Top 5 # Xem Nhiều Nhất Zona Thần Kinh Có Cần Uống Thuốc Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Missvnuk.com

Bị Zona Bôi Thuốc Gì? Zona Thần Kinh Uống Thuốc Gì?

Bị zona bôi thuốc gì? Zona thần kinh uống thuốc gì? là những câu hỏi được rất đông độc giả gửi đến Cẩm nang bệnh da liễu, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bác như sau:

Đa số các trường hợp bị zona thần kinh đều có thể tự khỏi sau khoảng 2-3 tuần, tuy nhiên, việc dùng thuốc là cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da và rút ngắn thời gian điều trị. Các nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị zona thần kinh gồm có: Thuốc kháng virút, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đa, hạ sốt, chống viêm và làm dịu da. Cụ thể, các tên thuốc và cách dùng như sau:

Zona thần kinh uống thuốc gì?

– Nhóm thuốc kháng virus

Là thuốc uống được dùng trong điều trị zona thần kinh ở giai đoạn cấp tính.

+ Tác dụng: Rút ngắn thời gian bài xuất virút, làm ngưng nhanh sự hình thành vết thương mới, đẩy nhanh quá trình liền sẹo, giảm đau hiệu quả.

Một trong những thuốc uống Valacyclovir

+ Tên thuốc: Các thuốc thường được sử dụng gồm một trong 3 thuốc sau Acyclovir, Valacyclovir, Famcilovir.

+ Cách dùng: Uống Valacyclovir mỗi 8 giờ/ 1.000 mg sẽ có hiệu quả bằng Acyclovir 4 giờ một lần 800mg. Tốt nhất nên dùng sớm trong vòng 24-48 giờ ngay khi có triệu chứng, liều cao.

+ Tác dụng phụ: Chưa ghi nhận tác dụng phụ tuy nhiên nên cẩn thạn với người suy thận bằng cách giảm liều dùng. Không dùng cho phụ nữ có thai.

– Thuốc giảm đau

Là nhóm thuốc giảm các cảm giác khó chịu như nhức nhối, rát bỏng do zona thần kinh gây ra. Cảm giác này có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm vì thế khi đau bệnh nhân cần dùng đến loại thuốc này ngay cả khi đã khỏi bệnh.

+ Tên thuốc: Các thuốc giảm đau thường dùng gồm acetaminophen và ibuprofen, naproxen…

+ Tác dụng: Dùng khi bệnh nhân đau cấp trong lúc bệnh đang tiến triển hoặc sau sau 30-60 ngày sau khi nổi phát ban và liền sẹo.

– Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng

+ Cách dùng: Dùng từ liều thấp sau tăng dần, chia thành 3 lần uống trong ngày.

+ Tác dụng phụ: Có thể gây lú lẫn, bí tiểu, khô miệng, loạn nhịp tim…

– Thuốc kháng histamin

Một số thuốc kháng histamin như clopheniramin, diphenhydramin, promethazin… cũng rất tốt cho người bị zona thần kinh.

Bị zona bôi thuốc gì?

Một trong những thuốc bôi trị zona thần kinh

Kem chống ngứa

Lotion calamin

Thuốc corticoid dạng bôi

Khi tổn thương da bị ướt, tiết dịch nhiêu có thể bôi các loại mỡ kháng sinh, hoặc các chế phẩm dạng dung dịch sát khuẩn.

Kem acyclovir dùng khi tổn thương da khô hơn.

Thuốc mỡ kháng khuẩn chứa acid fusidic 2%, mupirocine trong trường hợp có nhiễm trùng.

Lời khuyên: Bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa da liễu để được chỉ định kê đơn và hướng dẫn để bệnh nhanh khỏ, tránh biến chứng. Không nên tùy ý mua thuốc bôi, uống vì dùng sai cách có thể gây bội nhiễm da, mụn mủ loét sâu, sưng bóng, viêm màng não…Việc dùng không đùng thuốc hoặc dùng không đủ liều sẽ coi như chưa điều trị.

Bệnh Zona Thần Kinh Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không ?

Zona thần kinh là bệnh phổ biến và có tính tái phát nhiều năm. Bệnh cũng dễ gặp ở phụ nữ mang thai nên không quá khó hiểu khi có nhiều bà bầu thắc mắc bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy thực hư việc này như thế nào, mời bạn tham khảo các thông tin giải đáp chính xác sau đây.

1. Nhận diện bệnh zona thần kinh ở phụ nữ mang thai

Trước hết, bà bầu chỉ cần quan tâm đến việc bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không khi bạn chắc chắn rằng những nghi ngờ của bạn về các đốm mụn nước trên cơ thể chính xác là zona.

Bởi vì việc bị zona nếu dùng thuốc sẽ đẩy nhanh quá trình lành bệnh thay vì để bệnh kéo dài gây khó chịu. Cho nên, đối với các bà bầu, nếu chỉ đang nghi vấn thì đầu tiên cần xác định được có đúng mình đang bị zona thần kinh hay không.

Nếu như các đốm mụn này sưng phồng, mọng, hơi nhũn như chứa nước bên trong, đồng thời gây cảm giác ngứa ngay, rát phỏng, mụn mọc sát nhau thành dải, chùm thì đó chính xác là zona thần kinh.

2. Bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Zona thần kinh được cho là không nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng vẫn có tỷ lệ dị tật thai nhi chiếm khoảng 2%

Đối với bệnh zona thần kinh, thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần. Với phụ nữ mang thai cũng tương tự như vậy, các đốm mụn nước sẽ tự vỡ sau khoảng vài ngày và khô lại, sau đó tróc vảy và khỏi dần mà không cần phải điều trị gì.

Tuy nhiên, do vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng tại các vết mụn cho nên việc thúc đẩy quá trình liền bệnh bằng cách dùng thuốc là rất hữu ích. Nếu là ở người bình thường, việc dùng thuốc không cần phải băn khoăn, nhưng ở bà bầu thì việc thận trọng là cần thiết.

Hơn nữa, dù được cho là không nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng vẫn có tỷ lệ dị tật thai nhi do zona gây ra được công bố là khoảng 2% nếu là ở tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Nếu là thai nhi trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ này có thể cao hơn. Cho nên vẫn cần thận trọng, kiểm tra và sàng lọc kỹ hơn.

Khi đó, để điều trị zona thần kinh, thường sẽ cần dùng thuốc uống, bôi và rửa. Nhưng ở phụ nữ mang thai, nếu cần thiết chỉ có thể bôi thuốc hoặc nhẹ hơn chỉ cần dùng dung dịch rửa hàng ngày thật nhanh. Sản phẩm sử dụng để bôi, rửa được cho có thể sử dụng là acyclovir chống viêm và ngừa bội nhiễm, ngừa viêm. Tuy nhiên, thực sự bạn có sử dụng được loại thuốc này bôi ngoài hay không, liều lượng bôi như thế nào cần xin tư vấn của bác sĩ.

Cẩn trọng hơn, bà bầu chỉ cần rửa ngoài bằng nước sạch thông thường và che chắn đốm mụn nước để giữ vệ sinh khi bị bệnh là đủ đảm bảo. Mụn sẽ tự vỡ, khô dần và tự khỏi mà không để lại dấu tích gì.

Tốt nhất, để tránh bị zona, không phải dùng tới thuốc và không còn lo lắng zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi, thì bản thân phụ nữ mang thai nên chú ý hơn vào cách tự chăm sóc bản thân hàng ngày, giữ cho thai kỳ khỏe mạnh để zona không có cơ hội bùng phát.

Bị Zona Thần Kinh Ở Mắt: Tình Trạng Nguy Hiểm Cần Lưu Ý

Zona thần kinh là bệnh đặc trưng bởi các mảng đỏ bóng và đầy dịch nước trên bề mặt da, kèm theo cảm giác ngứa. Tác nhân gây bệnh được xác định là virus varicella-zoster – đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Thông thường, zona sẽ bùng phát và phát triển tại một vị trí nhất định trên cơ thể. Tuy nhiên, cũng có trường hợp triệu chứng bệnh zona thần kinh phát sinh ở mắt, gây ra ảnh hưởng đến thị lực.

Trong các trường hợp bị zona thì có 10 – 20% bị zona ở mắt. Loại bệnh này còn được gọi là herpes zoster ophthalmic hay herpes zoster ophthalmicus. Bệnh zona thần kinh ở mắt có thể gây sẹo giác mạc, giảm thị lực và các vấn đề lâu dài khác. Tuy nhiên, các triệu chứng và các biến chứng có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc-xin đối với những người trên 50 tuổi.

Bệnh zona thần kinh ở mắt là gì?

Zona thần kinh là bệnh đặc trưng bởi các mảng đỏ bóng và đầy dịch nước trên bề mặt da, kèm theo cảm giác ngứa.

Bệnh zona thần kinh có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, chẳng hạn cổ, lưng, mặt, mắt… Trong đó zona thần kinh tại mắt được đánh giá là nguy hiểm nhất, có thể gây ảnh hưởng đến thị lực nếu không có biện pháp ngăn ngừa và điều trị phù hợp.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở mắt

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh

Ban đầu, hầu hết người bệnh đều cảm nhận được cơn đau nhói hoặc đau rát tại một số vị trí trên cơ thể: eo, ngực, lồng ngực…

Một số dấu hiệu khác:

Sau hai đến ba ngày, phát ban và các dát đỏ bắt đầu xuất hiện tại vị trí đau. Virus zona di chuyển dọc theo dây thần kinh, vì vậy phát ban sẽ bộc phát trên da tại vị trí của thần kinh tương ứng.

Tình trạng phát ban sẽ đi kèm với sự xuất hiện của chùm mụn nước (như chùm nho) căng và khó vỡ. Khi vỡ, chúng có thể gây chảy máu. Phát ban do zona có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở mắt

Khi bị zona ở mắt, hiện tượng phát ban và phồng rộp da sẽ xuất hiện tại thành trên mí mắt, trán, chóp mũi hoặc một bên mũi. Phát ban zona tại mắt có thể xuất hiện đồng thời với đợt phát ban trên da hoặc vài tuần sau khi mụn nước biến mất. Cũng có nhiều người chỉ xuất hiện biểu hiện tại mắt.

Ngoài ra, người vị zona thần kinh mắt còn gặp phải triệu chứng sau:

Đau, đỏ rát, nhói trong mắt.

Đỏ quanh mắt và trong mắt

Chảy nước mắt.

Kích ứng mắt

Mắt nhìn mờ

Cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng.

Bạn cũng có thể bị sưng ở một bộ phận của mắt, chẳng hạn:

Mí mắt

Võng mạt (lớp bên trong của mắt, nơi tiếp nhận tín hiệu ánh sáng).

Giác mạc (lòng đen cả mắt).

Nếu xuất hiện các biểu hiện vừa liệt kê trên, cần đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám để xác định vấn đề đang mắc phải và tìm biện pháp điều trị.

Nguyên nhân gây zona thần kinh ở mắt

Tác nhân gây bệnh được xác định là virus varicella-zoster – đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Ngay cả khi đã phục hồi từ bệnh thủy đậu, vius trên vẫn có thể trú ẩn trong hệ thần kinh và được kích hoạt khi gặp điều kiện phù hợp.

Cho đến nay, giới chuyên môn vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến cho virus này tái hoạt động là gì, có thể là do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch khi bạn già đi.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona

Nếu bạn từng bị bệnh thủy đậu trong đời thì khả năng bạn bị zona ở mắt cao hơn với nhũng đối tượng khác. Kể cả khi bệnh thủy đậu đã được điều trị thì virus này vẫn không bị loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Chúng sẽ bất động, “ngủ” trong các tế bào thần kinh gần tủy sống và tái hoạt động khi bạn già đi.

Một số yếu tố tăng nguy cơ bị zona thần kinh mắt gồm có:

Bị thủy đậu khi còn nhỏ.

Trên 50 tuổi và có hệ miễn dịch kém.

Hệ miễn dịch suy yếu do ung thư, HIV/ AIDS.

Dùng thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch tự nhiên: hóa trị, xạ trị.

Căng thẳng.

Biến chứng zona thần kinh ở mắt – tình trạng nguy hiểm cần lưu ý

Mụn nước, phát ban tại vùng da quanh mắt có thể mờ dần sau một vài tuần nhưng cơn đau vẫn có thể tiếp diễn sau nhiều tuần hoặc nhiều thành. Biến chứng này gây ra do dây thần kinh bị tổn thương (được gọi là chứng đau thần kinh sau zona), thường bắt gặp ở người lớn tuổi.

Ngoài ra, zona thần kinh tại mắt có thể gây biến chứng nghiêm trọng khác như:

Sưng giác mạc gây sẹo giác mạc vĩnh viễn.

Sưng võng mạc.

Tăng áp lực mắt, dẫn đến tăng nhãn áp.

Chấn thương giác mạc.

Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh zona tại mắt có thể giúp bạn tránh được vấn đề lâu dài, bao gồm mất thị lực vĩnh viễn.

Chẩn đoán và điều trị tình trạng zona thần kinh ở mắt

Chẩn đoán bệnh zona ở mắt

Bác sĩ có thẻ chẩn đoán bệnh zona ở mắt bằng cách nhìn vào phát ban trên mí mắt, da dầu và cơ thể. Chuyên gia cũng có thể lấu một mẫu mô bệnh, gởi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra sự tồn tại của virus varicella-zoster.

Điều trị bệnh zona ở mắt

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc kháng virus như:

acyclovir (Zovirax)

famciclovir (Famvir)

valacyclovir (Valtrex)

Thuốc kháng virus có tác dụng:

Ngăn chặn virus lây lan

Mụn nước chóng lành

Giảm đau.

Điều trị zona ở mắt bằng thuốc tốt nhất nên dùng trong vòng 3 ngày kể từ khi phát ban xuất hiện để tránh biến chứng trong tương lai.

Để cải thiện tình trạng sưng, viêm ở mắt, bạn có thể được chỉ định thêm một số thuốc steroid dưới dạng viên hoặc thuốc nhỏ. Ngoài ra, một số thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định để giảm đau thần kinh.

Phát ban zona sẽ biến mất trong vòng một đến ba tuần. Các triệu chứng quanh mặt và mắt có thể mất đến vài tháng để chữa lành.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị nhiễm trùng. Sau đó, cứ sau 3 đến 12 tháng, bạn đến cơ sở y tế để kiểm tra bệnh tăng nhãn áp, sẹo và các vấn đề dài hạn khác có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở mắt

Cách phòng bệnh zona thần kinh ở mắt hiệu quả nhất là tiêm vắc xin.Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị những người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm phòng để tránh nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm lên mắt.

Hai loại vắc-xin được dùng trong tiêm phòng bệnh zona gồm: Shingrix và Zostavax. Theo CDC, Shingrix ngăn ngừa bệnh zona ở người trưởng thành trên 55 tuổi với tỉ lệ 97%. Với đối tượng từ 70 tuổi trở lên, Shingrix có hiệu quả 91% trong việc ngăn ngừa tình trạng này.

Zona là bệnh truyền nhiễm, do đó bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường như: chung khăn tắm khăn mặt… Tuy vậy, người bị truyền nhiễm không mắc bệnh zona thần kinh ngay mà thường mắc bệnh bệnh thủy đậu trước.

Để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm:

Không tiếp xúc với bất kỳ ai bị thủy đậu.

Hạn chế gãi

Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Điều Trị Đau Thần Kinh Hậu Zona

Đau thần kinh hậu zona là một trong những biến chứng đặc trưng của bệnh zona do virus thủy đậu (herpes zoster) gây ra. Người bệnh có cảm giác đau kéo dài dù các tổn thương ban và bọng nước đã khỏi. Vậy điều trị đau thần kinh hậu zona như thế nào?

Triệu chứng đau thần kinh hậu zona

Các biểu hiện của đau dây thần kinh hậu zona thường chỉ khoanh vùng ở những khu vực da đầu tiên xảy ra bệnh zona và thường chỉ một bên cơ thể như:

Đau, cảm giác đau nóng rát, giần giật, đau nhói trong sâu dai dẳng vài tháng, thậm chí hàng năm sau dù những tổn thương ban đầu đã giảm hoặc hết.

Nhạy cảm đau. Cảm giác đau thường xuất hiện khi có các kích thích mà bình thường không gây đau, kể cả tiếp xúc với quần áo, hơi nóng hoặc hơi lạnh.

Nguyên nhân chứng đau thần kinh hậu zona

Trong thời gian bị nhiễm trùng của virus gây thủy đậu herpes zoster, một số virut ở tế bào thần kinh của cơ thể trong trạng thái không hoạt động. Nhiều năm sau, virut lại có thể bị tái kích hoạt gây ra bệnh zona.

Đau dây thần kinh hậu zona xảy ra khi các sợi thần kinh bị tổn thương trong đợt bùng phát của bệnh zona. Sợi thần kinh bị tổn thương sẽ không thể gửi tin nhắn từ da đến não bộ như bình thường, thay vào đó, các thông điệp bị rối loạn gây đau dai dẳng hàng tháng, thậm chí cả năm.

Điều trị đau thần kinh hậu zona

Thăm khám trực tiếp ở vùng bị zona có sẹo, có trường hợp bị giảm cảm giác hoặc quá mẫn, thậm chí dị cảm. Hầu hết các trường hợp bị đau dây thần kinh hậu zona có thể dựa trên những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán mà không cần làm xét nghiệm.

Người bệnh mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu cotton để giảm được kích thích lên vùng da nhạy cảm.

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với chứng đau thần kinh hậu zona. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải kết hợp các phương pháp điều trị để giảm đau như: các thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc giảm đau toàn thân, thuốc giảm đau dạng thuốc phiện….Trong những trường hợp nặng hơn có thể cần dùng phương pháp thủy châm bằng nhóm thuốc tăng cường dinh dưỡng, bổ thần kinh;

Bệnh zona thường có triệu chứng đau trước khi phát ban. Nếu phát hiện bệnh sớm và dùng thuốc kháng sinh trong vòng 72 giờ từ khi xuất hiện phát ban có thể giảm 50% nguy cơ đau thần kinh hậu zona.

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bệnh zona Thần Kinh là bệnh khá phổ biến hiện nay nó có những biểu hiện giống bệnh “Giời Leo” nhưng nó nguy hiểm và khó điều trị hơn nhiều.Bệnh Giời Leo có thể tự khỏi trong vòng 1 -2 tuần còn bệnh Zona không thể tự khỏi càng để lâu bệnh càng nặng và rất khó điều trị bằng tây y.

Nguyên Nhân : Bệnh Zona là tình trạng tái phát virus gây bệnh thuỷ đậu. Khi người bệnh mắc thuỷ đậu, virus gây bệnh vẫn tồn tại trong các tế bào thần kinh trong tuỷ sống. Thường virus này không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, nhưng nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, virus có thể hoạt động trở lại và gây bệnh zona.

Triệu trứng của bệnh : Ban đầu các chỗ phát bệnh thường phát ban đỏ sau đó chuyển thành những mảng mụn nước với cảm giác ngứa, nóng rát sau đấy chuyển thành mụn mủ với cảm giác đau rát dữ dội và lan rộng theo dọc dây thần kinh. Bệnh zona có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể : tay, cổ, vai, lưng …

Việc điều trị : Bệnh Zona Thần Kinh cần điều trị kịp thời càng sớm càng tốt không nên điều trị bằng tây y.Việc điều trị càng muộn và kéo dài thì bệnh càng nặng di chứng để lại càng nhiều ảnh hưởng đến thần kinh, tuỷ sống,hệ miễn dịch… Ngoài ra, nếu zona xuất hiện xung quanh mắt hay trán, nó có thể gây nhiễm trùng mắt thậm chí gây mù. Nếu zona tấn công vào tai, thính giác có thể bị kém. Trong trường hợp hiếm hoi, zona có thể tấn công vào não hoặc tủy sống.Bệnh Zona phát rất nhanh nên điều trị sớm được ngày nào tốt ngày đó.

Điều trị bằng tây y : Rất khó khỏi và điều trị kéo dài để lại nhiều di chứng, chỉ khô bề mặt da nhưng bên trong bệnh vẫn phát âm ỉ tạo nên những cơn đau rát dữ dội chạy khắp dây thần kinh, thậm chí co giật, ngứa ngáy châm chích khó chịu,điều trị dài ngày làm cơ thể suy kiệt, bệnh càng phát nặng thêm.

Cách sử dụng : Thuốc dạng nước chấm trực tiếp vào vùng bị phát bệnh .(có hướng dẫn kèm theo) Bước 1 : Bóc miệng mụn ra lấy bông y tế thấm hết dịch nước chảy ra. Bước 2 : Lấy tăm bông chấm vào lọ thuốc rồi bôi vào vùng phát bệnh mình vừa bóc miệng xong. Ngày bôi thuốc 2 lần.

Ưu Điểm : Thuốc có tác dụng nhanh khỏi bệnh triệt để, bệnh giảm rõ rệt sau 1 ngày dùng thuốc, an toàn, không tác dụng phụ,không độc hại,thành phần tự nhiên không có hoá chất…. Thời gian sử dụng : 3- 7 ngày

Đối tượng sử dụng : phụ nữ mang thai,người lớn, trẻ em, người già,những người mới phát bệnh, những người phát bệnh lâu năm….