Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xông Hơi Bằng Thuốc Bắc Sau Sinh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

1001 Lý Do Nên Dùng Máy Xông Hơi Thuốc Bắc Cho Mẹ Sau Sinh

Hướng dẫn làm phòng xông hơi tại nhà đơn giản, tiện lợi, hiệu quả, Cách tự làm phòng xông hơi tại nhà

Máy xông hơi thuốc bắc là gì?

Là máy xông hơi hoạt động theo nguyên lý đun nóng nước và thuốc bắc cho đến khi đạt nhiệt độ nhất định. Hơi ẩm của nước và thuốc sẽ phun khuếch tán ra khắp cơ thể. Giúp đào thải khí hư, làm sạch da, kích thích tuần hoàn máu, se khít các bộ phận sau khi sinh nở. Thay vì xông hơi bằng lò than, thải ra khí độc hại cho em bé, lại vất vả, mất nhiều thời gian chuẩn bị. Nay đã có máy xông hơi thuốc bắc, giúp các mẹ tiết kiệm thời gian và công sức. Các mẹ sẽ có nhiều thời gian chăm sóc em bé hơn.

Sử dụng máy xông hơi thuốc bắc có tốt không?

Xông hơi đã là phương pháp dân gian có từ lâu, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe. Còn thuốc bắc là một tập hợp nhiều loại thảo dược quý hiếm, có nhiều công dụng tốt cho sức sức khỏe. Đặc biệt rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Vì vậy, khi kết hợp xông hơi với thuốc bắc trong một thiết bị điện tử thì còn gì bằng! Máy xông hơi thuốc bắc sẽ đào thải hết các độc tố còn tích tụ trong cơ thể, tăng tuần hoàn máu, giúp mẹ bỉm nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Phương pháp này vừa tốt cho sức khỏe, lại giúp mẹ bỉm tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ cho con yêu của mình.

Top 1001 lý do nên dùng máy xông hơi thuốc bắc cho mẹ sau sinh

Làm sạch da, phòng ngừa các bệnh phụ khoa

Sau sinh, sức đề kháng của sản phụ sẽ suy giảm đáng kể. Cơ thể tiết ra sản dịch, có mùi hôi và ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây ra các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng. Vì vậy, khi sử dụng máy xông hơi thuốc bắc sẽ tạo ra ion âm. Kết hợp với tác dụng của thuốc sẽ làm khử mùi hôi hiệu quả. Hơi nóng sẽ làm giãn nở lỗ chân lông, giúp cơ thể tự tiết mồ hôi, đào thải toàn bộ độc tố ra ngoài. Đồng thời, làm sạch da, se khít vùng kín, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Lưu thông khí huyết

Nhờ hơi nóng ẩm xông dưới áp lực mạnh, các mao mạch sẽ hoạt động tốt hơn. Dẫn truyền lưu lượng máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Làm lưu thông khí huyết tốt hơn. Mang lại nước da hồng hào, trắng mịn. Tinh thần trí óc sẽ trở nên minh mẫn, sáng suốt hơn.

Giảm sưng tấy, phù nề sau sinh

Máy giúp cơ thể đào thải độc tố, thư giãn cơ bắp. Làm giảm đau nhức, sưng tấy sau vết mổ hoặc giảm đau nhức sau khi sinh thường. Thường xuyên xông hơi, cũng giúp chị em sớm lấy lại vóc dáng cân đối, không còn xuề xòa như trước.

Giúp mẹ bỉm thư giãn, tinh thần thoải mái

Sau sinh nhiều mẹ dễ mắc các bệnh trầm cảm. Nguyên nhân thường do những áp lực, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sau khi sinh con. Việc vừa ở cữ, vừa chăm sóc em bé thường rất vất vả, những ai lần đầu làm mẹ thường bỡ ngỡ và dễ bị stress. Để giải quyết vấn đề này, chỉ cần xông hơi. Nhờ hơi nóng và hương thơm từ thuốc bắc sẽ giúp bạn phấn chấn tinh thần hơn. Bạn cảm thấy thư giãn, tinh thần trở nên thoải mái, dễ chịu. Kích thích nguồn sữa mẹ dồi dào hơn.

Tăng cường sức đề kháng

Máy xông hơi thuốc bắc là sản phẩm rất tốt, nhờ vào tác dụng của thuốc bắc và hơi nóng mang theo ion âm đi sâu vào cơ thể. Lan tỏa khắp tai, mũi, họng giúp bảo vệ niêm mạc. Tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Làm tăng sức đề kháng, tăng cường cho sức khỏe. Giúp cơ thể sản phụ nhanh chóng hồi phục.

Cách sử dụng máy xông hơi thuốc bắc đúng nhất

Khi sử dụng máy, bạn hãy sử dụng nguồn nước sạch đã trộn với thuốc bắc. Đổ đầy bình chứa dưới vạch max để không bị tràn khi xông hơi. Sau đó nhấn nút nguồn trên thân máy. Đợi 5 phút, để nước nóng lên và bắt đầu quá trình phun hơi ẩm ra ngoài. Nếu không muốn dùng thuốc bắc, bạn cũng có thể thay bằng một số loại vỏ trái cây như cam, bưởi, sả chanh hoặc tinh dầu nhỏ vào nước. Chỉ nên xông trong khoảng 20 phút. Nếu xông quá lâu sẽ gây cảm lạnh, phản tác dụng xông hơi.

Kết thúc quá trình xông hơi, bạn chỉ cần lau khô người bằng một chiếc khăn mềm, sạch. Không được tắm lại liền ngay sau xông hơi, tránh các mạch máu bị co lại đột ngột gây nguy hiểm.

Như vậy, máy xông hơi thuốc bắc chính là cứu tinh của các sản phụ sau sinh. Máy giúp tăng cường sức khỏe, đẩy nhanh thời gian hồi phục, đào thải khí hư ra ngoài. Lại vô cùng tiết kiệm thời gian và chi phí. Còn chần chừ gì nữa mà chưa truy cập ngay vào chúng tôi Đây là địa chỉ uy tín hàng đầu hiện nay chuyên nhập khẩu và phân phối máy xông hơi chính hãng. Hoặc gọi ngay vào số Hotline để nhân viên tư vấn hướng dẫn lựa chọn.

Xông Hơi Bằng Lá Lốt

Lá lốt – Vị thuốc từ xa xưa

từ xa xưa đã là vị thuốc hiệu quả được sử dụng để điều trị nhiều bệnh tật hiệu quả. Lá và thân cây lá lốt chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat. Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh…

Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị lạnh. Nước sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50 g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng. Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân…

Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc sức khỏe đơn giản

Trong lá lốt có chứa tinh dầu piperin, là một loại kháng sinh tự nhiên có hiệu quả rõ rệt với căn bệnh viêm xoang. Chữa viêm xoang bằng lá lốt là phương pháp tương đối đơn giản mà lại dễ dàng thực hiện.

Chỉ sau 2,3 lần xông hơi lá lốt là có hiệu quả, tuy nhiên cần phải tuân thủ đúng trình tự các bước để đạt được hiệu quả tốt nhất

Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi từ 10 – 15 lá, rửa sạch rồi ngâm nước muối 10 phút

Sau đó cho lá lốt vào nồi đun sôi để khoảng 10 phút, đậy kín nắp

Sau khi đợi đủ 10 phút tắt bếp bắt đầu tiến trình xông hơi,

Sử dụng chăn chùm qua đầu, phủ kín người, đặt nồi nước vào giữa, tập trung hít thở sâu, từ từ để hơi nước chứa tinh dầu lá lốt đi sâu vào các hốc xoang có tác dụng làm loãng mủ, đẩy các chất dịch ra ngoài, làm thông thoáng và sạch xoang mũi.

Chữa viêm xoang bằng lá lốt chỉ có tác dụng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, khi bệnh đã có nhiều chuyển biến sang nặng, sử dụng phương pháp xông lá lốt không hiệu quả người bệnh nên đi thăm khám tại bệnh viện

Khi xông hơi bằng lá lốt, hơi nóng có thể gây bỏng rát nên cần chú ý chỉ nên hé mở vung nồi để hơi nước thoát ra vừa đủ

2. Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc vùng kín chị em

Tương tự như xông hơi trị viêm xoang, chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá lốt là phương pháp hiệu quả. Xông hơi lá lốt cho vùng kín có thể cải thiện và chữa trị bệnh lành tính và an toàn, mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng đúng cách!

Chuẩn bị : 20g phèn chua, 40g nghệ, và 50g lá lốt

Lá lốt mua về đem rửa sạch, ngâm nước muối, rồi vò nát cho vào nồi

Thêm phèn chua và nghệ tươi đập rập vào, sau đó đổ ngập nước khoảng 2 đốt tay, cuối cùng cho thêm 1,5 thìa muối tinh

Đun sôi hỗn hợp từ 10-15p, sau đó tắt bếp

Lấy ra một bát nước để nguội rồi rửa nhẹ nhàng vùng kín, đun tiếp phần còn lại đến khi sôi thì đổ ra chậu nhỏ để bắt đầu xông vùng kín. Đặt chậu xông ở vị trí phù hợp để có hiệu quả tốt, mỗi lần xông khoảng 5- 10 phút.

Hoặc chị em có thể xông hơi lá lốt vùng kín trước, sau khi nước nguội thì lấy để rửa vùng kín rồi lau khô bằng khăn mềm.

Thực hiện đều đặn 2,3 lần / tuần để thấy được hiệu quả.

Trước khi sử dụng, các nguyên liệu phải được sơ chế và rửa sạch, không thực hiện xông hơi bằng lá lốt quá nhiều lần trong tuần hoặc trong ngày. Ngoài ra cần kết hợp hài hòa chế độ ăn uống, sinh hoạt, tình dục để đạt được hiệu quả tốt nhất

3. Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Ngoài những công dụng trị các bệnh về hô hấp, lá lốt cũng được áp dụng nhiều vào bài thuốc dân gian trị các bệnh về xương khớp.

Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương

Chuẩn bị: Lá lốt 40g, Hoắc hương 30g, tía tô 30g, Quế chi 15g, ngải cứu 30g, chó đẻ hoa vàng 30g, xấu hổ 40g, đơn tướng quân 30g

Sơ chế nguyên liệu, sau đó cho tất cả vào nồi nước khoảng 2 đến 3 lít,

Tiếp đó đun sôi khoảng 10 – 15p

Tắt bếp, chùm chăn kín người đặt nồi nước vào giữa tiến hành xông như bình thường

Xông hơi lá lốt trị đau nhức xương khớp khoảng 15 phút 1 lần, và không quá 3 lần/1 tuần. Một liệu trình xông hơi liên tục trong khoảng 2 tuần, nếu tình trạng đau nhức chưa hết thì nghỉ một tuần rồi qua liệu trình mới hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Xông hơi mặt bằng lá lốt trị mụn, trắng da

Xông hơi mặt bằng lá lốt giúp da được thư giãn, lỗ chân lông giãn nở, từ đó giúp đẩy các tạp chất và bụi bẩn, cặn trang điểm ra ngoài trả lại làn da sáng mịn, ngoài ra lá lốt có tác dụng kháng viêm rất tốt có khả năng trị mụn, đẩy mụn.

Chuẩn bị một nắm lá lốt rửa sạch và 2 thìa muối tinh

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi tầm 10 phút

Skincare da mặt trước khi xông, sau khi đun sôi tắt bếp, dùng khăn mặt hoặc chăn mỏng trùm kín đầu

Nên để nồi nước cách mặt khoảng 25cm tránh hơi nước nóng làm tổn thương da.

Chỉ xông hơi trong vòng 7-10 phút, 2 lần /1 tuần sẽ cho hiệu quả rõ rệt nhất.

Lưu ý tùy cơ địa mà cách xông hơi bằng lá lốt đem lại hiệu quả nhiều hay ít. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tại nhà!

Xông Hơi Bằng Lá Trầu Không

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể, cụ thể là tại vùng kín của phụ nữ sau khi sinh, những thành phần của lá trầu không hình thành lớp màng bảo vệ cho khu vực nhạy cảm này, vi khuẩn khó có thể xâm nhập vào sâu bên trong. Các mẹ thử sử dụng biện pháp xông hơi bằng lá trầu không như sau:

Lá trầu không (tên khoa học là Betel pepper) là loại cây dây leo, sống lâu năm được trồng rộng rãi trong nhân dân. Đây là một loài cây thuốc vì nó có đầy đủ các tính chất dược học. Theo Đông y, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Mẹ bầu sau sinh nên xông hơi bằng lá trầu không để làm sạch vùng kín, giúp mẹ bầu có được làn da mịn màng.

Ngoài công dụng dùng để ăn (kèm với vôi, cau) lá trầu không còn được sử dụng như một phương thuốc dân gian để điều trị nhiều chứng bệnh viêm nhiễm thông thường, bệnh về da …

Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, v.v … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Do đó, lá trầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như : Làm thuốc giảm đau, trị táo bón, khắc phục tình trạng khó tiêu, hạn chế các con đau do đầy hơi, tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn, bảo vệ sức khỏe răng miệng, chữa ho, khử trùng … và đặc biệt là trị nấm

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể, cụ thể là tại vùng kín của phụ nữ sau khi sinh, những thành phần của lá trầu không hình thành lớp màng bảo vệ cho khu vực nhạy cảm này, vi khuẩn khó có thể xâm nhập vào sâu bên trong. Các mẹ thử sử dụng biện pháp xông hơi bằng lá trầu không như sau:

Chuẩn bị lá trầu không và 2 muỗng muối.

Trước tiên đun sôi nước rồi cho tiếp lá trầu không vào, để nước sôi với lửa nhỏ 15 phút liền.

Thời điểm chuẩn bị tắt bếp bạn cho hết muối vào khuấy nhẹ để chúng hòa tan hoàn toàn.

Nồi nước để dưới, bạn cẩn thận ngồi cao hơn để phần hơi bốc lên vùng kín, hơi nước dễ thấm vào da hơn.

Lợi ích của việc xông hơi bằng lá trầu không này chính là diệt nấm, khuẩn ở sâu bên trong đồng thời loại bỏ mọi mùi hôi khó chịu.

Thời gian xông hơi trị ngứa vùng kín là 10 phút. Khi nước xông nguội hoàn toàn thì lấy chúng rửa vùng kín lần nữa.

Tác hại của việc xông hơi bằng lá trầu không:

Chỉ dùng nước lá trầu không để dội rửa bên ngoài, tránh tường hợp ngâm hẳn vùng kín trong chậu nước vì như vậy vi khuẩn rất dễ bị đẩy ngược vào sâu, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản

Nên tự trông lá để sử dụng để tránh mua phải lá có thuốc bảo vệ thực vật hay các chất hóa học khác, chúng có thể gây dị ứng, bỏng rát da.

Làn da ở vùng kín khá mỏng và nhạy cảm nên hết sức cẩn thận để tránh bị phỏng, dùng tay thử nước thấy nguội hẳn mới lấy dọi rửa.

Lá trầu không giúp trị ngứa rất hiệu quả và lại tiết kiệm chi phí nhưng khi áp dụng chị em cần kiên trì. Sau nhiều lần triệu chứng ngứa vùng kín mới có thể khỏi dứt.

Tùy vào triệu chứng và bệnh lí mà chị em phụ nữ kết hợp phương pháp điều trị. Không phải trường hợp nào bị ngứa, viêm cũng vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không. Có nhiều mẹ cũng xông hơi bằng lá trầu không, thời gian đầu tình trạng ngứa có dịu đi, không còn cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bệnh nấm không khỏi hẳn, khí hư ra nhiều hơn, lau khô thì lại ngứa. Đối với những trường hợp này, các mẹ cần đến bác sỹ chuyên khoa để được điều trị hợp lý.

Xông Hơi Vùng Kín Sau Sinh Có Tốt Không? Cẩm Nang Eva

Xông hơi vùng kín sau sinh tại nhà là phương pháp dân gian phổ biến. Được các bà, các mẹ từ thời xưa đã áp dụng để chăm sóc cho vùng kín. Ngày nay những công thức xông hơi cho ” cô bé ” bằng những nguyên liệu tự nhiên. Vẫn được nhiều người sử dụng và cũng đem lại hiệu quả khá tốt cho chị em. Đây là 1 trong những cách chăm sóc vùng kín mà chị em có thể lưu vào cẩm nang eva của mình.

Xông hơi vùng kín là phương pháp tự nhiên lâu đời được sử dụng để làm sạch vùng kín. Và giảm các tình trạng mùi hôi và điều hòa khí huyết cho phụ nữ sau sinh. Xông hơi vùng kín bằng cách ngồi trên 1 nồi chứa hơi nước của các loại thảo mộc chăm sóc cho vùng kín.

Xông hơi vùng âm đạo không chỉ là phương pháp giúp hồi phục, se khít, phòng chống viêm nhiễm cho “cô bé” sau sinh. Mà còn giúp phụ nữ giảm căng thẳng và chống ù tai, nhức mỏi, nhức đầu…

Bao lâu sau khi sinh xong thì có thể xông hơi vùng kín?

Các mẹ nên thực hiện khoảng 2 lần/tuần. Thực hiện liên tục đến khi hết cữ, vùng kín sẽ nhanh lành, se khít và thơm tho.

Các loại nguyên liệu để xông hơi vùng kín giúp se khít và làm hồng.

Để xông vùng kín hiệu quả thì có rất nhiều loại lá mà các mẹ có thể lựa chọn. Để sử dụng như chanh, gừng, sả, ớt, kinh giới, lá trầu không… Những loại lá này không chỉ có khả năng làm sạch cao mà còn giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn khi xông hơi. Mẹ có thể sử dụng các loại “lá xông bà đẻ” như: chanh, gừng, sả, ớt, bạc hà, kinh giới, trầu không, quế, tía tô… Những loại lá này sẽ giúp các bạn có cảm giác cực kỳ dễ chịu. Hoặc các cách xông hơi bằng nước muối, thuốc bắc, ngải cứu cũng khá hiệu quả.

Ngoài các loại lá dân gian thì các chị em có thể mua các loại thảo dược xông hơi vùng kín để làm. Nhưng nhớ mua tại các chỗ uy tín, được bảo quản tốt và không gây ảnh hưởng đến vùng kín.

1 nồi để đun nước lá, 1 chăn bông lớn để trùm người, không nên lấy loại chăn quá dày.

Có thể mua lều xông hơi cũng rất tiện dụng và một chiếc ghế thấp để sản phụ dễ ngồi.

Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi, cho thêm một chút muối trắng rồi đổ ngập nước và đun sôi trong vài phút.

Đặt nồi nước xông ở nơi kín gió, nên mặc đồ thật rộng, không mặc đồ lót.

Ngồi trước nồi nước xông, hé một chút vung nồi cho hơi nước bay vào vùng kín. Để quen dần với nhiệt độ của hơi nước sau đó mở nắp to hơn, cho đến khi có thể mở toàn bộ nắp.

Khi cảm thấy hơi nóng giảm, các mẹ dùng đũa đảo đều lá xông để hơi nóng bốc lên.

Kiểm tra thấy nước còn hơi âm ấm thì dùng nước đó rửa lại vùng kín. Rồi lấy khăn khô và sạch lau lại vùng kín và thay bộ đồ mới vào.

Những điều cần lưu ý khi xông hơi vùng kín sau sinh

Bạn có thể xông hơi vùng kín với trầu không, phèn chua, trà xanh đơn giản tại nhà… Để làm se khít và lưu thông khí huyết, làm sạch vùng kín sau sinh bằng hơi nước. Tuy nhiên, có vài điều bạn cần ghi nhớ kỹ trước khi xông hơi vùng kín. Để tránh gặp phải các rủi ro như nhiễm trùng nấm men, rối loạn kinh nguyệt, bỏng…

Trước khi xông các mẹ không được ăn quá no hoặc để bụng đói mà xông hơi. Vì sẽ có hại cho hệ tim mạch và tiêu hóa.

Tránh xông hơi sau khi ăn no hoặc đang đói vì có hại cho hệ tim mạch và tiêu hóa

Xông hơi cần chọn nơi kín gió, tránh gió lùa, không được dùng máy lạnh hoặc nằm quạt điện mạnh.

Xông hơi xong sẽ hay bị mất nước nên các mẹ cần uống nhiều nước sau khi xông hơi xong.

Các mẹ mặc đồ rộng và thoải mái, tốt nhất là không mặc đồ lót. Để dễ toát mồ hôi và sẽ giúp việc xông hơi đạt hiệu quả cao hơn.