Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xem Thuốc Sắt Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Thuốc Hemopoly Chứa Sắt Iii Bổ Sung Sắt, Chữa Thiếu Máu Do Thiếu Sắt

Trang chủ

/

Hemopoly – Bổ máu, chữa thiếu máu

MS 109 Lượt xem 5023

Giá Liên hệ

Quy cách Hộp 20 ống x 5 ml/ống

Hãng SX CHO A PHARM.CO., LTD

Xuất xứ Hàn Quốc

Tình trạng Còn hàng

Ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt. Cơ thể cần sắt để tạo Hemoglobin. Hemoglobin là một thành phần của hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy từ phổi tới tất cả các tế bào trong cơ thể. Nếu không đủ sắt, cơ thể giảm sản sinh hồng cầu và hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường. Hậu quả là cơ thể bị thiếu hemoglobin, và tế bào sẽ không nhận đủ oxy.

Mỗi 5 ml dung dịch uống chứa:

Ferric hydroxid polymaltose complex ……………………….. 178.5 mg

(tương đương với 50 mg Fe III)

Tá dược: Đường, Natri methyl parahydroxybenzoat, Natri propyl parahydroxybenzoat, Champagne cider flavor, Citric acid, nước tinh khiết, Enzymatically modified stevia.

Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển (dạng hemoglobin) và dự trữ (dạng myoglobin) oxy. 65% lượng sắt ở người lớn và 75% lượng sắt ở trẻ em là để tạo hồng cầu. Ngoài ra sắt còn là hợp phần của một số enzyme tham gia vào quá trình tạo năng lượng, có vai trò trong chức năng hệ thần kinh trung ương và hệ miễn dịch trong cơ thể.

Hấp thu: Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và phần đầu của hỗng tràng khoảng 5 – 10% lượng uống vào bằng cơ chế vận chuyển tích cực. Tỷ lệ này có thể tăng đến 20 – 30% nếu dự trữ sắt bị thiếu hụt hoặc khi có tình trạng gia tăng sản xuất hồng cầu.

Chuyển hóa: Sắt được vận chuyển trong huyết tương dưới dạng transferin đến dịch gian bào, các mô nhất là gan và dự trữ ở dạng ferritin. Sắt được đưa vào tủy đỏ xương để trở thành một phần của huyết sắc tố trong hồng cầu, vào cơ thể và trở thành một phần của myoglobin. Hai nơi dự trữ sắt lớn nhất là hồng cầu và hệ võng nội mô.

Thải trừ: Sắt được thải trừ khoảng 1 mg/ngày ở nam khỏe mạnh, đa số qua đường tiêu hóa (mật, tế bào niêm mạc tróc), số còn lại qua da và nước tiểu, ở phụ nữ sắt thải thêm qua đường kinh nguyệt có thể đến 2 mg/ngày.

Ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt.

12 – 18 tuổi: 2 ống/ngày, mỗi lần 1 ống.

1 – 11 tuổi: 1 – 2 ống/ngày, mỗi lần 1 ống.

-Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

-Trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

-Bệnh nhân bị nhiễm sắc tố sắt mô, nhiễm hemosiderin.

-Bệnh nhân bị thiếu máu do nhiễm độc chì, do không hòa tan sắt, do rối loạn chuyển hóa porphyrin biểu hiện trên da.

-Thiếu máu không do thiếu sắt.

-Thiếu máu do suy tủy.

-Thiếu máu tan huyết mạn tính.

-Bệnh nhân bị thừa sắt.

-Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt sau nhiễm trùng hoặc khối u.

-Bệnh nhân xơ gan.

Quá thừa sắt rất nguy hiểm. Đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi có thể bị tử vong do ngộ độc sắt. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

2.Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết cho các trường hợp sau (nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng)

-Bệnh nhân đang được điều trị bệnh khác.

-Người có bệnh lý đường tiêu hóa như: loét dạ dày – tá tràng, viêm ruột kết mạn loét, viêm ruột kết khu trú.

-Bệnh nhân bị bệnh tim/ rối loạn tuần hoàn.

-Bệnh nhân bị huyết tố niệu kịch phát.

-Bệnh nhân suy thận.

-Bệnh nhân bị giảm protein huyết.

-Bệnh nhân đang dùng các chế phẩm có chứa sắt.

-Truyền máu thường xuyên.

-Tăng Kali huyết có thể xảy ra khi dùng đồng thời với các thuốc kháng aldosteron, triamteren.

-Bệnh nhân đang dùng quinolone, penicillamine, cholestyramine, vitamin E.

-Bệnh nhân đang dùng đồng thời sắt và diphosphonat, thyroxin, cefdinir.

*Tuân thủ hướng dẫn về liều dùng và chỉ định.

*Trước khi điều trị, cần hiểu rõ các nhân tố có thể gây thiếu máu.

*Khi cho trẻ dùng thuốc phải có sự giám sát của người lớn.

*Nếu tình trạng không cải thiện sau một tháng dùng thuốc, nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

*Cần kiểm tra công thức máu trong suốt quá trình điều trị, hạn chế xảy ra tình trạng quá liều.

*Dùng vitamin C với liều trên 200 mg có thể làm tăng hấp thu chất sắt.

*Chỉ dùng thuốc này theo đường uống.

SỬ DỤNG HEMOPOLY CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Các nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ không cho thấy có nguy cơ gì trên bào thai khi dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ, không có dấu hiệu gì cho thấy dùng thuốc có khả năng gây nguy hiểm trong các tháng tiếp theo của thai kỳ và khả năng gây ảnh hưởng xấu đến bào thai hầu như là không có.

Lúc có thai và lúc nuôi con bú nên dùng theo liều lượng đã khuyến cáo. Mặc dù sắt bổ sung có tiết qua sữa, nhưng với nồng độ không gây bất kỳ một tác dụng nào ở trẻ sơ sinh.

TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC HEMOPOLY LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC

TƯƠNG TÁC THUỐC HEMOPOLY VỚI CÁC THUỐC KHÁC

*Khi đang dùng thuốc này, không nên sử dụng các chất sau: phosphat, calci sulfat, các tetracycline đường uống, thuốc kháng acid.

*Không dùng trà xanh hoặc trà đỏ có chứa tannin trước, trong hoặc sau khi dùng thuốc.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC HEMOPOLY

Nếu thuốc gây ra các triệu chứng sau thì nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ.

*Nổi mề đay, ngứa, đau bụng, da nhạy cảm ánh sáng, co giật, ói mửa, tiêu chảy, sốt, hôn mê.

*Tăng AST, ALT thoáng qua, hiếm khi tăng ALP.

*Buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn, đau bụng, xuất huyết, xuất huyết trực tràng, rối loạn tuần hoàn, phù, suy tim sung huyết, nhiễm sắc tố, tăng natri máu, tăng đường huyết, nhiễm toan chuyển hóa, suy nhược.

*Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn tuần hoàn do quá liều, nên rửa dạ dày bằng carbonat hoặc uống sữa.

*Độc tính: rất nguy hiểm ở trẻ em. Có thể xảy ra: viêm dạ dày ruột xuất huyết, tử vong do sốc thuốc, trụy mạch sau 2 – 20 giờ dùng thuốc, hôn mê, hẹp môn vị, co giật, ngừng thở, rối loạn chức năng gan do chế độ ăn uống.

*Buồn nôn, biếng ăn, táo bón, răng bị xỉn màu, phân đen, đau bụng.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

SỬ DỤNG QUÁ LIỀU HEMOPOLY

Sau khi uống một lượng lớn thuốc, những trường hợp quá liều muối sắt đã được ghi nhận, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi: các triệu chứng bao gồm bị kích ứng và hoại tử dạ dày – ruột, đa số trường hợp kèm theo nôn mửa và tình trạng sốc.

Cần điều trị càng sớm càng tốt, tiến hành rửa dạ dày với dung dịch Natri carbonate 1%.

Sử dụng các chất tạo phức chelate rất có hiệu quả, nhất là khi dùng deferoxamine, chủ yếu khi nồng độ chất sắt trong máu trên 5 µg/ml. Tình trạng sốc, mất nước và bất thường acid – base được điều trị bằng các phương pháp cổ điển.

*Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

*Bảo quản dưới 30°C. Tránh ánh sáng. Giữ thuốc trong hộp kín, tránh ẩm.

*Không dùng sai chỉ định hoặc quá liều. Để đảm bảo chất lượng thuốc, không đựng trong chai khác.

3 năm kể từ ngày sản xuất

Không dùng thuốc quá thời hạn sử dụng.

Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Họng Mời Bạn Đọc Xem Qua

Viêm họng là bệnh hô hấp thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh gây ra triệu chứng ho, đau rát cổ họng kéo dài. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, bệnh có thể phát triển mãn tính, gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường viêm họng do virus sẽ tự khỏi sau khoảng 2 – 3 tuần mà không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần giữ ấm vùng cổ họng kết hợp với chăm sóc, vệ sinh họng sạch sẽ đúng cách hàng ngày mà không cần sử dụng kháng sinh. Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh cho những trường hợp này, vì kháng sinh không thể trị được virus mà còn gây ra tác hại như dị ứng thuốc, tiêu chảy,…

Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng chỉ áp dụng với các trường hợp khi xét nghiệm tìm thấy nguyên nhân gây bệnh bởi vi khuẩn như do liên cầu khuẩn Streptococcus. Lúc này người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng như viêm cầu thận, thấp tim…

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng thông dụng

Hiện nay việc sử dụng kháng sinh trị viêm họng được đánh giá mang lại hiệu quả nhanh nhất. Tuy nhiên, tùy vào từng mức độ nghiêm trọng và thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sử dụng và kết hợp các loại kháng sinh phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng như:

Thuốc Penicillin

Penicillin là dạng kháng sinh thường sử dụng cho hầu hết các trường hợp bị viêm họng, đặc biệt viêm họng do liên cầu khuẩn. Thuốc có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng, kháng viêm nấm, chống vi khuẩn. Thuốc Penicillin có hai loài là Penicillin. G được dùng ở dạng tiêm tĩnh mạch và Penicillin V dùng dạng đường uống.

Cơ chế hoạt động của Penicillin là ức chế hoạt động tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn, đồng thời giảm bớt penicilinase và các beta – lactamase khác. Thuốc giúp giảm nhanh tình trạng viêm họng nhưng lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như mề đay, sốt, sốc phản hệ,… Do vậy, người bệnh cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

Liều dùng: Penicillin được bào chế ở nhiều dạng như: Hỗn hợp tiêm, viên nén (250 mg, 500 mg), dung dịch đường uống (125 mg /5 ml, 250 mg/5 ml). Người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Liều dùng thông thường trong điều trị viêm họng khoảng 125 – 250 mg sau mỗi 6 – 8 giờ.

thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Thuốc Amoxicillin

Amoxicillin cũng là một trong những loại kháng sinh thông dụng trong điều trị viêm họng. Cũng giống như Penicillin, thuốc Amoxicillin thường được dùng cho các trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, Amoxicillin có thể sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn khác như viêm amidan, viêm nội mạc,….

Liều dùng:

Liều lượng sử dụng thuốc Amoxicillin trị viêm họng ở mỗi người là khác nhau vì tùy thuộc vào mức độ và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, liều dùng thông thường là:

Trẻ em <40kg: Liều sử dụng khoảng 20 – 50mg/kg/ngày. Thuốc được chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Trẻ dưới 6 tuổi: Sử dụng Amoxicillin ở dạng hỗn dịch nhỏ giọt theo chỉ định.

Tác dụng phụ:

Thuốc Amoxicillin có thể gây ra một số tác dụng phụ như mề đay, buồn nôn, chóng mặt, hoại tử da,… Khi thấy tình trạng này, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ điều trị để được can thiệp kịp thời.

Cephalexin

Thuốc kháng sinh Cephalexin là một kháng sinh thuộc nhóm Beta – lactam, được dùng ở dạng uống giúp kháng viêm toàn thân. Thuốc thường được chỉ định cho cá trường hợp bị nhiễm khuẩn hệ tai mũi họng do tác động của vi khuẩn nhạy cảm. Tuy nhiên không dùng cho trường hợp vi khuẩn nặng.

Liều dùng: Thuốc được sử dụng để điều trị viêm họng cho cả người lớn và trẻ nhỏ với liều lượng sau đây.

Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 500mg.

Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: Mỗi ngày uống thuốc 3 lần, mỗi lần 250mg.

Trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi: Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 125mg.

Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 125mg.

Tác dụng phụ: Cephalexin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như viêm loét dạ dày, nổi mề đay, chóng mặt,… Do vậy, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Thuốc Clarithromycin

Clarithromycin cũng là một trong các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng thông dụng hiện nay. Thuốc Clarithromycin được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn trong đó tiêu biểu có bệnh viêm họng.

Liều dùng: Thuốc được sử dụng trị viêm họng cho cả người lớn và trẻ nhỏ với liều lượng như sau.

Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Uống liều 25mg, cách 12 giờ uống 1 lần, sử dụng liên tục trong 10 ngày.

Trẻ em từ 6 tháng tuổi: Uống liều 7,5mg/kg, cách 12 giờ uống 1 lần, sử dụng trong 10 ngày.

Lưu ý: Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy những đối tượng sau đây cần thận trọng.

Người có tiền sử mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Đối tượng đang sử dụng các dẫn chất như cisaprid, ergotamin, pimosid,…

Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc Erythromycin

Erythromycin thuộc kháng sinh nhóm macrolid được dùng trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng. Thuốc Erythromycin có tác dụng ức chế khuẩn ở liều thấp và tiêu diệt khuẩn ở liều cao. Nó hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein vi khuẩn.

Liều dùng:

Người lớn: Liều dùng từ 1 – 2g/ngày, chia thành 2 lần dùng.

Đối với trẻ em: Liều dùng thuốc khoảng 30 – 50mg/kg/ngày.

Lưu ý: Thuốc không được chỉ định cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần thuốc, người bị thiếu máu, mất cân bằng điện giải hoặc mắc bệnh lý về tim.

Ngoài, các loại kháng sinh ở trên, người bệnh có thể được chỉ định dùng kèm với một số loại thuốc khác như: Thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol, aspirin), thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofene, diclophenac…), dung dịch súc miệng,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm họng

Thuốc kháng sinh có khả năng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng do khó chịu do viêm họng gây ra. Tuy nhiên sử dụng không đúng liều lượng, lạm dụng thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Tránh sử dụng thuốc kháng sinh aspirin cho trẻ nhỏ, vì thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ về não, gan rất nguy hiểm.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên uống cùng với nhiều nước lọc tăng quá trình đào thải thận, từ đó hạn chế những tác dụng phụ về dạ dày, đại tràng,…

Tuân thủ liều lượng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tránh tự ý ngưng dùng thuốc hoặc kéo dài thời gian điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Không tự ý dùng thuốc, hoặc sử dụng theo đơn thuốc của người khác. Vì tình trạng và nguyên nhân gây bệnh ở mỗi người khác nhau nên phác đồ chữa trị cũng không giống nhau.

Trong quá trình dùng các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng nếu thấy có bất kỳ phản ứng lạ nào chóng mặt, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, khó thở,… cần báo ngay với bác sĩ điều trị để có can thiệp kịp thời.

thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Tìm hiểu thêm:

9 cách trị đau họng tại nhà – Giảm đau, hết rát cổ cực nhanh

Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc điều trị viêm họng nào tốt?

Xem Tivi Nhiều Có Hại Cho Sức Khỏe Không?

Cái gì cũng có hai mặt, việc xem tivi cũng vậy. Trước tiên chúng ta sẽ điểm qua vài lợi ích mà nó mang lại như sau:

– So với khi bạn xem tin tức hoặc giải trí trên mạng từ những thiết bị thông minh khác thì rõ ràng xem tivi vẫn chắc chắn hơn về tính xác thực, do đó không cần phải lo lắng về vấn đề này.

– Xem tivi là cách giải trí, giải tỏa căng thẳng và nghỉ ngơi đơn giản mà ít tốn kém. – Chúng ta có thể cập nhật các thông tin nóng hổi hàng ngày thông qua những chương trình tin tức ở trong nước và cả thế giới.

– Có nhiều chương trình giáo dục hoặc các kênh truyền hình giúp ích cho việc trau dồi kiến thức, rất bổ ích cho cả người lớn và trẻ em.

– Cả gia đình có thể cùng ngồi bên nhau để xem các chương trình yêu thích, từ đó cũng phần nào cải thiện và gắn kết sự yêu thương, thấu hiểu lẫn nhau.

– Đối với các bà nội trợ, bạn có thể học được những cách hay ho về việc nấu ăn, chăm sóc – trang trí nhà cửa và nuôi con thông qua các kênh đáng tin cậy.

– Khoa học chứng minh rằng, các chương trình kết nối với người xem sẽ giúp chúng ta bớt cô đơn trong nhiều tình huống nhất định.

– Trong thời gian xem tivi, cơ thể bạn được tăng cường sức khỏe, lấy lại năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, những lúc nói cười vui vẻ và bàn luận theo một chương trình đang theo dõi cũng là lúc bạn vừa tập thể dục lại vừa tăng các yếu tố tốt ảnh hưởng tích cực đến thần kinh nữa đấy.

Xem tivi có hẳn là chỉ mang lại kết quả tốt? Có nên xem nhiều không?

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng không vì vậy mà bạn nên xem tivi quá nhiều. Nếu thú vui này diễn ra quá nhiều và thường xuyên hoặc liên tục nhiều giờ liền thì sẽ xảy ra những hậu quả sau:

– Người xem sẽ bị lệ thuộc vào thiết bị này và hạn chế giao tiếp với gia đình, bạn bè, từ đó các mối quan hệ xã hội cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, việc ít trò chuyện với những người xung quanh cũng khiến cho bộ não và các chức năng hoạt động tự nhiên bị hạn chế.

– Dành quá nhiều thời gian cho việc xem tivi sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thị lực giảm hoặc có thể sinh bệnh ở mắt, tâm lý không được thoải mái và ngày càng lười biếng. Đối với người lớn thì sẽ ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ, đối với trẻ em việc học tập và vui chơi với bạn bè sẽ bị bỏ bê.

– Một hậu quả chắc chắn của việc xem tivi quá nhiều đó là bạn sẽ tiêu tốn thời gian một cách vô bổ. Nếu xem có chừng mực thì tivi phát huy hiệu quả tích cực, ngược lại nếu bạn lạm dụng thì sẽ có tác dụng phụ.

– Nếu ngồi xem tivi trong một thời gian dài sẽ không tránh khỏi tổn thương, mỏi nhừ các khớp xương, đặc biệt là lưng và các đốt cột sống dưới.

Có thể bạn chưa biết, trẻ em khi xem tivi nhiều sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và tiểu đường tăng lên. Hơn nữa, xem tivi cả ngày cũng làm thời gian biểu của bé bị xáo trộn, nhất là ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé, làm cho việc học tập và vui chơi bị đảo lộn, không vào quy củ. Quan trọng nhất vẫn là sức khỏe.

Nên xem tivi như thế nào là tốt nhất?

Việc xem tivi nhiều hay ít, nên xem những gì và xme vào lúc nào,… gây tranh cãi khá lâu và hiện nay chúng ta có thể đúc kết được những điều sau:

– Bạn nên xem tivi dưới 2 tiếng mỗi ngày để đảm bảo hệ tim mạch không bị ảnh hưởng. Theo kết quả nghiên cứu của một tổ chức y tế Úc thì những người xem tivi quá số giờ đó, nguy cơ chết vì bệnh tim mạch cao hơn đến 80%.

– Hãy lựa chọn cho mình và gia đình những chương trình tivi phù hợp để xem. Chẳng hạn nếu nhà bạn có con nhỏ thì nên cùng con xem các phim hoạt hình dễ thương, kênh giáo dục trẻ hay kênh dạy làm những điều hay lẽ phải.

– Căn phòng để xem tivi phải đảm bảo đủ ánh sáng để không làm hại tới thị lực, đặc biệt là các em nhỏ bởi đôi mắt rất dễ bị tổn thương. Trong lúc xem tivi bạn cũng không nên nhìn chằm chằm liên tục mà thỉnh thoảng hãy nhìn xung quanh một chút để đôi mắt nghỉ ngơi đấy!

– Lúc xem tivi, hãy để ý và giữ khoảng cách giữa mắt với màn hình tivi. Tốt nhất bạn nên ngồi cách màn hình khoảng 3,5 met là tối thiểu.

Tư vấn Nên mua tivi của hãng nào tốt nhất

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên tacdungcuathuoc.com

Tokyo Xem Xét Việc Thử Nghiệm Thuốc Ivermectin Trong Điều Trị Covid

Chính quyền thủ đô Tokyo có kế hoạch tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc chống ký sinh trùng Ivermectin để đánh giá hiệu quả của nó trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng nhẹ. Ảnh: Reuters

Thử nghiệm lâm sàng sẽ được tiến hành trên những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. Bệnh nhân nhập viện hầu hết có các triệu chứng ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng. Chính quyền thành phố sẽ hoàn thiện các chi tiết của nghiên cứu, bao gồm quy mô và thời gian thử nghiệm lâm sàng, sau khi tình hình nhiễm trùng lắng xuống.

Chính phủ Tokyo hy vọng sẽ hỗ trợ các thử nghiệm sử dụng một số giường tại các bệnh viện công. Ivermectin sẽ được đưa cho những bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ, để so sánh các phản ứng với các phương pháp điều trị khác.

Các thí nghiệm với tế bào cho thấy Ivermectin có tác dụng ức chế sự phát triển của COVID-19.

Nếu Iivermectin ở dạng viên nén và dễ sử dụng, được xác nhận là có hiệu quả, nó dự kiến ​​sẽ được sử dụng cho các bệnh nhân chăm sóc tại nhà, nhóm đối tượng có số lượng bệnh nhân đang tăng lên ở Tokyo.

Bệnh viện Đại học Kitasato bắt đầu thử nghiệm lâm sàng Ivermectin vào tháng 9 năm ngoái. Bệnh viện thông báo sẽ dùng thuốc cho 240 bệnh nhân vào cuối tháng 3 để xem có rút ngắn thời gian bệnh nhân phản ứng chuỗi polymerase âm tính hay không.

Các thử nghiệm lâm sàng của Ivermectin đã được thực hiện cho mục đích điều trị và phòng ngừa ở các quốc gia như Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Ivermectin được phát triển bởi giáo sư danh dự Satoshi Omura của Đại học Kitasato, ông đã giành giải Nobel năm 2015 về sinh lý học và y học.

Thuốc đã chứng tỏ hiệu quả trong việc tiêu diệt các bệnh nhiễm ký sinh trùng ở châu Phi và các khu vực khác. Nó đã được dùng cho hàng tỷ người và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.