Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Em Có Nên Dùng Thuốc Chống Trầm Cảm Không?,Cai Nghiện Ma Túy mới nhất trên website Missvnuk.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mặc dù các thuốc chống trầm cảm tỏ ra hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm và lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên nhưng cần sử dụng thận trọng và theo dõi sát để đảm bảo không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tác dụng phụ nghiêm trọng và được cảnh báo nhiều nhấtnhất có thể xảy ra đối với việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ở người dưới 25 tuổi là thuốc có thể làm mất đi hoặc gây ra ý tưởng và / hoặchành vi tự sát.
Tác dụng phụ này rất hiếm gặp và chỉ xảy ra ở một số rất ít trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng khá nghiêm trọng tới mức CụcQuản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đưa ra cảnh báo đối với tất cả các loại thuốc chống trầm cảm theo đơn. Ngoài ra, bản chất bệnh cảnh trầm cảm có thể gây ra ý tưởng và /hoặc hành vi tự sát, đây là lý do mà bác sĩ vẫn cần phải kê đơn thuốc chống trầm cảm đối với trầm cảm mức độ vừa hoặc nặng. Lợi ích của việc sử dụng thuốc chống trầm cảm thường lớn hơncác vấn đề tác dụng phụ vì chúng có thể cực kỳ hữu ích trong cải thiện tâm trạngtrầm cảm và giảm lo âu.
Trước khi quyết định cho trẻ em dùng thuốc chống trầm cảm, tốt nhất nên kiểm tra tổng thể để loại trừ bất kỳ nguyên nhânnào gây ra trầm cảm hoặc lo âu. Nếu đã khám kỹ về thể chất rồi, bước tiếp theolà đánh giá về tâm thần của bác sĩ chuyên khoa tâm thần nhi, bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc nhà tâm lý học. Tốt nhấtlà bác sĩ chuyên về sức khoẻ tâm thần ở trẻ em.
Việc đánh giá này bao gồm các thông tin về lịch sử gia đình, những đặc điểm hành vi mà bạn nhận thấy ở con mình và bất kỳyếu tố nguy cơ nào có thể làm cho mình đau đớn. Hiểu được tất cả những vấn đề này sẽ giúp bạn và chuyên gia về sức khoẻ tâm thần quyết định phương án điều trị tốt nhất cho con bạn, có thể phải kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc không dùng thuốc.
Có hai loại thuốc chống trầm cảm mà FDA chấp thuận cho trẻ em và thanh thiếu niên để điều trị chứng trầm cảm: Prozac (fluoxetine) cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên và Lexapro (escitalopram) cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Ngoài ra, Zoloft (sertraline), Luvox (fluvoxamine) và Anafranil (clomipramine) đã được chấp thuận cùng với Prozac để điều trị bệnh rốiloạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
Không phải là chỉ những thuốc FDA chấp thuận thì bác sĩ mới kê đơn, đặc biệt đối với những trẻ lớn. Các bác sĩ thường kê đơn các thuốc chống trầm cảm khác cho trẻ em và thiếu niên mà không nhất thiết phải có sự chấp thuận của FDA vì thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả và khá an toàn. Nhớ đọc hướng dẫn sử dụng thuốc cùng với thuốc chống trầm cảm để tìm hiểu thêm thông tin, chẳng hạn như nguy cơ, và cảnh báo về tác dụng phụ.
Nếu bạn và bác sĩ quyết định rằng thuốc chống trầm cảm là cần thiết, trẻ sẽ bắt đầu với liều thấp nhất. Khi với liều thấp không thấy cải thiện triệu chứng thì mới điều chỉnh tăng liều. Y tưởng và / hoặc hành vi tự sát thường có nguy cơ xuất hiện nhiều nhất trong những tháng đầu dùng thuốc chống trầm cảm, cũng khi mới tăng hoặc giảm liều. Do đó hãy đặc biệt quan sát hành vi của trẻ tại những thời điểm này.
Bác sĩ chuyên khoa về sức khoẻ tâm thần cũng sẽ theo dõi sát sao vào giai đoạn ban đầu.
Dấu hiệu cảnh báo về ý nghĩ tự sát có thể không rõ ràng, đó là lý do tại sao bạn cần phải theo dõi con mình chặt chẽ khi bé bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm hoặc khi bạn thay đổi liều lượng thuốc. Các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm:
* Trở nên ngày càng buồn
* Cơn hoảng sợ
* Nói về cái chết
* Trở nên lo lắng hoặc lo lắng hơn trước
* Bồn chồn và kích thích
* Xuất hiện rắc rối tại trường học hoặctrục trặc trong mối quan hệ với bạn bè hoặc anh chị em ruột
* Ngày càng thu rút, cô lập bản thân
* Tự làm đau hoặc huỷ hoại bản thân
* Nói nhiều hoặc vận động nhiều hơn
*Trở nên bạo lực, hung hăng
Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trênđây, đặc biệt rõ rệt hơn hoặc tồi tệ hơn trước đây, hãy thông báo cho bác sĩ hoặcđưa con đi khám càng sớm càng tốt.
Nhìn chung, thuốc chống trầm cảm an toàn và có hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm và lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt khi kết hợp với liệu pháp tâm lý. Cũng nên nhớ rằng sử dụng thuốc chống trầm cảm thường là tạm thời và có thể chỉ cần dùng trong thời gian ngắn. Nếu trẻ bị trầm cảm nhẹ, liệu pháp tâm lý đơn độc có thể giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu trầm cảm mức độ nặng hoặc không đáp ứng với liệu pháp tâmlý, thuốc chống trầm cảm có thể giúp trẻ đạt được chất lượng sống tốt nhất. Nếu bạn có thắc mắc và câu hỏi về vấn đề này, đừng ngần ngại chia sẻ với chuyên giavề sức khoẻ tâm thần.
28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 – 0916316 028
Thuốc Cai Nghiện Rượu,Cai Nghiện Ma Túy
Điều trị nghiện rượu có nhiều hình thức khác nhau, thời hạn khác nhau . Điều trị thường được từng cá nhân đến một mức độ dựa trên nhu cầu của bệnh nhân – chương trình điều trị thường giải quyết các vấn đề về thể chất, tâm lý , tình cảm và xã hội của một người, ngoài việc sử dụng rượu hoặc ma túy.
Thuốc điều trị hiện được ưa dùng nhiều nhất hiện nay là Naltrexone (các biệt dược: Natrex, Depade, Revia…). Bản chất naltrexone là thuốc đối kháng với morphin. Để cai nghiện rượu, cho người nghiện rượu uống naltrexone hàng ngày. Thuốc được cho là có tác động lên hệ thần kinh trung ương làm tăng hoạt động của chất sinh học dẫn truyền thần kinh là GABA, làm giảm sự thèm rượu của người nghiện.
Disulfiram. Cách đây 60 năm, disulfiram đã được phát hiện một cách tình cờ có thể gây ra phản ứng sợ rượu. Cồn ethanol trong rượu khi vào cơ thể được chuyển hóa nhờ một hệ thống các enzym, trong đó có enzym aldehyde dehydrogenase.
Disulfiram ức chế không đảo ngược enzym này dẫn đến ứ trệ các chất chuyển hóa trung gian gây độc gọi là acetaldehyde do không được chuyển hóa. Nếu disulfiram có ở trong cơ thể, bất cứ khi nào bệnh nhân uống rượu sẽ bị tích tụ acetaldehyde, chất này có thể gây ra một phức hợp các cảm giác khó chịu như buồn nôn, nôn, bốc hỏa, tụt huyết áp…, được gọi là phản ứng disulfiram-ethanol.
Phản ứng này có thể khiến người nghiện cảm thấy sợ uống rượu, mức độ của phản ứng tỷ lệ thuận với liều dùng của disulfiram và số lượng rượu được uống.
Disulfiram không được sử dụng rộng rãi trong thực tế do các nguy cơ về tác dụng phụ và tương tác của thuốc. Tác dụng phụ thường gặp nhất là gây cảm giác ngầy ngật buồn ngủ, có thể khắc phục bằng cách uống thuốc vào buổi tối.
Acamprosate. Đây là tác nhân chứng minh được hiệu quả rõ rệt nhất trong điều trị cai nghiện rượu, cơ chế tác dụng chính xác còn chưa được biết nhưng có thể do ức chế hệ glutamatergic dẫn đến giảm ham muốn uống rượu.
Để đảm bảo hiệu quả, acamprosate nên được dùng sớm ngay khi có thể và dùng kéo dài liên tục để giảm tần suất và mức độ uống rượu. Do thuốc được thải trừ qua thận nên cần giảm liều hoặc tránh dùng ở những bệnh nhân có suy thận nặng.
Tác dụng phụ thường gặp nhất của acamprosate là gây tiêu chảy, nhưng thường nhẹ và thoáng qua. Hiệu quả điều trị của acamprosate có thể tăng lên khi thuốc được dùng phối hợp với naltrexone.
Topiramate
Là một thuốc chống động kinh nhưng topiramate lại có những chế tác dụng giúp cho việc điều trị cai nghiện rượu như ức chế GABA và ức chế dẫn truyền glutamate.
Hiện nay, do còn có quá ít những nghiên cứu về tác dụng cai nghiện rượu của topiramate nên thuốc thường chỉ được dùng trong chỉ định này theo kinh nghiệm. Các tác dụng phụ thường gặp là gây chóng mặt, rối loạn vận động, giảm trí nhớ và độ tập trung, hầu hết đều nhẹ và tự hết không cần xử trí.
Ondansetron
Là một thuốc ức chế cạnh tranh thụ thể 5-HT3 của serotonin, thường được dùng trong điều trị chống nôn.
Thuốc đang được thử nghiệm với những kết quả tương đối khả quan trong điều trị cai nghiện rượu với khả năng giúp giảm lượng rượu được uống do làm giảm ham muốn uống rượu và giảm sự phấn khích do rượu.
Nghiện rượu là một vấn đề diễn ra rất phổ biến trong xã hội hiện nay, nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội cũng như sức khỏe và tâm sinh lý của người nghiện.
Trong hơn 2 thập kỷ qua, mặc dù chúng ta đã có thêm được rất nhiều những hiểu biết mới về cơ chế thần kinh hóa học của hiện tượng này nhưng lại tìm được rất ít loại thuốc để có thể điều trị.
28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 – 0916316 028
Cai Rượu Bằng Naltrexone,Cai Nghiện Ma Túy
Người nghiện rượu gây ra nhiều vấn đề cho an ninh xã hội, hạnh phúc gia đình và sức khoẻ bản thân. Họ đã thực sự trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Số người nghiện rượu vào điều trị tại Khoa Tâm thần – Bệnh viện 103 ngày càng gia tăng, chiếm tỷ lệ 30% tổng số bệnh nhân nhập viện. Khoảng 15 năm trước đây, để tìm được một bệnh nhân loạn thần do rượu minh họa lâm sàng cho học sinh rất khó, nhưng hiện nay mỗi ngày có 2-3 bệnh nhân loại này nhập viện. Họ thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội như công nhân, nông dân, người buôn bán, bộ đội, trí thức…
Để cai rượu, ta nên theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Sau khi nhập viện, bệnh nhân sẽ bị cấm uống rượu và cắt cơn cai bằng các thuốc seduxen, vitamin B1 và dung dịch truyền ringer lactat. Cai rượu là một quá trình rất vất vả và tốn kém, kéo dài chừng 1 tháng. Gia đình bệnh nhân nếu nhập viện sẽ phải tiêu tốn rất nhiều tiền cho việc điều trị. Ngoài ra, họ còn phải tốn kém nhiều cho các chi phí gián tiếp như trông nom bệnh nhân, đi lại, ăn, ở… Sau cai nghiện rượu, bệnh nhân cần được điều trị củng cố trong thời gian dài để chống tái nghiện rượu. Thông thường, các bác sĩ hay dùng esperal (disulfiram) cho bệnh nhân để chống tái nghiện. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng esperal hàng ngày, uống buổi sáng trong thời gian tối thiểu 2 năm để bệnh nhân thích nghi được cuộc sống không có rượu. Cần lưu ý rằng thuốc esperal phải do người nhà tận tay cho uống để đảm bảo thuốc đến bụng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không uống rượu thì không có chuyện gì xảy ra. Nhưng nếu bệnh nhân uống rượu (vô tình hay cố ý) sẽ lập tức có các phản ứng vô cùng khó chịu xảy ra như: đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, da đỏ như da gà chọi, hoảng hốt, đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi… Các phản ứng này kéo dài vài giờ khiến bệnh nhân sợ rượu và không dám uống nữa. Như vậy esperal có hiệu quả điều trị chống tái nghiện rượu rất cao, giá thành rất rẻ, dễ dùng, nhưng sẽ có một số nhược điểm sau: Nghiện rượu là một tệ nạn xã hội, số người nghiện rượu ngày càng gia tăng. Hiện nay, ở nông thôn, tỷ lệ người nghiện rượu là 4% dân số, con số này ở thành thị là 6%. Nếu tính tỷ lệ trên cho 85 triệu người dân Việt Nam thì con số người nghiện rượu là rất lớn.
– Phải ngừng rượu tối thiểu 48 giờ trước khi uống thuốc esperal. – Phải điều trị hội chứng cai rượu, thậm chí là sảng rượu do hậu quả của ngừng rượu.
– Thuốc esperal tuy rẻ, nhưng tính cả tiền điều trị cai rượu thì không hề ít tiền.
– Chỉ áp dụng được với bệnh nhân hợp tác điều trị (hoặc gia đình bệnh nhân bắt buộc được bệnh nhân uống thuốc). Vì những lí do trên, một phương pháp cai rượu mới đơn giản và dễ áp dụng, có thể dùng điều trị ngoại trú, áp dụng được cho cả các trường hợp bệnh nhân không hợp tác điều trị. Với phương pháp này đã cai rượu thành công cho rất nhiều trường hợp. Đó là sử dụng thuốc naltrexone Naltrexone là thuốc được chỉ định điều trị củng cố các trường hợp nghiện ma tuý nhóm opioid (morphin, heroin, dolacgan…). Qua các nghiên cứu người ta nhận thấy sau khi uống rượu, rượu sẽ được chuyển hoá trong cơ thể theo nhiều giai đoạn khác nhau. Một trong những sản phẩm chuyển hóa dở dang của rượu sẽ được gắn với một protein trong máu, tác dụng tới các thụ cảm thể morphin trên não bệnh nhân, gây ra khoái cảm tương tự khi người ta dùng morphin (một dạng morphin nội sinh). Chính các khoái cảm này khiến bệnh nhân thích thú và tiếp tục uống rượu. Khi dùng naltrexone, thuốc này sẽ ức chế tất cả các thụ cảm thể morphin trên não bệnh nhân. Vì thế morphin nội sinh có nguồn gốc từ rượu sẽ không còn gắn kết được với các thụ cảm thể morphin trên não được nữa, không tạo ra khoái cảm. Quá trình này nếu kéo dài (vài tháng trở lên) thì bệnh nhân sẽ dần mất hứng thú với việc uống rượu (chán rượu), do đó sẽ giảm dần lượng uống và bỏ rượu. Như vậy, điều trị bằng naltrexone sẽ có một số ưu điểm sau:– Bệnh nhân không cần ngừng rượu đột ngột, do đó không có hội chứng cai rượu. Vì thế, bệnh nhân không cần phải vào viện điều trị, tránh được nhiều tốn kém.– Hiệu quả gây chán uống rượu của naltrexone xuất hiện từ từ trong vòng 3 tháng, vì thế bệnh nhân sẽ thích nghi được với việc giảm dần lượng rượu uống hàng ngày.– Thuốc không gây ra các tác dụng phụ kiểu “bão táp” như esperal, vì thế có thể dùng được cho cả các bệnh nhân không hợp tác điều trị.
Naltrexone (Natrex, Revia, Nodict, Abernil, Depade…) uống sau bữa ăn sáng hàng ngày. Thời gian uống thuốc tối thiểu là 2 năm để bệnh nhân có thời gian thích nghi được với cuộc sống không có rượu một cách vững chắc.
Diễn biến điều trị – Tháng thứ nhất, lượng rượu uống còn khoảng 50%, bệnh nhân mất rõ rệt cảm giác thèm rượu.– Tháng thứ hai, lượng rượu uống giảm được 70%, bệnh nhân có thể không uống rượu mà không có cảm giác thèm nhớ rượu.– Tháng thứ ba, bệnh nhân không còn quan tâm gì đến rượu, có thể ngừng uống rượu hoàn toàn.Cách dùng như sau Với phương pháp cai rượu bằng naltrexone, bệnh nhân có thể uống rượu trong khi đang điều trị thuốc mà không có phản ứng khó chịu. Tuy nhiên sau đó bệnh nhân có thể ngừng uống rượu dễ dàng.
28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc
Tiến sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 – 0916316 028
Thuốc Cai Rượu Hiệu Quả,Cai Nghiện Ma Túy
ACAMPROSATE Acamprosate có cấu trúc tương tự GABA và được cho là ức chế hệ glutamatergic. Điều này giúp acamprosate làm giảm sự tăng hoạt động glutamatergic thường thấy ở bệnh nhân nghiện rượu mãn. Acamprosate được chỉ định để ngừa tái phát nghiện rượu. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc có hiệu quả trong cải thiện tỉ lệ cai rượu so với placebo. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chưa nhận thấy hiệu quả của acamprosate ở BN mới tái phát hoặc chỉ mới cai rượu ít ngày trước khi bắt đầu dùng thuốc. Do đó, acamprosate có hiệu quả tốt nhất khi dùng để duy trì cai rượu và ít hoặc không hiệu quả để khởi đầu cai rượu. Cách dùng. Acamprosate có viên nén 333mg, với liều khuyến cáo là 666mg × 3 lần/ngày. Tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua. Nên giảm liều còn 333mg × 3 lần /ngày cho BN bị suy thận vừa (CrCl 30-50 mL/phút), và không dùng acamprosate cho BN suy thận nặng (CrCl < 30mL/phút). Tác dụng phu. Acamprosate dung nạp tốt trong các thử nghiệm lâm sàng; tiêu chảy và các tác dụng phụ dạ dày-ruột hay gặp nhất. Trong một số nghiên cứu có kiểm soát với placebo, BN dùng acamprosate có nhiều ý tưởng và mưu toan tự sát hơn BN dùng placebo. Những hiện tượng này rất hiếm gặp và chưa thấy có liên quan trực tiếp với acamprosate. Tuy vậy, cần theo dõi BN về trầm cảm và ý tưởng tự sát trong thời gian điều trị với acamprosate.
TOPIRAMATE Topiramate tăng cường GABA và ức chế dẫn truyền glutamate, đặc điểm được cho là đưa đến sự giảm phóng thích dopamine ở nhân nucleus accumbens khi sử dụng rượu. Mặc dù topiramate chưa được FDA chấp thuận trong NR, dữ liệu còn hạn chế khi so sánh thuốc chống động kinh này với placebo cho thấy có sự giảm uống rượu và tăng tỉ lệ cai rượu. Cho thuốc. Khởi đầu 25 mg/ngày và tăng dần đến 300mg/ ngày chia nhiều lần. Thuốc điều trị NR thường được nghiên cứu khi dùng hổ trợ cho liệu pháp hành vi. Nghiên cứu COMBINE trong 1383 BN cai rượu nhận thấy naltrexone kết hợp chăm sóc nội khoa có hiệu quả tương đương với liệu pháp nhận thức hành vi đơn độc. Chăm sóc nội khoa gồm môi trường nâng đỡ, khuyến khích sự tuân thủ, đồng cảm tạo quan hệ điều trị tốt, và tham gia các nhóm tương trợ. Khi chọn các thuốc, cần xem xét các khác biệt lâm sàng chủ yếu của chúng: + Naltrexone và topiramate có ích cho BN nghiện rượu khi bắt đầu điều trị và ngừa tái phát. + Acamprosate có thể ngừa tái phát ở BN cai rượu. + Disulfuram vẫn là một lựa chọn giá trị ở BN có động cơ tốt với sự nâng đỡ xã hội để đảm bảo sự tuân thủ.
Quá mẫn cảm là một chống chỉ định với mọi thuốc. BN trên dung nạp tốt với liều khởi đầu 25mg/ngày, tăng dần lên 50 rồi 100mg sau nhiều ngày. Nên tăng naltrexone uống lên 100mg/ngày – mặc dù thường được cho ở liều 50mg/ngày- do bằng chứng gần đây cho thấy thuốc hiệu quả và an toàn ở liều cao hơn .
Các thuốc như disulfuram, naltrexone, acamprosate, và topiramate có thể giúp ích cho liệu pháp hành vi trong điều trị NR. Một số thuốc giúp khởi đầu cai rượu trong khi một số khác giúp duy trì cai rượu. Để thúc đẩy sự tuân thủ điều trị, thầy thuốc cần xem xét kỹ bệnh sử, các bệnh kết hợp, và sở thích của BN khi xây dựng một kế hoạch điều trị toàn diện.
Không dễ dàng khi phải thừa nhận rằng bạn, hoặc một người nào đó bạn quan tâm, mắc nghiện. Làm thế nào để bạn biết bạn đã mất kiểm soát khi uống? Câu trả lời khác nhau, nhưng nói chung, nếu uống rượu hoặc sử dụng ma túy gây trở ngại cho gia đình và đời sống xã hội, công việc, sức khỏe, ổn định tinh thần và/hoặc đời sống tâm linh – thì đó là một vấn đề cần nghiêm túc giải quyết./.
28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 – 0916316 028
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Em Có Nên Dùng Thuốc Chống Trầm Cảm Không?,Cai Nghiện Ma Túy trên website Missvnuk.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!