Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Bị Sốt Có Uống Vitamin A Được Không? mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt ở trẻ
Cơ thể, điều kiện môi trường xung quanh quá nóng: Các bé mặc nhiều quần áo, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ở trong căn phòng kín quá nóng sẽ làm trẻ bị sốt râm râm, sốt nhẹ.
Cảm cúm: Vi rút cảm cúm gây ra bệnh cảm cúm, khiến bé bị ho, chảy nước mũi, tiêu chảy, nôn mửa, kén ăn và dẫn đến tình trạng sốt rất cao.
Bệnh thanh quản: Bị bệnh thanh quản, bé thường bị ho sâu, liên tục, khó thở, cảm làm bé bị sốt.
Bệnh viêm phổi: Bé bị ho liên tục, khó thở và sốt cao.
Cảm lạnh: Bé bị ướt, nếu không kịp thời làm khô người cho trẻ thì sẽ dễ bị cảm lạnh, dẫn đến sốt kèm với triệu chứng chảy nước mũi, ho, đau đầu, kén ăn, lờ đờ, mệt mỏi.
Triệu chứng bệnh sốt của trẻ em
Bệnh sốt là căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng sau đây về căn bệnh này để kịp thời chữa trị cho bé:
Sốt cao
Trong các điều kiện thời tiết thay đổi một cách bất thường, môi trường xung quanh bụi bẩn làm các vi khuẩn hoành hành, gây hại cho trẻ. Trẻ bị nhiễm khuẩn sẽ bị sốt, nhiệt độ cơ thể của bé sẽ cao hơn mức bình thường, nếu đã làm mọi cách mà thân nhiệt của bé vẫn không thuyên giảm, kéo dài thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị chu đáo.
Sốt nổi ban đỏ trên da
Đây cũng là một triệu chứng của bệnh sốt ở trẻ em. Sốt nổi ban đỏ có thể là nguyên nhân của chứng rối loạn tuần hoàn máu của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng hôn mê, khó thở thì ngay lập tức đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.
Sốt kèm theo đau đầu, nôn mửa
Triệu chứng này làm sức khỏe của bé yếu đi, cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm nào đó. Để bé được an toàn và mau khỏi bệnh, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chăm sóc.
Tiêu chảy dẫn đến sốt
Miệng trẻ bị khô, thường bị tiêu chảy nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước, cần phải bổ sung nước cho trẻ ngay. Nếu không, trẻ bị mất nước sẽ bị sốt cao, yếu sức, sốc…
Trẻ bị sốt có uống vitamin A được không?
Vitamin A là hợp chất hữu cơ tan được trong chất béo có tác dụng bổ mắt, ngăn chặn kịp thời các bệnh ung thư, tăng cường miễn dịch của trẻ và đẩy lùi bệnh sốt. Thế nhưng tùy vào cơ địa của mỗi bé, có nhiều trường hợp bé uống vào sẽ bị sốt nặng hơn thường đi kèm với các triệu chứng đau rát họng, cảm. Nếu để tình trạng như vậy kéo dài lâu thì e là các bé sẽ gặp phải những rủi ro không cần thiết.
Vì vậy các bậc cha mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi cho bé uống vitamin A, tốt hơn là nên đưa cháu đến bệnh viện khám, uống thuốc do bác sĩ kê đơn. Đợi đến khi bé đã đỡ sốt thì cho bé uống vitamin A để tăng cường sức khỏe.
Chú ý một số tác dụng phụ của vitamin A
Ngoài những tác dụng hiệu quả đối với cơ thể, vitamin A cũng gây ra những tác dụng phụ sau đây:
+ Phát ban; khó thở,..: đây là triệu chứng rõ ràng của người bị dị ứng với loại vitamin A.
+ Bệnh tim có dấu hiệu tăng cao.
+ Đau nhức xương khớp.
+ Hệ miễn dịch bị đảo loạn: Ho, sốt, nứt mẻ môi, tiêu chảy,…
Nên làm gì khi trẻ bị sốt?
Nắm rõ tình trạng sốt của bé. Dùng các biện pháp và dụng cụ thông thường để thực hiện việc xác định tình trạng của trẻ. Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt cho bé.
+ Nếu trẻ sốt vừa và nhẹ, nên lau người, đắp trán cho bé bằng khăn ấm để hạ sốt, sau đó đến các trung tâm y tế để kê thuốc cho bé.
+ Nếu trẻ sốt cao và rất cao, ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời được chữa trị một cách an toàn tuyệt đối.
Không nên làm gì khi trẻ bị sốt?
+ Không được tự ý cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong khi chưa có sự hướng dẫn của các bác sĩ.
+ Không đắp kín chăn cho bé, không mặc nhiều quần áo cho bé để tránh việc nhiệt độ tăng cao hơn.
+ Hạn chế việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
+ Không lau người cho bé bằng nước lạnh.
+ Không cho bé uống nước đá lạnh, ăn mật ong, đồ cay nóng. Nếu không sẽ làm thân nhiệt của bé cao hơn.
Trẻ bị sốt nên ăn uống gì để mau hạ sốt?
+ Bổ sung nước giúp trẻ tránh tình trạng mất nước và không bị kiệt sức.
+ Cho trẻ uống các loại nước trái cây giàu vitamin có thể giải thân nhiệt như nước xoài, nước dừa, nước cam, nước gừng… tăng hệ miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ mau khỏe hơn.
+ Ăn các loại thức ăn loãng như cháo, súp để tiêu hóa dễ dàng, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
+ Ăn ngủ cốc, bột yến mạch và uống sữa đều đặn bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho trẻ, giúp trẻ mau chóng hồi phục.
Trẻ Bị Sốt, Bị Cảm Có Nên Uống Nước Cam?
Lợi ích của nước cam đối với sức khỏe con người
chứa rất nhiều vitamin C nên từ lâu đã được biết đến là loại thức uống giúp tăng cường hệ miễn dịch mỗi khi bị ốm. Bên cạnh đó, nước cam rất tốt cho da do có chứa giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.
Uống nước cam bỏ thêm chút muối sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi là cách để lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường fructoza và 85% lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.
Cam rất giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và trào ngược axit.
Ngoài ra, các nhà khoa học mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng chống ung thư của nước cam. Theo đó, trong cam có chứa các chất thuộc nhóm flavonoid như hesperitin và naringinin có tác dụng làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em cũng như chống lại ung thư gan, ung thư vú và ruột kết.
Trẻ bị sốt, bị cảm có thể uống nước cam nhằm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ từ đó cũng lo ngại về việc cho trẻ uống nước cam không vì sợ rằng ăn cam hay quýt khi bị ho sẽ khiến đờm đặc quánh lại hơn. Vậy thực hư việc này thế nào? Trẻ bị ho có nên uống nước cam không?
Trẻ bị sốt, bị cảm có nên uống nước cam?
Với những tác dụng tuyệt vời trên thì trẻ bị sốt, bị cảm hoàn toàn có thể uống nước cam. Không như quan niệm dân gian xưa ăn cam quýt sẽ làm cho đờm đặc quánh lại mà ngược lại, thời gian trẻ bị ho, mẹ nên cho bé uống nhiều nước cam bởi nó vô cùng tốt cho bé.
Với việc dồi dào hàm lượng vitamin C cùng chất chống oxy hóa, trẻ bị ho uống nước cam sẽ giúp dịu cơn ho, đồng thời hạn chế việc trẻ bị viêm họng do ho quá nhiều do cam có tính axit giúp sát khuẩn vòm họng.
Bên cạnh đó, uống nước cam trong thời gian bị ho còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp bé chống chọi lại với bệnh, đồng thời hạn chế tình trạng sốt chuyển biến nặng và kèm theo các triệu chứng khác như trẻ bị sổ mũi, nóng sốt,…
Cho trẻ bị sốt, bị cảm uống nước cam đúng cách
Nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh thì mẹ không nên cho trẻ uống nước cam chung khi uống thuốc. Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, khiến thuốc không còn tác dụng nữa.
Không nên cho trẻ uống nước cam vào buổi tối do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.
Không nên cho bé uống nước cam khi đói vì nồng độ axit có trong nước cam có thể khiến bé bị xót ruột, đau dạ dày. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói, tức là sau khi ăn 1 – 2 giờ.
Không cho trẻ vừa ăn cam vừa uống sữa vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy ở trẻ em.
Mẹ nên mua cam về pha cho bé uống, tránh mua những loại nước cam không bảo đảm vệ sinh và không nên bỏ quá nhiều đường vì nếu trẻ bị ho uống nhiều đồ ngọt sẽ làm cho triệu chứng ho nặng hơn.
Chăm sóc khi con bị sốt, bị cảm như thế nào?
Để giúp con không bị sốt, các mẹ hãy chú ý tới không khí trong phòng. Để nhiệt độ vừa phải giúp làm giảm thân nhiệt cho trẻ.
Tăng cường cho con uống nước mát như nước cam, chanh và hạn chế cho con uống đồ uống có ga.
Cho trẻ uống si rô, đặc biệt là loại si rô có chứa thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại si rô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của bé. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và nhiệt độ ngày một tăng lên.
Nên cho trẻ ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho trẻ uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài.
Trẻ Ho Sốt Có Nên Uống Kháng Sinh Không?
Đối với các bậc phụ huynh, có lẽ không có gì quan trọng bằng sức khỏe của những thiên thần nhỏ. Vì thế, khi trẻ bị ho và sốt, không ít người cảm thấy nóng ruột và tìm cách chữa cho con hết nhanh bằng các loại kháng sinh. Thế nhưng, trẻ ho sốt có nên uống kháng sinh hay không? Vấn đề này hiện nay đang gây rất nhiều tranh cãi.
Những nguy hiểm khi sử dung kháng sinh không đúng cách
Hiện nay, nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Hệ quả là không trị được dứt bệnh mà còn làm tăng sức hoạt động của vi khuẩn, dẫn đến nhiều loại bệnh khác.
Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh bừa bãi là tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản và thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.
Kháng sinh nên được sử dụng trong trường hợp nào?
Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng (bacteria), không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi (virus). Vì vậy, hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể sẽ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn.
Các dấu hiệu của ho cần phải dùng thuốc
Ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên: Triệu chứng trẻ ho dữ dội, đặc biệt ho về đêm khi nằm ngủ kèm theo chảy nước mũi. Nhưng ho này không qúa nguy hiểm vì ho do vi rút và tự khỏi là chính. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh vì càng dùng kháng sinh càng không khỏi.
Trẻ ho do bị viêm mũi dị ứng: Đây là dạng ho hay gặp nhất mặc dù có những trẻ không bị chảy dịch mũi nhưng vẫn bị ho dai dẳng không khỏi. Lúc này, trẻ cần xịt thuốc chữa dị ứng mũi sẽ làm giảm cơn ho. Hoặc dùng thuốc có Clopheniramine, thuốc Diphenhydramin sẽ mang lại tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng. Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.
Trường hợp ho do viêm phổi, viêm phế quản: Dấu hiệu ho ít, húng hắng, không ho dữ dội nhưng kèm theo dấu hiệu lõm ngực, phồng lên thay đổi theo nhịp thở, thi thoảng môi tím tái. Khi đó hãy cho trẻ tới các cơ sở y tế để các bác sĩ có những chẩn đoán chính xác nhất.
Trẻ ho kèm sốt có nên dùng kháng sinh?
Đầu tiên phụ huynh cần biết rằng ho không phải là bệnh mà là cơ chế giúp tống xuất vi trùng, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi khỏi bị viêm phổi. Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.
Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây tươi, ăn cháo hoặc soup và theo dõi nhiệt độ cơ thể của con. Cha mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc kháng sinh vì những tác hại có thể xảy đến như trên.
Ngoài ra, trong thời tiết giao mùa, nhiệt độ không khí có nhiều thay đổi đột ngột, các bậc phụ huynh cần tăng cường bảo vệ trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa này bằng một số phương pháp như: cho trẻ mặc thêm áo ấm, tất ấm vào buổi tối, hạn chế đưa trẻ đến nơi nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm, vệ sinh phòng ốc cho trẻ sạch sẽ…
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm chức năng như Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ em sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho phụ huynh, giúp tăng cường sức miễn dịch của phổi, tránh cho trẻ các cơn ho, sốt khi trở trời. Thành phần chính của sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi là tinh chất của Thiên Môn Đông – một loại thảo dược được Đông y xem như 1 loại thuốc bổ dưỡng đặc biệt dành riêng cho “Phổi”. Vì thành phần bao gồm 100% các loại thảo mộc tự nhiên nên Thiên Môn Bổ Phổi rất lành tính, không hề gây ra phản ứng phụ hoặc “lờn thuốc” ở trẻ khi sử dụng trong thời gian dài.
Bà Bầu Bị Cảm Cúm Có Được Uống Thuốc Không?
Bà bầu mang thai rất dễ bị cúm nhất là giai đoạn 3 tháng đầu khi hệ miễn dịch đang yếu, rất dễ bị virus cảm cúm xâm nhập. Khi bị cảm cúm nặng mẹ nên đi viện khám để bác sĩ kê toa là tốt nhất.
Bệnh cảm cúm khi mang thai
Cảm và cúm là hai bệnh rất dễ gặp trong thai kì, nhất là lúc thời tiết chuyển mùa. Khị bị cảm lạnh, cơ thể mẹ thường xuất hiện những dấu hiệu như đau rát họng, chảy nước mũi, tắc mũi. Đây là căn bệnh khá lành, nếu như không kèm theo sốt và ho nhiều sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi. Ngược lại với cảm, cúm lại là một căn bệnh khá nguy hiểm. Virus gây cúm có thể truyền qua nhau thai xâm nhập vào thai nhi, tác động xấu tới quá trình phát triển của bào thai, gây ra cạc dị tật như: tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, dị dạng đầu nhỏ,…
Khi bị cúm, cơ thể mẹ thường bị sốt kéo dài hoặc sốt cao tới 39 – 40 độ, kèm theo là các dấu hiệu rét run, đau nhức toàn thân, đau cơ, đau xương, đau đầu, mệt mỏi, người ngả đi, da khô nóng, sổ mũi, đau rát họng, ho có đờm, miệng đắng, buồn nôn, táo bón,… Khi bị cúm, mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt cao 39 – 40 độ hoặc sốt kéo dài. Cả hai chứng bệnh này đều khá dai dẳng, chúng có thể kéo dài tới một tuần. Chính vì thế mà nhiều mẹ bầu muốn uống thuốc để nhanh chóng trị dứt điểm cảm cúm.
bà bầu bị cúm có nên uống thuốc?
Acetaminophen: Là loại thuốc thường được dùng với những mẹ bầu bị cảm cúm trong thai kỳ
Chlorpheniramin: Thuốc kháng histamin dành cho phụ nữ mang thai.
Pseudoepherin: Loại thuốc trị nghẹt mũi nhưng chỉ dùng khi mẹ đã qua 3 tháng đầu. Nếu dùng sớm hơn, hệ tiêu hóa của thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Mẹ bầu cần lưu ý rằng, chỉ được uống các loại thuốc trên khi có chỉ định của thấy thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng. Vì để điều trị dứt điểm cảm cúm cần phải kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Hơn nữa với mỗi loại thuốc lại có tác dụng khác nhau với từng cơ địa của mẹ bầu nên cũng đòi hỏi thời gian và liều lượng uống phù hợp.
Bà bầu không được uống thuốc gì
Những loại thuốc trị cảm cúm không dùng được cho phụ nữ mang thai mà mẹ cần lưu ý là:
Thuốc diệt virus Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: đều có nguy cơ cao gây dị tật thai nhi cao.
Aspirin: Thuốc có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu.
Ibuprofen: Loại thuốc này chưa được nghiên cứu thực nghiệm với phụ nữ có thai nên chưa xác định được ảnh hưởng của nó với thai nhi.
Guaifenesin: Một thành phần có tác dụng long đờm có nhiều trong thuốc trị cảm cúm. Thuốc này cũng chưa xác định được tính an toàn với phụ nữ mang thai.
Làm mẹ –
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Bị Sốt Có Uống Vitamin A Được Không? trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!