ rệt.

3/ Áp dụng tiêm Epinephrine khẩn cấp: Trường hợp bị dị ứng da nặng gặp phải các triệu chứng cấp tính như uy hô hấp, tụt huyết áp, phù da các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 1 mũi epinephrine để làm thuyên giảm các triệu chứng nặng. Ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ dẫn tới tử vong. Trường hợp này chỉ sử dụng khi được chuẩn đoán bệnh rõ ràng và tiến hành dựa trên bác sĩ có chuyên môn.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc: