Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xông Hơi Lá Thuốc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Xông Hơi Bằng Lá Lốt

Lá lốt – Vị thuốc từ xa xưa

từ xa xưa đã là vị thuốc hiệu quả được sử dụng để điều trị nhiều bệnh tật hiệu quả. Lá và thân cây lá lốt chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat. Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh…

Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị lạnh. Nước sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50 g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng. Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân…

Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc sức khỏe đơn giản

Trong lá lốt có chứa tinh dầu piperin, là một loại kháng sinh tự nhiên có hiệu quả rõ rệt với căn bệnh viêm xoang. Chữa viêm xoang bằng lá lốt là phương pháp tương đối đơn giản mà lại dễ dàng thực hiện.

Chỉ sau 2,3 lần xông hơi lá lốt là có hiệu quả, tuy nhiên cần phải tuân thủ đúng trình tự các bước để đạt được hiệu quả tốt nhất

Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi từ 10 – 15 lá, rửa sạch rồi ngâm nước muối 10 phút

Sau đó cho lá lốt vào nồi đun sôi để khoảng 10 phút, đậy kín nắp

Sau khi đợi đủ 10 phút tắt bếp bắt đầu tiến trình xông hơi,

Sử dụng chăn chùm qua đầu, phủ kín người, đặt nồi nước vào giữa, tập trung hít thở sâu, từ từ để hơi nước chứa tinh dầu lá lốt đi sâu vào các hốc xoang có tác dụng làm loãng mủ, đẩy các chất dịch ra ngoài, làm thông thoáng và sạch xoang mũi.

Chữa viêm xoang bằng lá lốt chỉ có tác dụng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, khi bệnh đã có nhiều chuyển biến sang nặng, sử dụng phương pháp xông lá lốt không hiệu quả người bệnh nên đi thăm khám tại bệnh viện

Khi xông hơi bằng lá lốt, hơi nóng có thể gây bỏng rát nên cần chú ý chỉ nên hé mở vung nồi để hơi nước thoát ra vừa đủ

2. Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc vùng kín chị em

Tương tự như xông hơi trị viêm xoang, chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá lốt là phương pháp hiệu quả. Xông hơi lá lốt cho vùng kín có thể cải thiện và chữa trị bệnh lành tính và an toàn, mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng đúng cách!

Chuẩn bị : 20g phèn chua, 40g nghệ, và 50g lá lốt

Lá lốt mua về đem rửa sạch, ngâm nước muối, rồi vò nát cho vào nồi

Thêm phèn chua và nghệ tươi đập rập vào, sau đó đổ ngập nước khoảng 2 đốt tay, cuối cùng cho thêm 1,5 thìa muối tinh

Đun sôi hỗn hợp từ 10-15p, sau đó tắt bếp

Lấy ra một bát nước để nguội rồi rửa nhẹ nhàng vùng kín, đun tiếp phần còn lại đến khi sôi thì đổ ra chậu nhỏ để bắt đầu xông vùng kín. Đặt chậu xông ở vị trí phù hợp để có hiệu quả tốt, mỗi lần xông khoảng 5- 10 phút.

Hoặc chị em có thể xông hơi lá lốt vùng kín trước, sau khi nước nguội thì lấy để rửa vùng kín rồi lau khô bằng khăn mềm.

Thực hiện đều đặn 2,3 lần / tuần để thấy được hiệu quả.

Trước khi sử dụng, các nguyên liệu phải được sơ chế và rửa sạch, không thực hiện xông hơi bằng lá lốt quá nhiều lần trong tuần hoặc trong ngày. Ngoài ra cần kết hợp hài hòa chế độ ăn uống, sinh hoạt, tình dục để đạt được hiệu quả tốt nhất

3. Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Ngoài những công dụng trị các bệnh về hô hấp, lá lốt cũng được áp dụng nhiều vào bài thuốc dân gian trị các bệnh về xương khớp.

Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương

Chuẩn bị: Lá lốt 40g, Hoắc hương 30g, tía tô 30g, Quế chi 15g, ngải cứu 30g, chó đẻ hoa vàng 30g, xấu hổ 40g, đơn tướng quân 30g

Sơ chế nguyên liệu, sau đó cho tất cả vào nồi nước khoảng 2 đến 3 lít,

Tiếp đó đun sôi khoảng 10 – 15p

Tắt bếp, chùm chăn kín người đặt nồi nước vào giữa tiến hành xông như bình thường

Xông hơi lá lốt trị đau nhức xương khớp khoảng 15 phút 1 lần, và không quá 3 lần/1 tuần. Một liệu trình xông hơi liên tục trong khoảng 2 tuần, nếu tình trạng đau nhức chưa hết thì nghỉ một tuần rồi qua liệu trình mới hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Xông hơi mặt bằng lá lốt trị mụn, trắng da

Xông hơi mặt bằng lá lốt giúp da được thư giãn, lỗ chân lông giãn nở, từ đó giúp đẩy các tạp chất và bụi bẩn, cặn trang điểm ra ngoài trả lại làn da sáng mịn, ngoài ra lá lốt có tác dụng kháng viêm rất tốt có khả năng trị mụn, đẩy mụn.

Chuẩn bị một nắm lá lốt rửa sạch và 2 thìa muối tinh

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi tầm 10 phút

Skincare da mặt trước khi xông, sau khi đun sôi tắt bếp, dùng khăn mặt hoặc chăn mỏng trùm kín đầu

Nên để nồi nước cách mặt khoảng 25cm tránh hơi nước nóng làm tổn thương da.

Chỉ xông hơi trong vòng 7-10 phút, 2 lần /1 tuần sẽ cho hiệu quả rõ rệt nhất.

Lưu ý tùy cơ địa mà cách xông hơi bằng lá lốt đem lại hiệu quả nhiều hay ít. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tại nhà!

Xông Hơi Là Gì Và Một Số Bài Thuốc Xông Hơi Trong Dân Gian

Xông hơi là một phương pháp đơn giản của dân gian có từ lâu đời. Dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau, ngoài ra nó cũng giúp làm đẹp da, sáng da, sạch da, kháng khuẩn và tái tạo tế bào mới trên da.

Về cơ bản có 2 loại xông hơi thông dụng nhất đó là xông hơi mặt và xông hơi toàn thân.

Trước đây người ta thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Do đó xông hơi có thể làm giải cảm hoặc hạ sốt. Ngày nay, có nhiều phương pháp xông hơi hiện đại hơn bằng các loại máy xông, lều xông, hoặc phòng xông hơi cao cấp. Việc xông hơi mặt cũng được các chị em phụ nữ ngày càng ưa chuộng và áp dụng nhiều do sử dụng các loại máy xông mặt mini rất tiện lợi, phù hợp với quỹ thời gian eo hẹp của các chị.

Ngày nay việc tìm kiếm các loại lá này có thể khó khăn hơn, bạn nên có thể thay chúng bằng các loại Một số bài thuốc xông hơi thông dụng mà dân gian xưa hay dùng:

Bài thuốc trị cảm nóng: lá bạc hà, lá cúc tần, lá dâu, lá hương nhu, rửa sạch, đun nóng và đem xông hơi khoảng 20-30p đến khi nước ấm thì tắm lại bằng nước xông này.

Trị cảm lạnh: lá kinh giới, tía tô, lá gừng vàng, húng chanh

Bài thuốc dùng chung cho cảm hàn, cảm nhiệt: Lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bồ bồ, nhân trần, lá khuynh diệp, lá tre, cành lá thanh táo; khối lượng khoảng 500 – 1000 gr.

Với các loại cảm mạo mà bệnh nhân không ra mồ hôi thì có thể dùng nồi xông giải cảm chung với công thức gồm: gừng tươi, lá chanh, bưởi, cúc tần, sả, lá tre, lá duối, lá hương nhu, lá tía tô, lá kinh giới…

tinh dầu cũng rất tốt và tiện lợi. Tinh dầu và các chất bay hơi trong thảo dược được kéo theo hơi nước nóng, tác động trực tiếp qua đường thở đến tận phế nang, nhờ quá trình trao đổi chất ở phế nang nó được ngấm vào máu, và sát khuẩn đường hô hấp, qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang, giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả.

Tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài thuốc; chỉ với vài loại như: lá bưởi, kinh giới và là tre cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông khá hợp chuẩn.

Lưu ý:

Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài.

Phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.

Những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em không nên sử dụng phương pháp này.

Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn,… cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.

Tác Dụng Của Phòng Xông Hơi

Xông hơi có nhiều lợi ích trong phục hồi sức khỏe con người, là biện pháp trị liệu không dùng thuốc, được cả thế giới áp dụng. Kinh nghiệm dân gian lâu đời cũng đã dùng nồi xông để chữa bệnh, nhất là để trị cảm cúm. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ các sản phẩm phòng xông hơi đã ra đời.

I. Tìm hiểu xông hơi là gì?

II. Những hình thức xông hơi của phòng xông hơi hiện đại:

2.1 Tác dụng của phòng xông hơi khô đối với cơ thể con người:

+ Khi xông hơi khô, bằng cách tăng mạnh nhiệt độ của cơ thể, có thể giết chết các vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm, giúp thanh độc cơ thể, làm trẻ hóa và sáng tế bào da đồng thời tạo ra “cơn sốt nhân tạo” kích thích và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, đào thải độc tố, ngăn ngừa mụn.

– Ngoài tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn, cải thiện trạng thái tinh thần, sauna còn được ưa chuộng nhờ khả năng tiêu mỡ thừa khá hiệu quả. Khi hơi nóng bốc lên, những phần mỡ dư thừa có ở đùi, mông, bụng… sẽ bị đốt cháy thông qua tuyến mồ hôi, làm cho các cơ và phần mỡ khác săn lại, giữ lượng mỡ nhất định cần thiết cho cơ thể để đảm bảo 2 chức năng: cung cấp năng lượng và giữ thân nhiệt ở 37 độ C.

– Các chuyên gia nghiên cứu đã thấy rằng một lần tắm hơi tiêu tốn lượng calo tương đương với 20-30 phút chạy bộ. Xông hơi khô còn được nhận định như một liệu pháp giảm đau hiệu quả, rất nhiều người bị đau khớp, đau lưng nhưng sau một thời gian tắm hơi cảm giác này giảm hẳn.

2.2 Tác dụng của phòng xông hơi ướt đối với cơ thể con người:

+ Xông hơi ướt giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, bài tiết các độc tố trong cơ thể không chỉ nhờ sức nóng và hơi nước bên ngoài mà còn nhờ mồ hôi từ bên trong thoát ra. Nhờ đó, làn da sẽ mịn màng, giảm mụn trứng cá, cơ thể trở nên nhẹ nhõm, thư thái, giảm đau khớp, cơ bắp, giảm căng thẳng mệt mỏi. Giống như phòng xông hơi khô, nhiệt độ tăng trong phòng xông hơi ướt giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một lợi ích quan trọng của phòng xông ướt là khi hít thở trong hơi nước có thể giúp giảm bớt viêm xoang, hen suyễn, dị ứng và viêm phế quản. Điều này không có (hoặc rất ít) ở phòng xông khô.

+ Ngoài ra, nhờ hơi nước ở phòng xông hơi, bạn cũng có thể hấp tóc tại chỗ, sức nóng của hơi nước trong phòng sẽ làm giãn nở các thớ tóc, để khi bước ra khỏi phòng không chỉ cơ thể thư giãn mà bạn còn có mái tóc suôn mượt.

+ Xông hơi ướt có nhiều lợi ích trong phục hồi sức khỏe con người, là biện pháp trị liệu không dùng thuốc, được cả thế giới áp dụng. Kinh nghiệm dân gian lâu đời cũng đã dùng nồi xông để chữa bệnh, nhất là để trị cảm cúm.

+ Xông hơi ướt tác động lên hệ thần kinh làm tăng nhanh quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, làm giảm mệt mỏi nên giảm các chấn thương thường xảy ra, giúp cơ thể phản ứng nhanh với những hoàn cảnh luôn thay đổi của môi trường chung quanh, trong mức độ tự chủ của bản thân.

2.3 Các hình thức xông hơi khác:

III. Những lưu ý khi xông hơi cần biết:

IV. Những phòng xông hơi khô và ướt đang được ưa chuộng nhất hiện nay:

IV. Địa chỉ bán phòng xông hơi khô, ướt tốt nhất hiện nay:

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Về Xông Hơi Lá Thuốc Và Hơ Sau Khi Sinh Theo Dân Gian

Trong dân gian, có lưu truyền nhiều loại lá thuốc, thảo dược giúp người phụ nữ sau sinh xông hơi phục hồi sức khỏe. Mỗi lần vượt cạn là mỗi lần thập tử nhất sinh, người phụ nữ mất rất nhiều sức lực, do đó việc phục hồi sức khỏe bằng các bài thuốc xông hơi và hơ cơ thể là rất quan trọng, tuy nhiên, cũng cần phải biết xông hơi đúng phương pháp nếu không sẽ phản tác dụng.

Sau khi sinh cơ thể người mẹ rất yếu và dễ bị nhiễm lạnh, vì vậy việc tắm rửa sau sinh cần phải giúp cho máu huyết lưu thông và làm ấm cơ thể.

Người mẹ sau khi sinh thường rất mỏi mệt, tuy nhiên theo phong tục của người Việt hầu như mọi chăm sóc sau sinh đều dành cho thành viên mới trong gia đình, mà quên rằng người mẹ cũng rất cần sự quan tâm, chăm sóc đăc biệt để mau chóng phục hồi sức khỏe.

Một vấn đề mà các mẹ quan tâm là việc tắm gội sau sinh. Các mẹ thường hỏi nhau: Sau sinh bao lâu thì có thể tắm? Ngày nay, các mẹ đều hiểu việc vệ sinh cơ thể sau sinh là cần thiết. Nhưng vẫn băn khoăn không biết nên tắm như thế nào để vừa sạch, mà lại tốt cho sức khỏe khi về già.

Việc tắm rửa vệ sinh cơ thể là cần thiết, và có thể tắm khi thấy cần thiết và sức khỏe cho phép. Các mẹ sinh mổ thì chỉ nên tắm sau 1 tuần khi vết mổ đã khép miệng. Sau khi sinh cơ thể người mẹ rất yếu và dễ bị nhiễm lạnh, vì vậy việc tắm rửa sau sinh cần phải giúp cho máu huyết lưu thông và làm ấm cơ thể. Các mẹ phải tắm nhanh và ở nơi kín gió, sau đó lau thật khô, rồi thoa dầu gừng hoặc dầu thảo mộc để làm nóng cơ thể, máu huyết lưu thông và hết nhức mỏi.

Chăm sóc mẹ sau sinh trong 24g đầu:

Trong 6g đầu, nằm bắt chéo chân, đầu thấp (không cần gối)Từ 6g-24g: vận động tại giườngSau 24g:vận động quanh giườngTóm lại trong 24g đầu thì cần thư giãn và ngủ nhiều.

Xông hơi sau sinh:

Phải xông ở chỗ kín gióXông lá xả/ lá bưởi hoặc viên thuốc xông (bán tiệm thuốc tây, viên nang mềm màu xanh trong, mùi bạc hà) ngày hai lần (lần xông 1-2 viên), sáng và chiều nên tuyệt đối không có mùi cho đến 2 tuần thì dùng No Rinse dùng ít nước (hoặc Cetaphil). Tóc thì cũng có No Rinse.

Lá xông mua ở tiệm thuốc bắc

Lá xông nấu sôi, xông cho chất dơ trong người toát ra, sau đó lấy nước xông ấy lau người lại; vừa ấm người vừa sạch sẽ.

Xông vào mỗi buổi chiều khoảng 3-4h. Nồi xông thì gồm các loại lá có bán ngoài chợ, hay các loại lá theo kinh nghiệm dân gian lá ngũ trảo, lá ổi… cho vào nồi nấu với chút muối sôi 10-15 phút. Sau khi xông 10- 15 phút, lấy nước đó tắm. Ngày con đầy tháng (ngày xông cuối cùng) thì kiếm thêm các loại lá khế chua, lá ổi để có tính tẩy sạch da.

Sau khi sinh xong 10 ngày: Nằm muối, 2lần/ngày: 1 kg muối hột rang nóng trong lò đất, khoảng 30 phút sau nghe muối nổ lốp bốp là được, lấy vá múc ra cho vào túi (vải jeans mới chiụ được), nằm úp lên túi muối hay dằn túi muối lên bụng, lên lưng, giúp bụng nhỏ, không bị đau lưng. Hoặc để dưới lưng nằm bình thường cũng trị được đau lưng.

Hơ đầu: Sau khi hơ xong thì mồ hôi trên tóc chảy ra rất nhiều nên tóc bị ẩm ướt, nằm xuống nhờ người xông hơ cho mình hơ cho tóc khô khi hơ vậy bỏ khoảng 10 củ hành hương vào để sau này khỏi đau đầu và nhớ hơ cho tóc khô

Hơ mặt: hoà một chén nước muối thật đặc, xoa lên mặt rồi hơ vào than, cứ thấy hơi khô thì xoa nước muối vào. Nhớ ngậm muối chứ không là hư răng

Hoặc hơ mặt bằng cách: Thoa nước nghệ tươi (đã giã nhỏ) lên mặt, hơ bàn tay lên lò than xong ấp tay vào mặt, đè xuống (nhớ là không được kéo hay xoa bóp gì cả ) , hơ chủ yếu là vùng mí mắt để tránh mắt sưng , mi mắt sụp sau này, kế đến má cằm, trán… Khi hơ tuyệt đối phải nằm phòng thoáng khí , mở cửa phòng nhưng không để gió lùa vào. Hơ trong 15′. Nên thoa thử nghệ trên tay trước xem phản ứng thế nào trước khi thoa lên mặt.

Hoặc hơ mặt bằng cách: Thái khoảng 10 lát gừng tươi trải lên mặt than hơ mặt cho mẹ, giúp cho mặt mẹ sau này không bị sưng bụp.

Hơ nách: phèn chua nướng trên bếp, khi thấy cục phèn có màu trắng đục là phèn chín, giã nhỏ bỏ vào hũ, bôi vào nách ngày ba hay 4 lần tuỳ theo mồ hôi ra nhiều ít để không bị hôi nách (không kỹ sanh xong bị hôi nách khổ lắm). Hoặc khi xông xong hơ nách bằng cách lấy vỏ tỏi rải lên mặt bếp than, cũng để tránh bị hôi nách.

Hơ theo cách cổ truyền (nếu nhà rộng, thoáng mát, có điều kiện): Mua 1 giường tre (dạt giường thưa): Sau khi ăn cơm xong , để lò than (đã lừng, than đỏ nhưng không có lửa ngọn và khói) dưới giường , lên nằm úp bụng xuống , nếu nóng quá thì có thể trải khăn lên giường, nói chung là nóng mức độ mà bụng có thể chịu đựng được , hơ khoảng 20-30 ‘, xong ngồi dậy cũng ngay trên giường , coi như là hợ “chỗ ấy ” 10 ‘ , sau đó bê lò than lên để vừa tầm, – Dùng nghệ tươi thoa mặt, hơ tay nóng ấp lên vùng má: khít lỗ chân lông, da đẹp làm 3 – 4 lần trong ngày.

Xông lá trầu lá sinh: mau hồi phục

Chia sẻ của mẹ bé Heo ở Hà Nội về công dụng của việc xông lá trầu sau sinh giúp phục hồi vùng kín rất nhanh.

Nhân lúc bạn Heo đang ngủ say, em mới có dịp lên mạng tám chuyện với chị em. Thấy nhiều mẹ bầu đến kỳ sinh nở lo lắng về chuyện chăm sóc vùng kín sau sinh quá. Em dù gì thì cũng đã qua một lần sinh nở nên có chút ít kinh nghiệm và rất muốn chia sẻ với chị em.

Vốn là hồi mang bầu em rất hay bị ngứa vùng kín các chị ạ. Theo em được biết thì khi mang thai, tiết dịch âm đạo thường nhiều hơn nên vùng kín đễ ẩm ướt và từ đó chúng ta có cảm giác ngứa ngáy. Dù biết nguyên nhân là thế nhưng em chẳng thể làm cách nào ngoài việc vệ sinh hàng ngày với nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ. Thế nhưng suốt 4 tháng đầu mang thai, tình trạng ẩm ướt và ngứa ngáy chẳng thuyên giảm.

Hồi đó em về quê chồng chơi, thấy mặt em lúc nào cũng nhăn nhó, mẹ mới hỏi có phải em không được khỏe? “Được lời như cởi tấm lòng” em đành đem chuyện thầm kín của mình tâm sự với mẹ. Em bảo với mẹ rằng chẳng hiểu sao từ ngày có bầu tới giờ em luôn bị ngứa âm đạo. Em rất sợ bệnh sẽ ảnh hưởng đến con. Nghe xong chuyện, mẹ chồng bảo sao không nói với mẹ sớm, sao cứ âm thầm chịu đựng thế. Xong rồi bà đi sang nhà bác hàng xóm một lúc, mang về một nắm lá trầu không xanh mướt. Mẹ chồng tự tay rửa sạch, vò nát, cho vào nồi, cho thêm một chút muối nữa và cho nước vào đun sôi. Đun sôi khoảng 10 phút, bà bỏ ra ngoài cho nguội rồi 30 phút sau khi nước lá trầu không còn âm ấm, bà bảo em dùng để rửa vùng kín.

3 ngày ở nhà mẹ chồng, em đều được mẹ đun nước lá trầu không cho vệ sinh vùng kín. Cộng nhận là hiệu quả thật. Chỉ 3 ngày thôi mà em đã bớt ngứa đến 90%. Hôm 2 vợ chồng đi lên Hà Nội, bà còn hái cho em một nắm to bảo mang lên để tủ lạnh dùng dần lúc cần thiết. Mẹ chồng còn dặn thêm là lá trầu cũng rất tốt cho bà đẻ. Sau sinh, nhớ phải mua lá trầu không về để xông và rửa vùng kín.

Mẹ chồng nhắc đi nhắc lại thế nhưng sau lần về quê đó, vùng kín em hết ngứa hẳn và bài thuốc với lá trầu không em cũng quên luôn. Đến khi Heo chào đời rồi, em cũng chẳng nghĩ gì đến việc vệ sinh vùng kín với lá trầu như lời mẹ chồng dặn. Em sinh được khoảng 10 ngày thì bà nội lên chăm cháu thay cho bà ngoại. Vừa lên đến nơi, mẹ chồng đã hỏi em đã xông vùng kín được lần nào chưa. Lúc này em mới nhớ ra bài thuốc của mẹ. Em vội bảo anh xã ra chợ mua thì mẹ ngăn lại. Bà nói đã chuẩn bị sẵn lá trầu không đây rồi. Hóa ra là mẹ chồng em đã hái sẵn lá trầu không ở quê mang lên cho em.

Từ hôm đó cứ 2 ngày một lần, mẹ lại đun nước lá trầu không + muối cho em xông và rửa vùng kín. Nước này vừa đun sôi, bà đổ ra chậu nhỏ, để bớt nóng một chút rồi bảo em ngồi cao lên trên chậu để hơi nước bốc lên vùng kín. Theo mẹ chồng em thì cách làm này sẽ giúp hơi nước lá trầu thấm sâu vào trong vùng kín, giúp vùng kín sạch mùi hôi (vì sản dịch sau sinh) và ngăn ngừa nấm, ngứa. Ngồi xông khoảng 10 phút, đợi nước này nguội, mẹ bảo em lấy ngay nước đó để rửa lại vùng kín. Phải công nhận những ngày sau sinh, sản dịch kéo dài đến 1-2 tuần khiến vùng kín em lúc nào cũng ẩm ướt khó chịu. Ấy vậy mà áp dụng cách xông và rửa với lá trầu không của mẹ chồng, em thấy vùng kín khô ráo, sạch sẽ hơn hẳn.

Một chút kinh nghiệm nhỏ về việc chăm sóc vùng kín khi mang thai và sau sinh, xin chia sẻ với chị em. Hy vọng chúng sẽ có ích cho các mẹ.

Chia sẻ của mẹ bé Candy về xông hơi và hơ sau sinh theo dân gian

1. Xông hơi mỗi ngày 1 lần đến khi con tròn 1 tháng. Vài ngày sau khi sinh , khi người đã bớt mệt mỏi , có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng thì xông vào mỗi buổi chiều 3-4h trước khi đi tắm. Nồi xông thì gồm các loại lá có bán ngoài chợ, hay các loại lá theo kinh nghiệm dân gian lá ngũ trão, lá ổi… Sau khi xông 10- 15 phút, lấy nước đó tắm. Ngày con đầy tháng (ngày xông cuối cùng) thì kiếm thêm các loại lá khế chua.. lá ổi để có tính tẩy sạch da. Mua lá xông ở ngoài chợ, cho vào nồi nấu với chút muối sôi 10-15 phút sau đó đem nồi xông vào phòng thoáng khí , trùm mền xông . Nếu nhà ai có sẵn sauna or steam thì tuyệt, chỉ mua lá về là xong.

2. Hơ mua một giường tre (dạt giường thưa ). Sau khi ăn cơm xong , để lò than (đã lừng, than đỏ nhưng không có lửa ngọn và khói) dưới giường, lên nằm úp bụng xuống , nếu nóng quá thì có thể trải khăn lên giường, nói chung là nóng mức độ mà bụng có thể chịu đựng được, hơ khoảng 20-30 phút, xong ngồi dậy cũng ngay trên giường, coi như là hơ vùng kín 10 phút, sau đó bê lò than lên để vừa tầm, hơ bàn tay lên lò than xong ấp tay vào mặt, đè xuống (nhớ là không dược kéo hay xoa bóp gì cả), hơ chủ yếu là vùng mí mắt để tránh mắt sưng, mi mắt sụp sau này, kế đến má cằm, trán… Khi hơ tuyệt đối phải nằm phòng thoáng khí , mở cửa phòng nhưng không để gió lùa vào.

3. Lưu ý là, sau khi sinh không nên đi lại quá nhiều, không nên cố gắng làm việc nặng nhọc. Không nên đụng nước nhiều và khi tắm nên tắm nhanh… Mình không uống nghệ hay thoa nghệ (vì lười và thấy ghê quá) nhưng uống nghệ tươi hay nấu nghệ như một món ăn cho bà đẻ thì rất tốt đấy, da dẻ sẽ đẹp lắm.

– Hơ cho bé : dùng hai ngón tay kẹp sống mũi (không mũi tẹt)

Hơ âm đạo cho bé để nhỏ gọn, xinh (bé gái – khi lớn bé sẽ cảm ơn mẹ) khi hơ âm đạo tranh thủ hơ bụng bé được luôn ấm.

Ăn hành thông tia sữa. giò heo hầm tốt cho mẹ lẫn con. Tóm lại chỉ nên ăn thịt heo.

Cách phục hồi sức khỏe sau sinh bằng xông hơi của mẹ Bún

Mẹ Bún chia sẻ kinh nghiệm về xông hơi sau sinh:

Sau khi sinh sức khỏe của tôi giảm sút rất nhiều, vì quá trình mang thai, sinh nở, nuôi con lần đầu khá vất vả. Vậy làm thế nào để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh?

Tôi xin chia sẻ một bí quyết rất đơn giản đó là xông hơi.

Tôi thường xuyên bị táo bón, đầy hơi, ăn không tiêu. Những cơn đau bụng, đặc biệt là vùng thành bụng kéo dài, và chứng đau nhức cơ khớp làm cơ thể tôi rất mệt mỏi. Bé nhà tôi hay khóc đêm nên tình trạng mất ngủ kéo dài cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của tôi.

Bên cạnh đó, thời gian mang thai tôi lên cân khá nhiều nên sau khi sinh vấn đề giảm cân cũng là một vấn đề nan giải với tôi. Ai cũng hiểu trong thời gian nuôi con việc nhịn ăn để giảm cân là việc hoàn toàn không thể, vì nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé là rất lớn.

May mắn cho tôi có mẹ chồng là bác sỹ y học cổ truyền, sau khi sinh bé được 3 ngày, mẹ bắt đầu mua lá về nấu nước xông cho tôi. Theo mẹ giải thích, trong quá trình xông hơi, hơi nước nóng giúp làm giãn nở các mạch máu dưới da, giúp máu lưu thông tốt hơn, vận chuyển dinh dưỡng đi khắp cơ thể, loại bỏ độc tố theo đường mồ hôi, cải thiện chức năng tim, gan và thận. Ngoài ra xông hơi còn thúc đẩy tiêu hao lượng mỡ dư thừa giúp giảm cân hiệu quả, đồng thời còn cải thiện các hoạt động trao đổi chất. Mát xa khi xông hơi giúp săn chắc cơ bụng, giảm mỡ thừa. Các loại lá, củ nên dùng để xông sau khi sinh:

+ Củ gừng: có tác dụng điều hòa thân nhiệt, giữ ấm cơ thể, làm dịu tinh thần, chống suy nhược, hồi phục năng lượng và tạo cảm giác sảng khoái cho cơ thể. Gừng còn có tác dụng giữ ẩm cho da, chống lại sự oxy hóa chất béo trong cơ thể, hồi phục lại vóc dáng thon thả.

+ Lá bưởi: có tác dụng kích thích mọc tóc, trừ phong hàn

+ Lá chanh: có tác dụng chống viêm nhiễm, kích thích hệ tiêu hóa, giảm khó tiêu, táo bón và các triệu chứng đau bụng, tăng cường hệ hô hấp, giúp giảm chứng mất ngủ, an thần.

+ Lá khuynh diệp: có tác dụng trấn an tinh thần, sát khuẩn nhẹ, chống nhiễm trùng.

+ Hương nhu: có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau, chống viêm, giữ ẩm cho da.